Những việc mẹ nên làm khi trẻ không tăng cân nhiều tháng liền

Trẻ nhẹ cân, không tăng cân trong nhiều tháng liền là lo lắng của nhiều cha mẹ. Để có thể giúp con tăng cân trở lại, mẹ cần phải trang bị kiến thức dinh dưỡng đúng đắn và khoa học, có như vậy trẻ mới không bị suy dinh dưỡng, còi xương.

banner ads

1. Cách xác định bé nhẹ cân

49386-thai-nhi-can-nang6.jpg

Cân nặng của trẻ luôn là nỗi lo của mẹ

Việc xác định bé nhẹ cân hay không rất quan trọng trong việc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Điều đầu tiên, cha mẹ cần phải thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ, sau đó đúng vào một ngày hàng tháng, me lại cân và đo, so sánh với những tháng trước.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ đo chiều cao bằng cách cho trẻ nằm xuống. Với trẻ trên 2 tuổi, cho trẻ đứng khi đo chiều cao.

banner ads

Nếu trong 3 tháng liên tục bé không tăng cân hoặc bị tụt cân, chiều cao không đạt mức trung bình thì bé đang trong tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng và cần phải đến khám dinh dưỡng để can thiệp kịp thời.

2. Nguyên nhân trẻ nhẹ cân

- Do bệnh lý: Trẻ có thể mắc một số bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như tiêu chảy, kéo dài hoặc bị viêm đường hô hấp khiến khả năng ăn, nuốt khó khăn và không hấp thu được dinh dưỡng.

Ngoài ra, trẻ có thể mắc một số bệnh lý như cường giáp, chấn thương, vừa phẫu thuật xong, bị bỏng hoặc những bệnh lý có sử dụng corticoid, đái tháo đường, suy thận mạn, suy tim, bệnh gan, viêm dạ dày, viêm khớp, chậm phát triển vận động, động kinh...

Đặc biệt một số trẻ có thể bị mắc bệnh đường ruột làm mất khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

- Trẻ sinh non, nhẹ cân cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển và không thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng vào cơ thể.

- Trẻ bị dị tật bẩm sinh như dị tật hệ tiêu hóa, dị tật hệ thần kinh hoặc bệnh lý nhiễm sắc thể.

3. Làm gì khi trẻ bị nhẹ cân

Khi trẻ bị nhẹ cần, mẹ cần đưa ngay trẻ tới trung tâm dinh dưỡng để được khám dinh dưỡng và đưa ra hướng điều trị hợp lý với từng thể trạng của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý của trẻ nhẹ cân. Theo các bác sĩ, trẻ nhẹ cân cần có chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt hơn so với những trẻ phát triển bình thường khác.

49385-tap-an-com-cho-be-dung-cach-cac-me-nen-biet-2.jpg

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Trong đó, đối với trẻ ăn dặm mẹ lưu ý:

- Một ngày cần cho trẻ ăn 4 cữ cháo đặc, đối với trẻ dưới 10 tháng tuổi thì ăn cháo loãng.

- Uống khoảng 300 - 500ml sữa/ngày. Đối với trường hợp trẻ không uống được sữa công thức do không tiêu hóa được đường lascote trong sữa, mẹ có thể cho trẻ uống sữa không chứa đường lascote.

- Cho trẻ ăn thêm cữ váng sữa, sữa chua sau một giờ ăn cháo.

- Ăn một số loại trái cây theo mùa.

- Cần tăng cường lượng chất béo trong thực phẩm. Trong đó, mỗi bữa cần cho trẻ ăn 1 thìa dầu ăn (Dầu oliu, dầu vừng, dầu hạt lanh, dầu gấc...).

Đối với trẻ lớn:

- Cho trẻ ăn 3 bữa chính trong ngày, mỗi bữa từ 1 - 2 chén cơm.

- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng. Thường xuyên thay đổi cách chế biến để kích thích vị giác của trẻ.

- Tăng thêm chất béo vào bữa ăn như chế biến các món rau xào, thực phẩm chiên.

- Cho trẻ uống sữa công thức hoặc sữa tươi từ 300 - 500ml/ngày.

- Sau bữa ăn chính, cho trẻ ăn thêm trái cây, sữa chua, váng sữa. Hạn chế ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như bánh kẹo, bim bim vì chúng chỉ chứa năng lượng "rỗng" và khiến trẻ mất đi cảm giác thèm ăn.

- Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, ăn ngon và ngủ kỹ hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI