Những ngôi chùa thiêng hút khách trong dịp Tết

Dọc từ Bắc vào Nam, trên khắp mọi miền đất nước đều có những ngôi chùa thiêng thu hút nhiều du khách thăm viếng. Vào những ngày đầu xuân, những ngôi chùa thiêng ấy càng tấp nập người lễ bái.

banner ads

Chùa Yên Tử, chùa Hương, chùa Bái Đính hay Thiền viện Trúc Lâm… từ lâu đã trở thành những điểm hành hương hút khách, đặc biệt là trong những ngày lễ Tết.

Hà Nội: Chùa Hương và Chùa Một Cột

Chùa Một Cột/ chùa Diên Hựu

42880-chua-27.jpg
42879-chua-25.jpg

Chùa Một Cột

Địa điểm: Quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội

Nếu đến Hà Nội vào những ngày đầu xuân, bạn đừng quên ghé qua chùa Một Cột. Nơi đây, vào năm 1049, vua Lý Thái Tông đã cho xây một ngôi chùa mang dáng dấp tựa hoa sen trong hồ phỏng theo giấc mơ về Phật Bà ngự tòa sen trao đứa trẻ cho vua để hiện thực hóa mộng có con nối dõi. Chùa được dựng trên một cột trụ duy nhất giữa hồ sen nên dân gian quen gọi là chùa Một Cột. Với kiến trúc độc đáo này, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của thủ đô Hà Nội.

Chùa Hương

42877-chua-23.jpg
42876-chua-21.jpg
42878-chua-24.jpg

Hành hương đến chùa Hương

Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy

Tết năm nào chùa Hương cũng nườm nượp người kính viếng. Đây là điểm tâm linh rất thiêng, thu hút không chỉ khách du trong vùng mà những người ở xa cũng cất công đến viếng. Trung tâm gồm có chùa Thiên Trù, động Hương Tích và danh thắng Hương Sơn. Chính phong cảnh hữu tình với núi cao, sông rộng, rừng thẳm và hang cốc huyền bí đã làm nên vẻ quyến rũ của cụm danh thắng linh thiêng này. Nếu tham quan, bạn sẽ phải trải qua 3 tuyến:

Hương Tích: với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như chùa Thiên Trù, chùa động Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, chùa động Hương Tích.

Tuyết Sơn: bao gồm các danh thắng là núi Thuyền Rồng, núi Con Phượng, chùa Bảo Đài, chùa động Tuyết Sơn…

Long Vân: thăm đền Trình, chùa Long Vân, động Long Vân, chùa Cây Khề, hang Sũng Sàm.

Quảng Ninh: Chùa Đồng/ chùa Yên Tử

42875-chua-20.jpg
42874-chua-19.jpg
42873-chua-18.jpg

Chùa Đồng - Yên Tử

Địa điểm: Nằm trong dãy núi Đông Triều, thuộc xã Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Chùa Đồng hay chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử với độ cao 1.068m. Muốn lên chùa, bạn có thể đi bộ 6 tiếng liên tục qua chặng đường dài khoảng 6.000m với hàng ngàn bậc thang. Hoặc có thể chọn cáp treo. Tuy nhiên đường đi cũng chẳng kém vất vả là bao bởi trạm đến của ga 1 cách trạm đi của ga 2 rất xa.

Mặc dù vậy có nhiều người hành hương đến ngôi chùa thiêng này để được đặt chân đến ngôi chùa độc đáo nhất châu Á và tận tay chạm tay vào chiếc khánh nổi tiếng linh thiêng. Nhưng có lẽ phần thưởng lớn nhất của khách du không gì khác ngoài việc thả hồn theo chốn bồng lai để tìm được những khoảnh khắc thư thái rất đặc biệt.

Ninh Bình: Chùa Bái Đính

42871-chua-16.jpg
42872-chua-17.jpg

Chùa Bái Đính

Địa điểm: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Chùa Bái Đính là ngôi chùa rất nổi tiếng với nhiều kỷ lục như: tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam,...

Trong quần thể chùa Bái Đính có hai ngôi chùa được nhiều người biết đến nhất đó là Bái Đính cổ tự và Bái Đính tân tự. Ngoài ra còn đó cùng hàng chục danh thắng nổi tiếng thu hút hàng nghìn người thăm viếng vào mỗi năm.

Huế: Chùa Thiên Mụ

42869-chua-14.jpg
42870-chua-15.jpg

Chùa Thiên Mụ

Nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây.

Đây là ngôi chùa cổ nhất của Huế ( xây dựng từ năm 1601). Tương truyền, trong một lần đi ngang qua đồi Hà Khê, thấy cảnh đẹp Nguyễn Hoàng hỏi han dân chúng biết được nơi đây có bà tiên mặc áo đỏ đêm đêm về báo mộng sẽ xuất hiện minh chúa. Vì thế, dân thường gọi đây là Thiên Mụ Sơn. Chùa được đặt trên núi và lấy tên theo đó.

Trong tổng quan kiến trúc của chùa, nổi bật nhất là tháp Phước Duyên. Đây là tháp có khối bát giác, cao 21m, gồm 7 tầng, mỗi tầng đặt 3 pho tượng vàng ròng.

Đà Nẵng: Ngũ Hành Sơn

42867-chua-11.jpg
42868-chua-12.jpg

Ngũ Hành Sơn

Dãy Bảo Sơn, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía Đông Nam.

Ngũ Hành Sơn hay chùa Non Nước là quần thể núi hùng vĩ với 5 ngọn núi tượng trưng cho ngũ hành: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Nơi đây không chỉ được biết đến với những danh thắng tuyệt đẹp và hang động kỳ thú mà còn nổi tiếng với hai ngôi chùa thiêng là chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng. Cả hai ngôi chùa này đều được sắc phong Quốc tự vào thời nhà Nguyễn.

Lâm Đồng: Thiền viện Trúc Lâm

42864-chua-8.jpg
42865-chua-9.jpg
42863-chua-7.jpg

Trúc Lâm Thiền Viện

Địa điểm: Trên núi Phụng Hoàng, thuộc phường 3, thành phố Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm là một trong ba Thiền viện Trúc Lâm danh tiếng nhất Việt Nam. Thiền viện tọa lạc trên diện tích rộng 24ha bao gồm 5 phân khu: ngoại viên, Tịnh thất Hòa thượng, Hòa thượng viện trưởng, khu nội viên tăng và khu nội viên ni. Trong đó khu nội viên tăng và khu nội viên ni là không mở cửa tham quan.

Chính vị thế sơn thủy hữu tình và lối kiến trúc độc đáo cùng những bức phù điêu tinh xảo đã khiến du khách không thể không dừng chân chiêm bái Thiền viện Trúc Lâm mỗi khi có dịp đến với xử sở ngàn hoa Đà Lạt.

Tây Ninh: Tòa Thánh Cao Đài

42860-chua-4.jpg
42861-chua-5.jpg
42862-chua-6.jpg

Tòa thánh Cao Đài

Địa điềm: thị trấn Hòa Thành, xã Long Thành Bắc (huyện Hòa Thành) và một phần Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam.

Tòa Thánh Tây Ninh là một cụm công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo của tín đồ đạo Cao Đài. Tòa thánh được xây dựng năm 1936 trên khuôn viên rộng 1,2km. Với diện tích và quy mô rộng lớn, Tòa Thánh Tây Ninh được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới. Nơi đây, có tường rào bao bọc gần 100 công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ như Tòa Thánh, Báo Ân Từ (Đền thờ Phật Mẫu tạm), các cơ quan Đạo, Bửu tháp chư Chức sắc cao cấp...

An Giang: Miếu Bà Chúa Xứ

42859-chua-3.jpg
42858-chua-2.jpg

Miếu Bà Chúa Xứ

Địa điểm: ấp Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ có từ thế kỷ 19. Tương truyền miếu do Thoại Ngọc Hầu đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ là bà Châu Thị Tế.

Không chỉ mang giá trị văn hóa, lịch sử, miếu Bà Chúa Xứ còn có lối kiến trúc tuyệt đẹp. Nơi đây, tượng thờ Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có từ thế kỷ thứ 6 với tiểu tiết tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao. Hàng năm, cưới vào cuối tháng tư âm lịch, người dân từ khắp nơi lại đổ về đây hành hương.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI