Những ngày kiêng kỵ tổ chức cưới hỏi đối với người Việt

Ở nước ta có những dịp lễ quan trọng trong năm là cơ hội để gia đình xum họp nên nếu bạn tổ chức vào đúng những ngày này số khách mời tham dự có thể sẽ thưa thớt đi. Ngoài ra, một số ngày khác lại được coi là ngày không đem lại may mắn cho vợ chồng mới cưới.

banner ads

Dưới đây là một số ngày cụ thể để bạn tiện lên lịch cưới cho mình:

1. Kỳ nghỉ lễ hàng năm

24262-ky-ngay-cuoi-1.jpg

Nếu tổ chức cưới vào ngày Valentine, bạn sẽ "khổ sở" với chuyện đặt hoa cưới.

Các dịp lễ tết quan trọng đối với người Việt có thể kể đến là tết Nguyên đán, tết Dương lịch, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, dịp lễ 30/4 - 1/5, ngày lễ Quốc khánh, tết Trung thu, lễ Giáng Sinh. Vào những ngày này, mọi người thường lên kế hoạch dành cho gia đình. Có thể là một chuyến du lịch xa hoặc là ngày họp mặt của mọi thành viên trong gia đình. Chính vì thế, nếu bạn tổ chức tiệc cưới vào những dịp này, một số khách mời không thể có mặt để chia vui cùng bạn trong ngày trọng đại.

banner ads

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những ngày tiêu thụ hoa kỷ lục trong năm như Valentine hay ngày Quốc tế Phụ nữ vì chi phí cho hoa cưới trong ngày mở tiệc sẽ đội lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. Hơn thế, sảnh cưới hay phòng tiệc trong những ngày lễ đặc biệt thường chật kín và giá cả bao giờ cũng đắt đỏ hơn.

2. Các ngày lễ theo tôn giáo

Đối với các phật tử, vào các ngày mồng một âm lịch hàng tháng, các ngày rằm, ngày cuối tháng và dịp lễ Phật đản là những ngày chay tịnh. Nếu được mời dự tiệc cưới vào những ngày này, đa phần khách mời nếu kiêng nể gia chủ chỉ đến và chia vui là chính. Họ không thể đụng vào bất cứ món nào trong ngày tiệc. Và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy ái ngại. Do đó, cần tránh tổ chức tiệc cưới vào các ngày này nhất là người quen của bạn đa phần đều theo đạo Phật.

Ngoài ra, trong đạo Phật, tháng 7 âm lịch, tháng cầu siêu cho các linh hồn cũng rất ít người tổ chức cưới.

Đối với những người theo đạo Công giáo, tuần thánh trước lễ Phục Sinh, dịp lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh là những dịp không được phép làm lễ cưới. Vì thế nếu một trong hai cô dâu hoặc chú rể là người ngoại đạo cần hiểu và tránh chọn những ngày này để tổ chức cưới.

3. Ngày giỗ hoặc ngày lễ kỷ niệm của gia đình

24263-ky-ngay-cuoi-2.jpg

Một số người kiêng tổ chức cưới vào đúng ngày sinh nhật của cô dâu chú rể hoặc ngày kỷ niệm cưới của bố mẹ.

Theo quan niệm của người Việt, tổ chức cưới trùng với ngày giỗ của bất kỳ người thân nào trong gia đình là điều vô cùng cấm kỵ. Điều này không chỉ phạm phép mà còn đem đến những điều không may đối với cặp vợ chồng mới.

Một số người lại kiêng tổ chức cưới vào đúng ngày sinh nhật của cô dâu chú rể hoặc ngày kỷ niệm cưới của bố mẹ.

4. Những ngày được cho là không may mắn

Với quan niệm "năm cùng tháng tận" gợi về những điều không may, nhiều gia đình không bao giờ chọn những ngày đầu tháng hoặc cuối tháng để tổ chức hôn sự.

Với những người quan niệm theo phương Tây, ngày 13 thứ sáu lại là ngày không may để khởi sự bất cứ một sự kiện quan trọng nào huống chi là ngày trọng đại nhất đời người.

5. Ngày nhuận

24264-ky-ngay-cuoi-3.jpg

Nếu không muốn phải đợi đến 4 năm để được kỷ niệm ngày cưới một lần bạn nên tránh tổ chức cưới vào ngày nhuận.

Theo lịch âm, cứ mỗi 4 năm sẽ có một năm nhuận tức tháng hai có thêm ngày 29. Nếu tổ chức cưới vào ngày nhuận, những năm kỷ niệm ngày cưới tiếp theo sẽ bị sai lệch về ngày và do đó làm mất đi ý nghĩa . Chính vì vậy, nếu không muốn phải đợi đến 4 năm để được kỷ niệm ngày cưới một lần bạn nên tránh tổ chức cưới vào ngày nhuận.

Hy vọng nhưng thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm căn cứ để chọn ngày cưới hợp lý và đem lại nhiều may mắn cho sự khởi đầu của mình trong đời sống hôn nhân.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI