Những lưu ý khi đưa con đi tiêm phòng

Trẻ thường cần tiêm phòng một số loại kháng sinh nhất định. Tuy nhiên cha mẹ cần phải biết những chỉ định cấm tiêm ngừa nhất định để bảo đảm an toàn cho trẻ.

banner ads

Một số lưu ý cần biết đến như:

Không có loại vắc xin nào an toàn 100%

Vắc-xin là kháng nguyên được đưa vào cơ thể nhằm giúp cơ thể tự sản sinh ra miễn dịch để phòng bệnh. Tùy từng người mà có thể xảy ra những phản ứng khác nhau với liều vắc – xin được tiêm. Phản ứng cũng có độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.

8377-vaccine1.jpg

Không nên tiêm phòng khi trẻ đang bị bệnh

Không nên tiêm ngừa khi trẻ không được khỏe

Tỉ lệ trẻ có phản ứng phụ với thuốc tiêm phòng là 1/4. Trẻ thường sốt hoặc sưng tấy da ở viết tiêm…

Một số trẻ bị tử vong khi tiêm phòng có thể là do:

- Phản ứng với vắc-xin.

- Phản ứng do tiêm.

- Có sai sót trong quá trình tiêm phòng.

- Có sự trùng hợp ngẫu nhiên với một số bệnh tật mà bé đã mắc sẵn.

Do đó không nên tiêm phòng cho trẻ nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không đảm bảo an toàn.

Lưu ý tiêm phòng đối với một số bệnh thường gặp:

Lao

Trẻ được tiêm vắc-xin ngừa lao BCG trong vòng bảy ngày sau khi ra đời. Các phản ứng phụ có thể gặp là nổi mẩn, sưng nhẹ hay bị loét chỗ tiêm.

Không nên tiêm cho trẻ khi trẻ bị sốt trên 37,5 độ C hay bị mắc một số các bệnh như: viêm da có mủ, tiêu chảy, sinh non, suy dinh dưỡng, bị bệnh tai mũi họng, bị bệnh về đường hô hấp, bị bệnh ngoài da… Đặc biệt nếu trẻ bị nhiễm HIV hay bệnh lao thì không được tiêm phòng.

8378-wses100024-591b2.jpg

Sau khi tiêm ngừa trẻ có thể bị sốt, chỗ tiêm ngừa bị nổi mẩn đỏ

Bạch hầu, uốn ván, ho gà

Khi trẻ được 2 tháng tuổi thì cần tiêm phòng ba loại bệnh này với vắc-xin DTP. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng nhẹ và sốt ở 38-39 độ C.

Trẻ phải tiêm 8 mũi phòng các bệnh này theo những mốc: 2 tháng tuổi – 12 tháng tuổi – 24 tháng tuổi – tiêm nhắc lại 5 mũi cuối cùng cách nhau ít nhất 30 ngày.

Trẻ không nên tiêm phòng DTP khi bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bị sốt hay bị rối loạn thần kinh…

Thuốc có tác dụng tạo miễn dịch cho trẻ trong nhiều năm sau khi trẻ đã tiêm đủ 8 mũi.

Bại liệt

Trẻ cũng được uống thuốc ngừa bại liệt cùng với khi tiêm DTP. Trẻ uống ba lần vào các tháng thứ 2,3,4 sau khi sinh.

Phản ứng thường thấy nhất là trẻ có thể bị nhức đầu, tiêu chảy và đau cơ. 1/5000.000 các trường hợp có thể bị liệt mềm cơ cấp.

Uống thuốc phòng bại liệt sẽ gây ra nguy hiểm khi trẻ đang bị sốt, nôn, tiêu chảy hay mắc các bệnh ác tính, nhiễm HIV hoặc đang sử dụng thuốc corticoid.

Vắc-xin bại liệt cũng phản ứng với vắc-xin thương hàn dạng uống, không nên cho uống chung. Với một số trẻ dùng vắc-xin bại liệt dạng tiêm khi không thể uống được.

Vắc-xin bại liệt tạo kháng thể cho cơ thể 10 năm sau đó.

Sởi

Trẻ hơn 9 tháng tuổi mới được phép tiêm phòng sởi. Các phản ứng thường thấy là: sưng đỏ, sốt, ho, nhức đầu… Thuốc chỉ tiêm 1 lần.

Trẻ không được tiêm phòng sởi khi đang sốt, ung thư máu, HIV, suy dinh dưỡng, đang điều trị bằng thuốc corticoid….

8376-tiem-chung.jpg

Trẻ được chủng ngừa bệnh sởi khi đã hơn 9 tháng tuổi

Viêm gan siêu vi B

Trẻ cần được tiêm ba mũi vắc-xin phòng viêm gan siêu vi B vào các mốc: dưới 2 tháng tuổi, 3 – 5 tháng tuổi, 10 – 20 tháng tuổi.

Việc tiêm chủng mũi đầu tiên cần được bác sĩ cho phép sau khi xác định sức khỏe của trẻ an toàn. Trẻ sinh bất thường cần được xác định cẩn thận để tránh bị trùng hợp ngẫu nhiên với kháng nguyên. Ngoài ra nếu trẻ đang sốt hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn thì cần hoãn tiêm phòng để đảm bảo an toàn.

Một số phản ứng khi tiêm phòng vắc xin này là: nôn, chóng mặt, mệt mỏi hay bị đau cơ.

Viêm não Nhật Bản

Ba mũi tiêm dưới da viêm não Nhật Bản cần được tiến hành khi trẻ hơn 1 tuổi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 2 tuần và mũi thứ ba cách mũi thứ hai 1 năm.

Trẻ có thể cảm thấy đau đầu, sốt và bị sưng đỏ sau khi tiêm.

Trẻ bị sốt cao, có bệnh về tim, thận, gan; ung thư máu, suy dinh dưỡng và bị dị ứng với vắc-xin viêm gan B thì không nên tiêm.

8380-yeutrevn-tiem-vacxin.jpg

Không tiêm ngừa viêm não Nhật Bản cho trẻ bị sốt

Tiêm phòng thương hàn

Tiêm phòng thương hàn không an toàn cho trẻ bị bệnh ở thận hay cơ thể đang bị dị ứng…

Các bệnh khác

Một số các bệnh khác như: dại, thủy đậu, quai bị, cúm… cũng cần được tiêm phòng. Tuy nhiên việc tiêm phòng quá nhiều loại vắc-xin có thể khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị quá tải. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đi tiêm phòng chủng vắc-xin mới cho trẻ.

Với tất cả các loại vắc-xin thì không nên tiêm khi trẻ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh ngoài da, bệnh mãn tính… Tốt nhất nên tiêm phòng khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.

Yeutre.vn (Sưu tầm)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI