Những đồ dùng cho mẹ bầu và bé cần chuẩn bị kỹ trước khi đi sinh

Trước thời điểm đi sinh, mẹ bầu có khá nhiều việc cần phải làm. Trong đó, việc chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé là vô cùng quan trọng. Có khá nhiều những đồ dùng khác nhau mẹ cần phải chuẩn bị trước khi sinh để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi và bạn không phải lo lắng hay lúng túng, công việc này nên bắt đầu từ tháng 7.

banner ads

1. Vật dụng cần thiết đối với mẹ

nhung thu can chuan bi truoc khi sinh
Trước khi sinh mẹ bầu cần chuẩn bị rất nhiều thứ cho cả mẹ và bé

Mẹ nên bắt đầu chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ khoảng tuần 28, đến khi thai được khoảng 35 tuần là vừa chuẩn bị xong. Sau đó mẹ cho tất cả vào giỏ xách, để gọn ở một nơi trong phòng.

1.1 Đồ dùng cho mẹ đi sinh

Chứng minh thư hoặc các loại giấy tờ tùy thân có hình ảnh như bằng lái xe, sổ khám thai và các giấy tờ bệnh viện cần thiết khác. Để giúp mẹ bầu làm các thủ tục nhập viện được nhanh chóng và suôn sẻ hơn.

 Áo choàng tắm, một hoặc hai áo ngủ, dép và vớ. Bệnh viện sẽ cung cấp những vật dụng này cho thai phụ, nhưng mẹ bầu cũng nên chuẩn bị sẵn nếu thích dùng đồ của riêng mình hoặc dự phòng khi cần. Nên chọn những áo ngủ thoải mái, tay áo rộng rãi để giúp việc đo huyết áp được dễ dàng, có thể đem theo áo cũ để không ngại vấy bẩn. Dép và áo choàng có thể có ích nếu bạn muốn đi bộ trong lúc đợi sinh.

chuan bi do di snh
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân đầy đủ khi đi sinh

Băng vệ sinh. Kem chống rạn da sau sinh. Khăn mặt, khăn tắm. Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ Quần lót cotton mỏng (loại dùng 1 lần): 5 đến 10 chiếc. Nịt bụng. Miếng lót thấm sữa. Mũ đội đầu của mẹ. Nước súc miệng. Tất mỏng: tất giấy khoảng 5 đôi Nghệ tươi: dùng khi mẹ về nhà bôi mặt và toàn thân.

1.2 Vật dụng cho mẹ và bé sau khi sinh

Rổ kích cỡ vừa phải, để đầu giường: để mẹ có thể sắp sẵn những thứ bé cần dùng hàng ngày và thuận tiện thay đồ cho bé ngay trên giường, hoặc khi tắm cho bé thì đem cả rổ theo luôn: bao gồm áo, tả vải, miếng lót, tất tay chân, nón, kem chống hăm…

chuan bi
Mẹ chuẩn bị mọi thứ và bỏ vào giỏ đồ cần thiết 

Bộ dụng cụ nặn sữa: mẹ cũng cần chuẩn bị vì khi sữa quá nhiều, cần phải nặn sữa thừa, nếu sữa ít, việc nặn sữa trong thời gian giữa các lần bé bú sẽ kích thích tuyến vú tiết ra sữa.

2. Vật dụng cần thiết đối với bé yêu

- Đồ dùng của bé: Mũ thóp. Gối nằm. Nôi. Băng rốn. Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

- Bình sữa : Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.

do so sinh1
Đồ dùng của bé trước khi sinh 

- Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương…Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.

- Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng. Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm. Que bông tiệt trùng dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.

- Nhiệt kế: để mẹ đo nhiệt độ cho em bé khi thấy hiện tượng nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi tiêm. Khăn xô, khăn tắm cho bé và khăn ủ sau khi tắm

khan sua be 1 ok
Mọi thứ của bé luôn đảm bảo sạch sẽ và phù hợp với làn da non 

- Chậu tắm: loại chậu dài, có lỗ thoát phía dưới và đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé. Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 và ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)

- Các loại tã: tã giấy, tã vải, tã xô, tã chéo. Mẹ hãy chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Các mẹ thường cho con mặc tã chéo 1 tuần, 1 tháng lâu nhất là 2 tháng. Tã 2 lớp, tã dán. Bỉm. Mẹ mua bỉm nên làm bé thoải mái, tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc chật quá so với bé.

- Quần áo cho trẻ sơ sinh: chất liệu quần áo cho bé nên là vải cotton và mẹ cũng nên chú ý phần dây chun ở cánh tay và cạp quần không được chặt quá. Mẹ đừng mua quần áo quá rộng và khi mua quần phải tính tới khoảng đũng rộng của quần để còn đóng bỉm cho con nữa. Đặc biệt hãy kiểm tra cẩn thận những đường may, đường khóa kéo hay khuy móc trên quần áo tránh việc chúng sẽ làm da bé yêu bị xước.

3. Những vật dụng cho người nhà của bạn

danh sach do me can
Ngoài vật dụng của mẹ và bé thì còn có cả người chăm sóc khi mẹ bầu đi sinh

Một máy ảnh hoặc máy quay phim với pin, bộ sạc và thẻ nhớ nếu bạn muốn được ghi lại sự kiện lớn này. Bệnh viện có thể không cho phép quay phim lúc vượt cạn, nhưng thường không có quy định trong lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Nếu bạn có kế hoạch sử dụng điện thoại để chụp ảnh hoặc video, nhớ sạc đầy pin và mang theo bộ sạc.

Lưu ý : Không phải tất cả các bệnh viện cho phép bạn sử dụng ổ cắm trong phòng sinh, vì vậy nên mang theo pin dự phòng.

Bên cạnh đó, người thân của bạn cũng sẽ cần:

  • Đồ dùng nhà tắm
  • Giày dép và một vài bộ quần áo thay đổi
  • Đồ ăn nhẹ
  • Tiền hoặc thẻ tín dụng

4. Lời khuyên từ các bà mẹ đã có kinh nghiệm

Trên đường đến bệnh viện, bạn có thể nên mang theo một cái khăn tắm không còn dùng nữa, lót nó dưới chỗ bạn ngồi, bên dưới là tấm ni lông. Như vậy bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc làm sạch xe hơi nếu bạn có vỡ ối trên đường đi.

chan be dap
Kinh nghiệm của những mẹ bầu đi trước luôn quý giá

Nên mang theo nhiều quần áo để thay đổi vì bạn vẫn ở lại viện một vài ngày sau khi sinh. Mình đã đổ mồ hôi như điên sau sinh, cộng thêm luôn có nhiều người đến thăm khiến tâm trạng mình vô cùng khó chịu. Có nhiều đồ thoải mái để thay đổi thì tốt hơn.

Không được quên quần lót dùng một lần đâu nhé. Các quần lót giấy và băng vệ sinh mà bệnh viện đưa cho bạn có thể không thoải mái lắm… Tốt nhất là có đồ riêng. Ngay cả khi bạn đã về nhà, sản dịch vẫn tiếp tục chảy ra và cơ thể bạn lúc này chưa quay lại như trước khi có thai, cho nên trong vài tuần đầu, bạn chưa thể mặc đồ lót như thường ngày được. Hãy nhớ mang theo đôi dép xỏ ngón để đi lại trong phòng tắm, nền nhà ở đó rất nhầy nhụa.

Chúc các mẹ bầu chuẩn bị thật tốt trước khi vượt cạn

Phạm Hà/Tổng hợp.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI