Những điều cần biết về trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bao gồm rất nhiều vấn đề. Vấn đề có thể kể đến từ giấc ngủ cho đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé, trong việc tập thích nghi mới môi trường ngoài bụng mẹ khi vừa lọt lòng. Chính những thông tin cần thiết mà Yeutre.vn giới thiệu trong bài viết dưới dây sẽ giúp bố mẹ rất nhiều, để có thêm kiến thức và sự tự tin giúp chăm con yêu thật tốt và khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé ra đời.

banner ads
trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi nằm khóc thét
Trẻ 1 tuần tuổi có những đặc điểm khác biệt so với người lớn - Ảnh Internet

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ ngủ rất nhiều, từ 15 - 20 tiếng mỗi ngày. Các bé con có thể ngủ nhiều giấc ngắn cả ngày lẫn đêm. Khi bước vào tháng thứ 4 giấc ngủ của trẻ mới bước vào chu kì ổn định cơ.

Bé cũng có thể ngủ kể cả khi đang còn bú, bởi việc bú sữa cũng làm bé mất năng lượng và mệt. Đến lúc đó, ngủ nhiều sẽ giúp cơ thể bé dần hồi phục, đồng thời tiết kiệm năng lượng và sinh ra các hocmon phát triển.

trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ rất nhiều
Đừng quá lo lắng khi thấy trẻ mới sinh ngủ nhiều - Ảnh Internet

Tư thế ngủ an toàn nhất cho bé con là nằm ngửa. Tuy nhiên khi bé thức, mẹ cần cho bé nằm sấp mỗi ngày để cổ cứng cáp hơn.

2. Trẻ bú sữa

Tìm hiểu những điều cần biết về trẻ sơ sinh thì không thể thiếu vấn đề bú sữa mẹ được rồi. Vào những ngày đầu mới lọt lòng, bé con ngủ nhiều và bú sữa mẹ chưa nhiều lắm. Tuy nhiên, bé có thể thấy đói bất cứ lúc nào và sẽ có phản xạ đòi “ăn” như quấy khóc. Việc bú ít, ngủ nhiều trong tuần đầu tiên có thể khiến cân nặng của trẻ bị giảm khoảng 10% so với lúc sinh, nhưng mẹ đừng nên quá hoang mang, bởi trọng lượng của bé sẽ trở lại vào tuần thứ 2 đấy.

sữa mẹ đóng vai trò quan trọng với trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Trong tuần đầu tiên, nhu cầu bú sữa mẹ của bé ít - Ảnh Internet

Phản xạ tìm vú mẹ là phản xạ rất tự nhiên của trẻ ngay sau khi chào đời. Khi đó mẹ hãy cho trẻ bú ngay nhé. Việc bú mẹ ngay sau sinh sẽ giúp ích cho cả bé con và người mẹ. Hãy cho con bú bất cứ lúc nào con muốn, cho bé bú đến no và tự rời bầu sữa mẹ. Kể cả khi bé có đòi bú vào ban đêm thì mẹ hãy cứ chiều con, bởi nếu đói bé sẽ không chịu ngủ ngoan đâu.

banner ads

3. Cuống rốn của trẻ sơ sinh

Đa phần cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng ngay trong tuần đầu tiên. Cuống rốn của bé là bình thường khi nó không xuất hiện các hiện tượng như: chảy mủ, sưng tấy, chảy dịch, có mùi hôi.

Mẹ hãy luôn giữ cuống rốn của bé khô, sạch và chờ nó tự rụng. Vùng rốn nên được chăm sóc ngay sau khi tắm để tránh viêm nhiễm. Nếu thấy có máu hoặc chất nhờn từ dây rốn thì hãy vệ sinh thật sạch với bông gòn và càng giữ gìn cẩn thận hơn.

mẹ cần chăm sóc rốn của bé đúng cách
Hãy chăm sóc cuống rốn của trẻ thật kỹ - Ảnh Internet

4. Mắt, mũi của trẻ 1 tuần tuổi

Trẻ mới sinh ra thường có mắt rất to, bằng khoảng 70% mắt người lớn, bởi quá trình phát triển bình thường của trẻ sẽ là theo hướng từ đầu xuống chân. Bé 1 tuần tuổi đã có khả năng trực quan đầy đủ để ngắm nhìn các đối tượng và màu sắc. Tuy thế tầm nhìn của bé vẫn còn khá mờ, chỉ có thể nhìn thấy các vật thể ở khoảng cách gần từ 20 - 38cm. Trong thời gian đầu khi vừa lọt lòng bé con có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc hay cử động môi của mẹ. Khi dần dần quen với mẹ bé sẽ rất thích thú với việc trao đổi ánh mắt đấy.

mắt của trẻ sơ sinh khá bằng 70 mắt người lớn
Thị giác của trẻ 1 sơ sinh tuần tuổi chưa được hoàn thiện - Ảnh Internet

Thời điểm này hệ thống lông mũi của trẻ chưa thực hiện được hết chức năng lọc và làm ẩm không khí trước khi vào phổi. Ngoài ra trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi còn rất dễ bị ngạt mũi bởi nhiều nguyên nhân: cảm cúm, sốt ho, dị ứng, do có thức ăn hoặc dị vật mắc vào mũi,…

Các mẹ nên chú ý vệ sinh mũi , mắt, miệng cho trẻ mỗi ngày, nhất là với trẻ bú bình để tránh gây lắng đọng cặn sữa, tạo điều kiện cho tưa miệng phát triển và khô mũi, ngạt mũi ở trẻ. Thường xuyên để ý làm sạch gỉ mũi, rửa mũi cho bé con bằng nước muối sinh lý, làm ấm căn phòng nơi bé nằm khi bị ngạt mũi. Khi tiết trời lạnh, mẹ hãy mặc quần áo ấm, đội mũ đồng thời không quên quấn thêm chiếc khăn mỏng bên ngoài khi cho con nhé.

5. Làn da của trẻ

Một trong những điều cầu biết về trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi nữa là làn da của trẻ. Khi vừa chào đời, làn da bé vẫn chưa hoàn hảo nên có thể mang vài dấu hiệu lạ. Một số khiếm khuyết có thể xuất hiện đó là:

  • Chân và tay bé có biểu hiện xanh xao và hơi tái. Nguyên nhân chính là do hệ thống tuần hoàn chưa hoàn thiện chứ không phải là do bé quá lạnh
  • Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Vàng da (kèm với nước tiểu vàng) bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần.
da của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi khá vàng
Nhiều bé 1 tuần tuổi xuất hiện hiện tượng vàng da sinh lý - Ảnh Internet
  • Sau 2 đến 3 ngày sinh, da bé có thể sáng hơn nhưng lại bị khô và bong tróc. Do bé được tồn tại trong môi trường chất lỏng nhiều tháng trước đó, nên khi chào đời các làn da bắt đầu phục hồi bằng việc bong tróc các tế bào da cũ.

Khi bé bị vàng da , mẹ đừng vội lo lắng bởi đây không phải là dấu hiệu bệnh lý. Hầu hết các khiếm khuyết trên da bé mới sinh sẽ được điều chỉnh và biến mất theo thời gian. Mẹ nhớ lưu ý giữ thoáng mát cho con, cần tránh để mồ hôi ứ đọng. Sau khi ra đời từ 24 - 48 giờ,hàng ngày trẻ phải được tắm sạch.

6. Trẻ đi ngoài

Thông thường, bé sơ sinh sẽ đi ngoài ra phân su trong 6 - 12 giờ sau khi lọt lòng. Phân su không mùi, có màu xanh đậm và có thể duy trì 2 - 3 ngày sau khi sinh. Sau đó khi bé con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé sẽ đi phân bình thường, ra phân cà hoa cải. Phần nhiều trẻ bú sữa mẹ sẽ đi đại tiện khoảng 5 - 6 lần/ngày, ra phân cà hoa cải và có thể tiểu tiện ngay sau mỗi cữ bú.

trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thường đi vệ sinh khá nhiều
Bé sơ sinh có tần suất đi ngoài khá nhiều lần trong ngày - Ảnh Internet

Mẹ cần thường xuyên theo dõi số lần đi ngoài, kiểm tra phân của bé để kịp thời phát hiện và chữa trị các chứng táo bón, tiêu chảy, vàng da.

Tìm hiểu kỹ những điều cần biết về trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi từ giấc ngủ, bú sữa, đi ngoài cho đến mắt, mũi, miệng, làn da, cuống rốn,… sẽ giúp mẹ chuẩn bị sẵn tinh thần và bớt bối rối hơn trong việc nuôi con, chăm sóc con ở những ngày đầu tiên. Chúc các mẹ có một khởi đầu nuôi con thật tốt, thật hạnh phúc và thật suôn sẻ nhé. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI