Những dấu hiệu bệnh nguy hiểm bạn nên lập tức đưa con đi bác sĩ

(Yeutre.vn) Không phải cứ thấy bé khò khè hay có biểu hiện sốt, quấy khóc… là các mẹ liền cấp tốc đưa con đến gặp bác sĩ. Việc di chuyển xa, môi trường bệnh viện đông đúc có thể lây bệnh hay làm bệnh của bé nghiêm trọng hơn.

banner ads

Vậy làm sao để biết khi nào thì bé cần thực sự đi bác sĩ? Dưới đây là một số liệt kê biểu hiện bệnh quan trọng mà các mẹ cần lưu tâm.

1. Sốt cao bất thường

Trẻ nóng sốt là tình trạng khá thường gặp. Theo các chuyên gia, khả năng “chịu đựng” sốt của trẻ thường cao hơn người lớn. Nếu trẻ bị sốt dưới 38 độ mà trông vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt, sốt không kéo dài và không kèm thêm triệu chứng nào khác thì ba mẹ chưa cần trưa trẻ đi khám bác sĩ. Chỉ nên đưa bé đi khám sớm trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn, mệt mỏi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, tiêu chảy...

4485-benh-1.jpg

Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C kèm theo chán ăn, mệt mỏi nên cho bé đi bác sĩ khám.

2. Chán ăn, chán bú sữa thái quá

Trẻ bỗng nhiên thờ ơ với chuyện ăn uống, tới bữa ăn hoặc uống sữa, trẻ chẳng những không háo hức như trước mà còn tỏ ra thờ ơ, quấy khóc. Đặc biệt, nếu trẻ còn kèm theo các triệu chứng nặng hơn như nôn mửa, thức ăn nôn ra không tiêu hóa mà còn nguyên, trẻ có đàm xanh nhiều… thì ba mẹ không nên chủ quan xem thường. Các biểu hiện này cho thấy trẻ có thể đang gặp phải một số bệnh lý nào đó khá nguy hiểm, cần đến bác sĩ ngay.

3. Khó thở

Các biểu hiện bất thường là trẻ luôn thở khò khè hoặc thậm chí khó thở và ho liên tục. Ba mẹ có thể quan sát cơ ngực, màu da của bé để nhận diện mức độ nặng nhẹ của bệnh, chẳng hạn, cơ ngực trẻ phải hoạt động nhiều khi thở, da trẻ có tím tái, nhợt nhạ, xanh xám... Khi đó, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

4. Khóc bất thường

Trẻ có xu hướng khóc nhiều hơn bình thường và khó dỗ nín, dù đôi khi không có lý do gì chính đáng. Sự bất thường trong tiếng khóc của trẻ còn thể hiện ở việc trẻ khóc yếu đi, tiếng khóc nhỏ. Khi đó, có thể bé đang bị bệnh gì đó nặng.

4486-benh-2.jpg

Trẻ khóc là một hiện tượng bình thường, nhưng khi thấy trẻ khóc bất thường, liên tục không rõ nguyên nhân ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.

5. Ho, có đàm nhiều và sổ/nghẹt mũi

Ho và có đàm cũng là bệnh khá thường gặp ở trẻ 1-3 tuổi. Các mẹ chỉ cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc và chăm sóc tại nhà khi trẻ bị ho mà không có thêm biểu hiện nào khác, trẻ vẫn ngủ tốt, ăn uống được. Trường hợp trẻ ho kéo dài kèm sốt, khó ngủ, mệt mỏi, thở khó, có đàm nhiều và thậm chí bị ói mửa thì nên đưa trẻ đi bác sĩ ngay.

Với tình trạng sỗ mũi hay nghẹt mũi, ba mẹ chỉ cần cho trẻ uống thuốc, theo dỏi ở nhà khi nước mũi trong, lỏng, trẻ vẫn ăn ngủ tốt. Ngược lại, cần đưa bé đến bác sĩ sớm nếu có nước mũi đặc, xanh vàng, sốt, khó ngủ, khóc đêm và chán ăn.

6. Tiêu tiện bất thường

Thật ra, ba mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé bị tiêu chảy. Có thể theo dõi thêm vài ngày xem bé có tiêu chảy kéo dài hay không. Trong những ngày đầu trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ nên cho bé ăn bình thường, ưu tiên chọn cháo và thịt nạc bằm, tạm dừng sữa, cho bé uống thêm nước để bù lượng nước bị mất qua phân. Trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài, người mệt mỏi hoặc tiêu ít lại, phân khô, có dấu hiệu táo bón hoặc trong phân có máu, chất nhầy..., ba mẹ cần đưa bé đi bác sĩ sớm.

7. Vấn đề về da

Da trẻ 1-3 tuổi khá mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị dị ứng, mẩn ngứa… Tuy nhiên, nếu bé bị các vấn đề về da như ngứa, hăm sảy mà mẹ biết rõ nguyên nhân, bệnh tình cũng vừa phải, không có mủ… thì chỉ cần chăm sóc tại nhà. Trường hợp da bé gặp phải các vấn đề nặng hơn như có mủ, bị ghẻ, nhọt kèm sốt, ngứa... lan rộng gây đau rát, các ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Yeutre.vn

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI