Nhìn lưỡi đoán bệnh cho con "chuẩn không cần chỉnh"

Màu sắc lưỡi bình thường, hồng hào thì mẹ hoàn toàn yên tâm về tình trạng sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ nhìn thấy lưỡi bất thường như sưng đỏ, phồng rộp hay trắng thì cần lưu ý, vì có thể con đang mắc một số bệnh về nhiệt, hô hấp.

banner ads

Nhận diện các bệnh qua màu sắc lưỡi

Bé bị lạnh bụng hoặc viêm đường hô hấp

Lưỡi trẻ có màu trắng, mùi hôi

banner ads

Nếu lưỡi bé trắng giống như một lớp "gây" nằm trong lưỡi, dầy và có mùi hôi thì khả năng bé đang bị lạnh bụng hoặc bị cảm lạnh. Theo dõi một thời gian, mẹ thấy lưỡi bé từ màu trắng chuyển dần sang màu vàng thì bé có thể đang bị viêm phổi hoặc viêm phế quản. Trong trường hợp này, bé sẽ đi kèm theo ho khan hoặc ho có đờm.

Trẻ bị nhiễm nấm

Nếu vệ sinh không sạch sẽ, trẻ có nguy cơ bị nhiễm nấm cao. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là mẹ sẽ thấy những mảng trắng nằm bên trong lưỡi, vòm miệng, má hoặc môi. Những đốm trắng này có hình dạng giống cục u, bướu và bé không cảm thấy đau đớn hoặc chảy máu.

Khi mẹ sử dụng gạc hoặc khăn lau sạch lưỡi, sẽ thấy đốm trắng mất đi và xuất hiện các nốt đỏ ở dưới. Điều này chứng tỏ bé đang bị nhiễm nấm và cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống.

Theo các bác sĩ, đây có thể là nấm men candida do mẹ vệ sinh răng miệng kém cho trẻ hoặc trong quá trình mang thai, bà bầu bị nhiễm nấm candida ở âm đạo nhưng không điều trị dứt điểm. Trong quá trình sinh thường, bé sẽ bị lấy nhiễm qua đường âm đạo của mẹ. Hoặc trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ không vệ sinh bầu ngực, núm vú giả sạch sẽ khiến trẻ có nguy cơ nhiễm nấm.

Trẻ khó tiêu, rối loạn tiêu hóa

Lưỡi tróc vảy

Chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn nhiều thịt ít chất xơ có thể khiến trẻ khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Với trẻ dưới 1 tuổi chưa nói sõi, mẹ có thể nhìn vào lưỡi và phát hiện ra điều này. Lúc này, lưỡi trẻ có màu vàng hoặc tróc vảy.

Trong trường hợp lưỡi tróc vảy, trẻ không thấy đau, ăn không ngon miệng, không ăn được vị chua hoặc cay thì bé mới ở mức nhẹ là khó tiêu. Còn nếu lưỡi chuyển sang màu vàng, có mùi hôi hoặc chua, bé cảm thấy đau hoặc sốt thì khả năng bé bị nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa.

Trẻ thiếu kẽm

Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch yếu, trẻ dễ mắc các bệnh về đường ruột, sốt... Một trong những dấu hiệu mẹ nhận thấy trẻ thiếu kẽm là lưỡi đỏ, phồng rộp, nhìn khá giống như quả dâu tây.

Nếu bé kèm theo sốt thì cần đưa bé đi khám ngay vì hệ miễn dịch lúc này đang yếu rất dễ bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu lưỡi bình thường

Mẹ kiểm tra và thấy lưỡi ẩm, màu sắc hồng tự nhiên, có lớp lông tơ phía trên lưỡi, không có màu trắng, không hôi miệng, di chuyển tốt thì lưỡi bé bình thường. Nếu các dấu hiệu trên đi kèm với việc bé ăn ngủ đều, ngoan thì bé không gặp rắc rối gì về sức khỏe.

Cách chăm sóc lưỡi cho trẻ

- Trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi: Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, việc chăm sóc lưỡi khá đơn giản và mẹ ít lo lắng về việc con bị nhiễm nấm ở lưỡi. Mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 2 ngày/lần, rơ bằng nước ấm để làm sạch lưỡi. Trước khi cho trẻ bú, mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ đầu vú để trẻ không bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn ở đầu vú mẹ.

- Trẻ bú sữa ngoài dưới 6 tháng: Sau khi cho trẻ bú sữa bình, mẹ cần cho trẻ uống 1 - 2 thìa cafe nước để làm sạch lưỡi trẻ, rơ lưỡi 1 lần/ngày vì sữa mẹ thường đọng lại ở lưỡi, nếu không vệ sinh thường xuyên con dễ bị nấm lưỡi. Cần tiệt trùng sạch sẽ bình sữa, núm vú trước khi cho trẻ bú để đảm bảo vệ sinh.

- Với trẻ ăn dặm mẹ cần cho trẻ uống nước sau khi ăn bất kỳ thực phẩm nào. Tuần rơ lưỡi 3 lần, vì ở độ tuổi này trẻ uống nước nhiều nên khả năng làm sạch lưỡi cao. Khi rơ lưỡi, mẹ cần rơ nhẹ nhàng tránh làm xước và đau trẻ. Rơ từ hai bên má trước sau đó đến phần lợi và lưỡi cuối cùng.

- Trẻ từ 3 tuổi trở lên, mẹ cần dạy trẻ đánh răng và rơ lưỡi hàng ngày để giữ gìn răng miệng sạch sẽ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI