Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ: mẹ chớ coi thường

Theo các chuyên gia y tế, nhiễm khuẩn đường ruột là một trong những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nếu không kịp thời phát hiện, phòng chống và chăm sóc, trẻ có nguy cơ bị tử vong rất cao.

banner ads

1. Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh dễ mắc phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân do thành ruột trẻ còn non yếu và mỏng, rất dễ bị virus tấn công gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, do trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hiếu động, thường tiếp xúc với các loại đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ vi khuẩn và đưa vào miệng dẫn tới rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột.

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ mắc nhiễm khuẩn đường ruột nếu thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi, gia cầm... do vật nuôi, gia cầm thường chứa nhiều ổ vi khuẩn và gây bệnh về tiêu hóa cho trẻ.

2. Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Bệnh có dấu hiệu khá gần với tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên triệu chứng thường biểu hiện nặng nề hơn nhiều:

- Trẻ đau bụng dữ dội, có dấu hiệu kèm theo sốt nhẹ hoặc nặng, buồn nôn và nôn.

- Trẻ có thể bị tiêu chảy, đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày dẫn tới mất nước, người xanh xao, hốc hác. Tiêu chảy có kèm theo sốt.

- Đại tiện phân lỏng và có thể có chất nhầy hoặc có bạch cầu.

3. Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện?

Nếu trường hợp nhẹ, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc và uống oresol để bù nước, ăn các thực phẩm dễ tiêu, nhiều nước, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và đẩy lùi nhiễm khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trẻ vẫn không thuyên giảm triệu chứng sốt, nôn ói hay đi tiêu lỏng nhiều lần/ngày, mệt lả, lừ đừ, tay chân lạnh thì cần phải nhanh chóng đưa tới bệnh viện nếu không sẽ nguy kịch tới tính mạng.

4. Chế độ ăn uống khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Cha mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm lỏng khi bị nhiễm khuẩn đường ruột

Với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, trong thời gian điều trị và sau khi điều trị, mẹ cần phải lưu ý tới việc ăn uống ở trẻ để giúp cơ thể mau phục hồi và phòng bệnh tái phát như:

- Cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu, lỏng như cháo

- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi món ăn để kích thích vị giác trẻ.

- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại đậu để tăng hoạt động nhu động ruột.

- Cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể.

- Nếu trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú theo nhu cầu.

- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn thô, khó tiêu. Nên cho trẻ ăn chín, uống nước sôi và giữ vệ sinh thân thể, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

5. Cách phòng bệnh

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu do vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây tổn thương thành ruột. Do đó, để phòng bệnh, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học; giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường sống của trẻ sạch sẽ; thường xuyên giặt chăn mền phòng chống ẩm mốc; rửa tay cho trẻ trước khi ăn; không cho trẻ chơi ở vùng nhiễm bệnh và tiếp xúc với người bệnh.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI