Nhận biết 7 bệnh qua từng tiếng khóc của trẻ sơ sinh

Mỗi tiếng khóc ở trẻ sơ sinh lại cho thấy những dấu hiệu bệnh khác nhau. Hiểu được tiếng khóc ở trẻ, mẹ có thể chăm sóc và xử lý nhanh các bệnh mà trẻ đang gặp.

banner ads

1. Trẻ khóc thét dữ dội

50150-be-khoc.jpg

Trẻ khóc dữ dội

Khi mắc bệnh mà mẹ thấy trẻ khóc thét dữ dội, đau đớn khó chịu và kèm theo một số triệu chứng đặc biệt thì có thể con đang mắc các bệnh nghiêm trọng sau:

- Lồng ruột: Khi trẻ khóc thét dữ dội kèm đau bụng, buồn nôn, bỏ bú, bụng trướng, đại tiện ra máu, phân lẫn chất nhầy hoặc toàn máu tươi. Các triệu chứng xuất hiện theo từng cơn ngắn, sau đó trẻ khó liên tục, người mệt xanh lả, sốt cao hôn mê và mất nước nặng.

banner ads

- Trẻ bị viêm não, màng não: Dấu hiệu nhận biết: trẻ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng, sốt đột ngột, sốt cao và nôn ra dịch hoặc thức ăn, gáy cứng, trẻ bỏ ăn, thóp phập phồng. Trẻ cũng có thể có dấu hiệu khóc lóc sau đó ngủ li bì, co giật hoặc hôn mê.

- Trẻ bị viêm ruột hoại tử: trường hợp này thường xảy ra với trẻ sơ sinh, trẻ sẽ khóc thét lên từng cơn, sau đó thì ngủ li bì, có kèm theo dấu hiệu nôn ra dịch vàng hoặc nâu đen., tiêu chảy, ỉa ra máu, bụng chướng.

2. Trẻ khóc giọng khàn, liên tục

Với trẻ có dấu hiệu này cho thấy, trẻ đang có nguy cơ bị viêm amidan cấp. Đặc biệt nếu mẹ thấy trẻ khóc nhiều hơn về đêm, kèm theo các biểu hiện như ho, sốt, nôn, khó thở, đau họng, hôi miệng, không ăn được thực phẩm cứng...

3. Trẻ khóc rên rỉ, âm điệu bình thường

Với trẻ có dấu hiệu khóc lai rai, khóc không dừng nghe như tiếng rên rỉ và âm điệu bình thường, dỗ thế nào cũng không nín kèm theo dấu hiệu đau đầu, ngạt mũi thì con đang bị cảm cúm.

4. Trẻ khóc thét, đều đều

50149-16d.jpg

Trẻ khóc thét đều đều

Khi thấy trẻ có dấu hiệu trẻ khóc thét, đều đều không chậm không nhanh, sắc mặt trắng nhợt và vã mồ hôi nhiều. Trẻ kèm theo dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy, nếu mẹ sờ vào thì trẻ khóc to hơn thì khả năng trẻ bị viêm ruột cấp hoặc tiêu hóa gặp vấn đề. Trẻ cũng có nguy cơ bị giun hoặc ký sinh trùng hoành hành.

5. Trẻ khóc, thở khò khè

Khi trẻ có có dấu hiệu khóc xong và có dấu hiệu thở khò khè đi kèm nghĩa là con có nguy cơ viêm phổi cao. Ngoài ra, trẻ có thể đi kèm triệu chứng ho, chảy nước mũi kéo dài.

6. Trẻ khóc lóc, vò tai

Một số trẻ sẽ có biểu hiện khóc lóc cùng với vò tai, dùng hai tay ép vào vành tai và khóc dữ dội hơn, có thêm biểu hiện sốt thì nguy cơ trẻ đang vị viêm tai giữa khá nguy hiểm. Nếu không điều trị viêm tai giữa kịp thời có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ và bị điếc.

7. Trẻ khóc sau khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện

Nếu mẹ nhận thấy trẻ thường khóc sau khi đi tiểu tiện có thể con đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc trẻ bị nứt hậu môn. Tốt nất mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để đi tiểu tiện và đại tiện dễ dàng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI