Muốn ăn lẩu ngon phải biết cách

Tiết trời se lạnh rất thích hợp để dùng những món ngon nóng hổi. Món lẩu có lẽ sẽ là một lựa chọn lý tưởng hơn cả. Vậy nhưng, muốn ăn lẩu ngon, bạn cũng cần phải biết cách.

banner ads

Không cho nhiều nguyên liệu vào nồi lẩu cùng lúc

7995-muon-an-lau-ngon-phai-biet-cach-2.jpg

Không nên cho cùng lúc nhiều nguyên liệu vào nổi lẩu khi ăn.

Đã gọi là lẩu tức bạn phải ăn cùng lúc nhiều loại nguyên liệu. Tuy nhiên, sự kết hợp đó phải thực sự khéo léo. Nếu bạn cho hải sản tươi vào nồi cùng các loại thịt sống, nội tạng động vật và các củ khoai có chứa tinh bột, nồi lẩu của bạn sẽ trở thành một món ăn hỗn tạp lẫn mùi vị. Hơn thế, bạn còn có nguy cơ mắc ký sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa.

Cách tốt nhất, bạn nên đợi cho từng loại nguyên liệu chín hẳn mới cho thêm loại khác vào. Như vậy, nồi lẩu của bạn vừa đủ độ thanh ngọt, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.

banner ads

Không để nguyên liệu quá chín

Sự tinh tế trong việc ăn lẩu nằm ở độ tươi ngon của nguyên liệu và độ chín vừa tới của chúng. Vì thế, bạn sẽ làm hỏng món ăn nếu nhúng các nguyên liệu quá chín. Ngược lại, nếu chỉ vừa nhúng sơ qua nước đang lẩu đang sôi, bạn chỉ làm chín một phần thực phẩm sống. Điều này sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng dẫn đến tiêu chảy hoặc nôn ói.

Bạn có thể canh chừng khoảng 5 phút cho các loại cá thái mỏng, 10 phút cho thịt và nội tạng động vật, 15 phút cho các loại hải sản có vỏ để ngon miệng hơn. Riêng các loại rau, bạn chỉ cần nhúng qua là có thể ăn được. Với nấm bạn cần nhiều thời gian hơn, khoảng 10 phút để làm chúng đủ độ chín.

Cho rau vào sau cùng

7994-muon-an-lau-ngon-phai-biet-cach-1.jpg

Nên cho rau vào sau cùng khi dùng lẩu.

Rau không cần phải quá chín vì khi sôi lâu, các vitamin trong rau sẽ dễ bị mất đi. Thêm vào đó, nếu rau rục mềm sẽ khiến món ăn mất ngon. Do đó, rau sẽ là nguyên liệu bạn cho vào cuối cùng sau khi những nguyên liệu tươi sống khác đã chín.

Không ăn quá nhiều bún, phở, mì khi thưởng thức món lẩu

Thông thường, một phần lẩu không thể thiếu bún, phở hoặc mì. Nhưng nếu bạn chọn cách ăn lẩu như các món bún khác thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thưởng thức được sự tinh túy của món lẩu. Vì thế, hãy thưởng thức các nguyên liệu một cách từ tốn để tận hưởng vị tươi ngon của món ăn trước khi bụng bạn đã quá no vì bún hoặc mì.

Thay nước lèo khi nổi lẩu đã sôi lâu

7996-muon-an-lau-ngon-phai-biet-cach-3.jpg

Thay nước lèo khi nổi lẩu đã sôi quá lâu.

Vì đặc thù của cách ăn nên chỉ sau một lúc cho các nguyên liệu khác vào bạn sẽ thấy nồi lẩu trở nên mất trong và vị nước lúc này cũng sẽ sắc lại. Vì thế, muốn kéo dài thêm bữa ăn quây quần bên gia đình, bạn nên thay nước lèo nếu thấy nồi nước lẩu đã nổi váng đục. Bên cạnh đó, cách làm này cũng sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ có hại cho sức khỏe vì nếu nấu lâu, lượng nitric sẽ làm phân hủy vitamin và làm bão hòa chất béo.

Điều độ trong ăn uống

7997-muon-an-lau-ngon-phai-biet-cach-5.jpg

Để dùng lẩu ngon bạn nên ăn thật điều độ.

Lẩu là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn chỉ trở nên ngon nhất khi bạn thèm và bụng đủ đói. Vì thế, trước khi ăn lẩu, bạn không nên ăn vặt và uống nhiều nước. Mỗi tuần chỉ nên ăn lẩu một lần và mỗi lần ăn nên ước chừng vừa đủ khẩu phần. Một khi bạn đã để mình phải ngán đến mức sợ hãi một món ăn nào đó, chứng tỏ bạn chưa thực sự là người sành ăn.

Để không bị no nước trong lúc thưởng thức món lẩu, bạn nên nghỉ một lúc trước khi dùng tiếp. Không nên ăn vội vàng và liên tục vì như thế sẽ khiến dạ dày hoạt động mạnh, gây đau tức bụng và làm dịch vị tiết ra ít hơn, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn và gia đình biết cách để thưởng thức trọn vẹn vị tươi ngon và ngọt thanh của món lẩu.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI