Hầu hết các bà mẹ đều "siêu cẩn thận" khi lựa chọn đồ ăn, thức uống trong giai đoạn mang bầu nhưng lại khá thờ ơ với thời điểm trước đó. Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học tại Hội đồng nghiên cứu y khoa (MRC) cùng trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng của người mẹ ở thời điểm thụ thai có thể thay đổi vĩnh viễn một gen làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc ung thư cho đứa trẻ trong tương lai.
Ảnh minh họa: DRP.
Trong đó, gen ức chế khối u UTRNA20-1 đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi trong chế độ ăn uống của người mẹ giai đoạn đầu mang thai. Nếu gen này không hoạt động đúng hoặc phát huy hết khả năng thì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cho em bé đang phát triển. Các tác giả nói rằng nghiên cứu này đưa ra "những bằng chứng cụ thể đầu tiên" khẳng định việc ăn uống của phụ nữ trước khi mang thai có tác động quan trọng tới sức khỏe lâu dài của trẻ.
Một trong những tác giả của nghiên cứu, giáo sư Andrew Prentice đã nhấn mạnh: "Nếu chế độ ăn uống của người mẹ 'nghèo nàn' thì nó sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho hệ gen, ảnh hưởng xấu tới đứa trẻ. Hiện tượng này có thể giải thích cho trường hợp sinh non, các vấn đề trong thai kỳ, khuyết tật não hoặc vì sao em bé sinh ra duy dinh dưỡng thấp còi". Vì thế, theo giáo sư, các mẹ bầu nên chú ý chăm sóc bản thân ngay từ thời điểm chuẩn bị mang bầu chứ đừng đợi đến lúc có em bé mới "tẩm bổ".
Theo ngoisao