Mách mẹ cách hay xử lý "khủng hoảng tuổi lên 2" ở trẻ

Tại sao lại gọi là khủng hoảng và những biểu hiện khủng hoảng ở độ tuổi lên 2 là gì, mẹ cần phải làm gì để xử lý tốt những khủng hoảng này. Mời các mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn khách quan và xử lý tốt hơn khủng tâm lý ở trẻ lên 2.

banner ads

1. Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

49770-ngaynaykhunghoangtuoilen21.jpg

Tuổi lên 2 trẻ có nhiều biến đổi trong tâm lý

Chúng ta thường quan niệm, tuổi lên 3 hay lên 6 mới khủng hoảng vì đây là giai đoạn hầu hết trẻ đều chuyển từ môi trường sống tại nhà tới môi trường học như lớp mẫu giáo hoặc bậc tiểu học. Khi thay đổi môi trường sống và giáo dục, trẻ sẽ có những phản ứng tâm lý "thái quá" khiến nhiều cha mẹ mệt mỏi, lo lắng và không biết xử lý thế nào cho tốt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngay ở độ tuổi lên 2 trẻ cũng bắt đầu bị "khủng hoảng tâm lý" nghĩa là có những thay đổi về tâm lý, tâm trạng lúc nắng, lúc mưa, hành động hơi hướng "bạo lực" như thích đấm đá, cào cấu, ăn vạ. Giai đoạn này thường diễn ra khi trẻ 18 tháng tới 3 tuổi. Lúc này hầu hết trẻ đều biết đi, biết chơi, biết phân biệt những sự vật đơn giản, biết ăn cơm, hiểu một ít ngôn ngữ mẹ truyền đạt.

Mẹ sẽ khó có thể chuyển biến những điều này ngay sau một đêm mà cần pải kiên trì và duy trì các nguyên tắc giúp bé phát triển, nhận thức được đâu là tốt, đâu là xấu và phát triển những thói quen tốt.

2. Mẹ nên làm gì trước khủng hoảng tâm lý ở trẻ tuổi lên 2?

Phớt lờ trẻ

Khi trẻ khóc, ăn vạ, mẹ không nên nóng vội mà "mắc mưu" của trẻ. Tất cả những hành động của trẻ là muốn được cha mẹ chú ý và đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, trong tình huống này cha mẹ có thể phớt lờ trẻ đi. Hành động của bạn cũng là lời cảnh cáo đến trẻ rằng, những hành động của trẻ không thể giúp cha mẹ chú ý tới trẻ đâu. Đồng thời cha mẹ cũng cần khuyên bảo trẻ, những hành động khóc lóc ăn vạ chỉ khiến mọi người xa lánh trẻ nhiều hơn là quý mến và đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Tìm hiểu vì sao trẻ lại khó chịu

49769-cuc-hay-bang-du-bao-tuan-khung-hoang-cua-be.jpg

Tìm hiểu vì sao trẻ khó chịu để giải quyết khủng hoảng triệt để

Nhiều cha mẹ lúc nào cũng đổ tội trẻ thích mè nheo mà không biết rằng, đằng sau mỗi lần trẻ ăn vạ có thể do trẻ bị đói, trẻ buồn chán, trẻ quá phấn khích, trẻ đau... Do đó, không phải lúc nào cũng phớt lờ trẻ, đôi khi chúng ta hải trực tiếp hỏi trẻ vì sao trẻ khóc và tìm ra nguyên nhân để giải quyết triệt để.

Đánh lạc hướng trẻ

Thực tế, trẻ nhỏ rất dễ bị đánh lạc hướng. Khi trẻ khóc, nhiều cha mẹ vẫn áp dụng chiêu dụ con để ý sang một điều khác hấp dẫn, ngay lập tức trẻ sẽ tập trung tới vấn đề mới mà quên rằng vì sao trẻ khóc. Cách đánh lạc hướng này sẽ rất hữu hiệu và cha mẹ đừng nên bỏ qua.

Bình tĩnh

Sự thiếu bình tĩnh có thể khiến cha mẹ có những hành động không kiểm soát và ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, thậm chí cả tính mạng của trẻ. Vì vậy trước những biến đổi khủng hoảng tâm lý ở trẻ, cha mẹ cần hiểu rằng đây chỉ là giai đoạn biến đổi tâm lý, không có gì đáng lo ngại và cũng không cần nghiêm trọng hóa vấn đề. Sự kiên trì dạy bảo con sẽ giúp con thay đổi tâm lý theo chiều hướng tích cực hơn.

Không thỏa hiệp

Cha mẹ tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ vì sẽ làm mất đi "quyền" hoặc sự "oai phong" của mình. Một lần thỏa hiệp được, những đứa trẻ sẽ vịn vào đó mà thỏa hiệp cho những lần sau. Nếu quá dễ dãi chúng ta khó có thể dạy con trưởng thành hơn dù trẻ mới 2 tuổi. Cha mẹ hãy luôn nghĩ rằng, một đứa trẻ lên 2 thực sự biết rất nhiều vấn đề.

Linh động trong cách xử lý

Xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 khó có thể theo một phép tắc hoặc thước đo nào, điều quan trọng là cha mẹ cố gắng kiềm chế cảm xúc và dạy con theo hướng tích cực. Trong mỗi tình huống, hãy linh động việc dạy bảo trẻ để trẻ có thể hiểu chuyện và dần dần thoát được những khủng hoảng ở độ tuổi này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI