Lợi và hại khi áp dụng hình phạt cách ly Time Out với trẻ hư

Hình phạt cách ly trẻ khi trẻ bị mắc lỗi hay còn gọi là kỷ luật Time Out được rất nhiều cha mẹ ủng hộ, vì đây là phương pháp phạt trẻ không nước mắt.

banner ads

Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự hữu dụng và áp dụng thế nào để đạt kết quả như ý muốn?

1. Hình phạt cách ly trẻ khi mắc lỗi là gì?

ky luat timeout
Kỷ luật Time Out - hình phạt cách ly trẻ

Thay vì dùng đòn roi và quát mắng trẻ hay như nhắc nhở nhỏ nhẹ, hình phạt cách ly trẻ hay còn gọi là phương pháp Time Out  (hình phạt nhẹ) là phương pháp phạt không bạo lực với mục đích để giúp bé chấn tĩnh, suy nghĩ về những việc mình đã làm và tự rút ra bài học cho mình.

Hiểu đơn giản, khi trẻ có hành động sai, bạn yêu cầu trẻ ngồi vào một góc nào đó, úp mặt vào tường hay ngồi yên ở ghế và suy nghĩ. Tóm lại là trẻ sẽ ngồi yên một mình khi mắc lỗi.

2. Có nên áp dụng kỷ luật Time Out trong mọi trường hợp trẻ phạm lỗi?

banner ads

Về lợi ích Time Out thì chắc chắn nhiều cha mẹ đều biết, đây là phương pháp phạt trẻ không nước mắt, giúp trẻ bình tĩnh, nhận ra lỗi sai và khắc phục. Phương pháp này cũng khiến trẻ hợp tác tốt với cha mẹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, không phải trường hợp nào cũng áp dụng kỷ luật Time Out, cha mẹ cần biết rõ mặt trái của phương pháp này để cân nhắc trước khi lựa chọn và áp dụng với con trẻ một cách hợp lý.

Mặt trái kỷ luật Time Out 

phat tre cach ly
Không phải đứa trẻ nào cũng nghe lời khi bị phạt Time Out

- Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, Time Out không phù hợp với những đứa trẻ tính khí mạnh. Nếu càng áp dụng phương pháp này khiến chúng càng trở nên khó chịu hơn. 

- Một vấn đề khác là nhiều đứa trẻ cực kỳ ghét phương pháp Time Out, thay vì chúng cảm thấy bình tĩnh như cha mẹ mong muốn, thực tế thì chúng im lặng vì chúng sợ cảm giác bị bỏ rơi, bị cách ly khỏi cha mẹ. Vì vậy, chúng sẽ tìm mọi cách để ra khỏi chỗ ngồi và đến chỗ cha mẹ.

- Thay vì trẻ hiểu vấn đề trẻ sẽ chống đối ngầm. Nghĩa là, khi chúng mắc lỗi, chúng biết chắc cha mẹ sẽ bắt chúng ngồi vào một chỗ im lặng. Trẻ vẫn làm nhưng chúng cũng không hiểu vì sao chúng mắc lỗi và chúng vẫn làm điều đó lần sau, đồng thời chúng còn thích làm ngược lại những gì cha mẹ đã nói.

Hiểu đúng về Time Out 

phat timeout
Time Out nghĩa là cho trẻ thời gian để bình tĩnh

Cha mẹ cần hiểu, Time Out không phải là trừng phạt trẻ khi trẻ mắc lỗi. Time Out nghĩa là cha mẹ cho trẻ thời gian để bình tĩnh và suy nghĩ về những gì mình làm. Sau khoảng thời gian Time Out chính là lúc cha mẹ cần có phương pháp nói chuyện thông minh với trẻ để trẻ hiểu mình đã sai ở đâu, hậu quả việc mình làm và lần sau không làm như thế nữa.

Khi cha mẹ nói chuyện với con sau thời gian Time Out, hãy chú trọng đến những vấn đề sau:

- Giải thích cho con hiểu vì sao hành động đó sai: gây đau đớn cho người khác, gây phiền hà cho người khác... Lý do càng rõ ràng càng tốt. 

- Gợi ý cho con những cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Ví dụ em giành đồ chơi của em hãy nói với mẹ, mẹ sẽ phân xử công bằng chẳng hạn.

- Con cần chịu trách nhiệm với những gì con làm bằng cách: có thể xin lỗi người con đã gây ra lỗi (đánh bạn chẳng hạn), có thể dọn dẹp khu vực con đã bày bừa...

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI