Lịch tiêm chủng năm 2016 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo độ tuổi

Trước rất nhiều bệnh nguy hiểm ngày càng tăng, việc tiêm ngừa vẫn là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, việc nắm rõ lịch tiêm chủng năm 2016 là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng cần phải lưu tâm.

banner ads

47265-tiem-chung-2.jpg

Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất mà cả thế giới sử dụng để ngăn chặn bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến chết người

Song song với việc đảm bảo nguồn nước uống, tiêm chủng là cách hiệu quả nhất mà cả thế giới sử dụng để ngăn chặn bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến chết người. Đó là lý do tại sao đa số các nước trên thế giới đã áp dụng lịch tiêm chủng hàng năm kể từ thế kỷ XX.

Hiệu quả của tiêm chủng đã được chứng minh thông qua những con số cụ thể được thống kê hàng năm từ khắp các nước. Và minh chứng rõ ràng nhất chính là việc xóa sổ bệnh đậu mùa trên khắp thế giới. Nhờ chủng ngừa, căn bệnh chết người ở những năm 70 của thế kỷ trước vốn được xem là tử thần đã được kiểm soát triệt để. Tuy nhiên, những căn bệnh như sởi, quai bị, ho gà… vẫn luôn là một mối đe dọa đối với toàn nhân loại vì ở những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, khả năng miễn dịch tập thể kém rất dễ làm bùng phát dịch bệnh.

Ở nước ta, hàng năm nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn luôn là mối đe dọa đến sức khỏe và cả tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để đối phó với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và bảo vệ trẻ trong suốt những năm đầu đời, bố mẹ cần phải nắm rõ lịch tiêm chủng để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch. Dưới đây là lịch tiêm chủng năm 2016 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo độ tuổi để bố mẹ tiện theo dõi:

banner ads

1. Lịch tiêm chủng năm 2016 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo độ tuổi

Chắc chắn bố mẹ nào cũng muốn con mình được bảo vệ tốt nhất. Vì vậy, không có lý do gì để bố mẹ bỏ qua lịch tiêm chủng năm 2016 dưới đây:

47264-tiem-chung-1.jpg

2. Những lưu ý trước khi tiêm chủng

Trước khi cho trẻ đi tiêm ngừa theo lịch tiêm chủng năm 2016, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi tiêm chủng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

– Không để bé ăn quá no hoặc quá đói trước lúc tiêm phòng

– Mang theo sổ khám bệnh và phiếu khảo sát tình trạng sức khỏe của trẻ về các bệnh mãn tính, dị tật bẩm sinh, dị ứng, đặc biệt là phản ứng của trẻ với các lần tiêm chủng trước

– Đối với các loại vắc xin sống như lao, sởi, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần.

3. Các tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa

Song song với việc nắm rõ lịch tiêm chủng năm 2016, bố mẹ cần biết những tác dụng phụ có thể gặp sau mỗi mũi tiêm.

- Đa phần các bé có thể sẽ sốt nhẹ, kèm theo sưng đỏ và đau tại chỗ tiêm. Một số trẻ có thể chỉ bị một trong những triệu chứng này hoặc không.

- Đối với những trẻ có cơ địa địa đặc biệt, tại chỗ tiêm có thể nổi hạch và gây đau đớn trong khoảng 6-8 tiếng. Nếu vết tiêm tiếp tục sưng to hoặc có dấu hiệu tấy đỏ nặng, bố mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra thay vì xát chanh hoặc khoai tây vì có thể gây nhiễm trùng tại chỗ tiêm. Tốt nhất, đối với những vết sưng này, mẹ nên dùng đá để chườm lạnh.

- Nếu thấy bé sốt, nên theo dõi trong vòng 24 tiếng và cho hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh hạ sốt cho trẻ bằng thuốc aspirin hoặc thuốc có thành phần axit salicylic. Hai loại này có thể gây ra những hội chứng nghiêm trọng do tương tác với vắc xin phòng bệnh. Ngoài ra, nên kết hợp lau mát và chườm nóng để hạ sốt.

- Nếu trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục trên 39 độ, quấy khóc, bỏ bú hoặc da tím tái, sùi bọt mép nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

Trên đây là lịch tiêm chủng năm 2016 và các lưu ý dành cho bố mẹ trước và sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho trẻ trong các mũi tiêm. Chúc bé luôn khỏe!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI