1. Sự cố xảy ra ngay trước thời điểm quan trọng
Để quên nhẫn cưới
Hãy bọc sẵn hộp nhẫn cưới vào trong túi áo vest ngay khi vừa mang phục trang để tránh bỏ quên.
Một số chú rể lơ đễnh lại khiến lễ cưới của mình bị “đứng hình” chỉ vì để quên mất hộp nhẫn cưới. Để tránh sự cố “dở khóc dở cười” này, tốt nhất hãy bọc sẵn hộp nhẫn cưới vào trong túi áo vest ngay khi vừa mang phục trang. Cẩn thận hơn, bạn có thể nhờ một người thân như mẹ ruột hoặc anh chị em trong nhà để nhắc nhở bạn một lần nữa trước khi bước vào lễ đường.
Làm thất lạc trang sức
Những đồ trang sức, phụ kiện thường nhỏ nhặt và rất dễ bị thất lạc do sự bất cẩn của bạn. Vì thế, hãy dùng một chiếc hộp vải để đựng riêng tất cả trang sức cưới như vương miện, khuyên tai, dây chuyền, lắc tay… Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm và tránh được như sơ suất không đáng có.
Ngoài ra, sự cố rơi nhẫn vì quá hồi hộp cũng không phải trường hợp hiếm trong các lễ cưới. Bởi vậy, bạn cần bình tĩnh để có thể chắc chắn mọi sự diễn ra thật suôn sẻ nhé!
Bị dị ứng với chất liệu trang sức
Nếu cô dâu có làn da nhạy cảm, bạn nên thử mang trang sức trước đám cưới vài ngày.
Nếu cô dâu có làn da nhạy cảm, bạn nên thử mang trang sức trước đám cưới vài ngày để xem mình có bị dị ứng với chất liệu của nhẫn hay khuyên tai hay không. Khi biết dị ứng, bạn cũng có đủ thời gian để khắc phục hậu quả hoặc chuyển sang chọn một loại chất liệu khác phù hợp hơn với làn da. Trường hợp bạn cần bấm lỗ tai, hãy làm trước đó khoảng một tuần để khi ngày cưới cận kề tai bạn không còn dấu hiệu sưng tấy.
2. Sự cố từ việc lựa chọn trang sức cưới
Sự bất đồng trong quan niệm về giá trị nhẫn cưới giữa cặp đôi
Điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt như chi phí mua trang sức, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,… lại có thể trở thành những manh mún cho sự bất đồng của không ít các cặp đôi.
Điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt như chi phí mua trang sức, có thể trở thành những manh mún cho sự bất đồng của không ít các cặp đôi.
Với nhiều cô dâu, giá trị của chiếc nhẫn giúp họ trở nên lộng lẫy, sang trọng hơn vào ngày cưới. Nhưng với các chú rể, cái nhìn xa cho cuộc sống về sau lại là một phần lý do để họ lựa chọn những chiếc nhẫn cưới phù hợp với điều kiện hiện tại. Câu chuyện liên quan đến ngân sách này chính là mầm mống của những cãi vã không đáng có, thậm chí có thể dẫn đến sự đình chỉ của đám cưới. Điều tương tự cũng có thể gặp phải với những sự lựa chọn khác về kiểu dáng, màu sắc, hình thức mua hay thuê trang sức cưới... Chính vì vậy, trước khi đi đến quyết định, cả hai đều cần phải ngồi lại với nhau, nói rõ về quan niệm và mong ước của mình. Khi đã hiểu được nhau, cả hai sẽ tự biết cân bằng giữa sở thích cá nhân và hoàn cảnh hiện tại để dễ dàng đi đến sự thống nhất. Nếu khéo léo, cô dâu có thể thuyết phục được chú rể hoặc ngược lại.
Tranh cãi giữa hai bên gia đình
Chuyện trang sức cưới đôi khi lại liên quan đến cả những người lớn trong nhà và kéo theo không ít phiền toái khi xảy ra mâu thuẫn.
Theo đó, không ít gia đình đặt lời thách cưới quá cao, vượt quá khả năng của nhà trai. Trong khi đó cũng có những nhà muốn đánh tiếng để mong muốn con dâu tương lai mang theo của hồi môn khi về nhà chồng với quan niệm “môn đăng hộ đối”.
Trên thực tế, số trang sức có được từ của hồi môn có thể không theo kiểu dáng thịnh hành nên dù được gia công tốn kém vẫn không thể sử dụng.
Trên thực tế, số trang sức có được từ của hồi môn có thể không theo kiểu dáng thịnh hành nên dù được gia công tốn kém vẫn không thể sử dụng. Do vậy, cô dâu chú rể nên nói khéo trước với bố mẹ để những món quà hồi môn chỉ mang tính tượng trưng nhằm tiết kiệm những khoản chi không cần thiết.
Nếu muốn tiết kiệm hơn, hãy bàn bạc với cả hai gia đình thuê trang sức cưới vì bạn cũng chỉ sử dụng những vật dụng này chỉ trong một lần, những bộ trang sức được gia công cầu kỳ và tốn kém bằng vàng 24K cũng khó được sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Sau cùng, cả cặp đôi và gia đình đều cần tránh chuyện vật chất xen vào quá nhiều đời sống tình cảm của đôi uyên ương về sau. Bằng không, đám cưới linh đình cũng thành hư vô.
Yeutre.vn (Tổng hợp)