1. Nó có khả năng tự làm sạch
Bạn không cần đến xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ hay thụt rửa bằng vòi hoa sen bởi bản thân âm đạo có thể tự làm sạch. Chất nhày hay còn gọi là dịch tiết âm đạo có màu trong suốt sẽ giúp mang đi các tế bào chết và vi khuẩn, giúp âm đạo sạch sẽ và ngăn ngừa bị nhiễm trùng cũng như ngăn chặn bất kỳ tác nhân gây bệnh không mong muốn xâm nhập vào tử cung.
Vùng kín của phụ nữ có thể tự làm sạch
Việc bạn dùng dung dịch vệ sinh, xà phòng…dễ làm âm hộ bị kích ứng và loại bỏ các vi khuẩn có lợi giúp duy trì độ pH tự nhiên của âm đạo và thay vào đó là những vi khuẩn có hại. Vì vậy, mỗi lần vệ sinh, bạn chỉ cần làm sạch “cô bé” một cách đơn giản bằng cách rửa sạch bằng nước ấm.
2. Nó có thể thay đổi màu sắc
Theo Tiến sĩ Y khoa Michael Krychman, giám đốc trung tâm Sức khỏe giới tính ở phía Nam California thì trong quá trình quan hệ tình dục hoặc mang thai, lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục thay đổi và dẫn đến sự thay đổi màu sắc, lúc ấy “vùng kín” của phụ thường có màu sẫm hoặc tối màu hơn bình thường.
Tiến sĩ Krychman cũng cho hay “Tại thời điểm mãn kinh, do sự mất đi của estrogen (nội tiết tố nữ) nên âm đạo có sự thay đổi màu sắc, thường có màu sáng hơn so với trước đây”. Với sự thay đổi maufu sắc này, mọi người không cần phải quá lo ngại bởi đây là hiện tượng bình thường mà hầu như phụ nữ nào cũng trải qua.
3. Nó có thể thay đổi kích thước
Âm đạo không có kích thước cố định, tùy vào mức độ kích thích, các giai đoạn phát triển của người phụ nữ mà nó có những kích thước khác nhau. Điều này đạt được là nhờ các thành âm đạo có cấu tạo tương tự như thành dạ dày với các nếp nhăn, cho phép chúng xẹp lại khi không sử dụng và căng ra khi cần thiết. Điều này dễ nhận thấy khi bạn quan hệ tình dục, khi ấy kích thước âm đạo của bạn sẽ mở rộng hơn so với bình thường.
Và có thể thay đổi kích thước
4. Kích cỡ của "cô bé" của mỗi người là khác nhau
"Cô bé" ở mỗi người đều khác nhau vì cơ thể chúng ta có cơ không giống nhau. Cấu tạo của "cô bé" ở mỗi người phụ nữ đều có những nét riêng biệt và nam giới sẽ là người cảm nhận được điều này. Bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này bởi mức độ chênh lệch kích thước của mỗi người là không đáng kể.
5. Nó có thể nói cho bạn biết về tình trạng sức khỏe của mình
Bạn hãy chú tâm nhiều hơn đến “vùng kín” của mình bởi nó có thể thông báo cho bạn biết về tình trạng sức khỏe của mình. Thông qua dịch tiết âm đạo hay âm đạo bất ngờ chảy máu…bạn nên nghĩ đến dấu hiệu của bệnh ung thư phụ khoa. Do đó, nếu nhận thấy bất cứ điều gì khác thường ở âm đạo, bạn cần đi khám để được chuẩn đoán chính xác nhất.
Bạn hãy chú tâm nhiều hơn đến “vùng kín” của mình bởi nó có thể thông báo cho bạn biết về tình trạng sức khỏe của mình (Ảnh minh họa)
6. Nó có thể cứu giúp bệnh nhân suy tim
Một thử nghiệm lâm sàng kiểm tra sự an toàn của các tế bào tái sinh nội mạc tử cung (ERC) hay “tế bào gốc” để điều trị bệnh nhân suy tim sung huyết. Những tế bào gốc được chiết xuất từ máu kinh nguyệt và phát triển để tạo ra các loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Trong trường hợp này, các tế bào gốc được cấy vào các tế bào cơ tim. Hiện tại đây mới chỉ là một hử nghiệm ở nước ngoài, nhưng có thể bạn sẽ không biết rằng đến một lúc nào đó nó có thể hữu ích cho bệnh nhân suy tim.
7. Vật lạ đưa vào âm đạo sẽ không bị “nuốt” vào trong cơ thể
Khi đặt vòng, dùng tampon hay đặt một dụng cụ y tế nào đó trong âm đạo, nhiều phụ nữ e ngại chúng có thể rơi ra khỏi “cô bé” và chui vào cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế điều này không chính xác.
Âm đạo của phụ nữ là một khoảng trống có thể co giãn được. Thông thường, hai bên thành của âm đạo sẽ khép vào nhau cho tới khi có một vật gì đó đặt ở giữa. Ở phía cuối khoảng trống có thể co giãn này là cổ tử cung. Cổ tử cung rất nhỏ và hẹp nên các vật lạ như tampon không thể chui vào được tới đây trừ khi có tác động mạnh vô cùng đặc biệt.
Theo Khám phá
Nguồng womansday