1. Giới thiệu chung về keo dán vải
1.1. Keo dán vải là gì
Keo dán vải là một loại keo được dùng để liên kết các bề mặt vải với nhau hay có thể đính phụ kiện trang trí lên vải. Từ lâu việc dùng kim chỉ để may đồ đã trở thành thói quen. Nhưng ngày nay, không chỉ dùng chỉ, mà có thể dùng đến keo dán vải.
Keo dán vải không chỉ giúp các bề mặt vải được kết dính mà còn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Do đó, sản phẩm này đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc trong ngành may mặc.
1.2. Các loại keo dán vải
Trước khi tìm hiểu về các sản phẩm keo dán vải phổ biến trên thị trường hiện nay, bạn cũng cần nắm được phân loại keo dán vải trên thị trường hiện nay. Theo đó keo dán vải thường sẽ được phân chia thành một số loại như sau:
1.2.1. Keo trong
Đây là loại keo dán vải rất phổ biến. Không khác gì tên gọi, sản phẩm có cấu tạo trong suốt và không để lộ vết dán kể cả khi keo khô. Vừa chắc chắn vừa đảm bảo thẩm mỹ nên rất được ưa chuộng. Hơn nữa, thời gian khô của keo này khá nhanh, độ bám hoàn hảo và hợp với nhiều chất liệu.
1.2.2. Keo sữa
Keo sữa có màu trắng đục giống sữa và kết dính ở mức trung bình, có thể dán nhiều bề mặt khác nhau. Việc dùng keo sữa an toàn vì không chứa thành phần độc hại đối với người sử dụng.
1.2.3. Keo dán vải 2 mặt (keo ép nhiệt)
Loại keo này cũng được dùng khá rộng rãi. Chúng ta thường thấy nhất ở các bảng tên, phù hiệu áo đồng phục đi học. Cách sử dụng keo ép nhiệt rất đơn giản, chúng có khả năng chống nước, chịu nhiệt tốt.
2. Tác dụng của keo dán vải
- Giúp gắn kết các mối nối của vải với nhau.
- Đây là loại keo chuyên dùng để dán các loại vải hoặc một số phụ kiện đính kèm giúp tiết kiệm thời gian.
- Tiện lợi cho những gia đình không có dụng cụ để may, sửa quần áo.
3. Sử dụng keo dán vải như thế nào
Tùy vào mỗi loại keo dán vải sẽ có cách sử dụng khác nhau. Cách dùng keo phổ biến thường theo trình tự sau:
- Đầu tiên: Bạn nên làm sạch bề mặt trái của vải cần dán để loại bỏ bụi bẩn.
- Tiếp theo: Vị trí bôi keo nên có độ rộng, không quá hẹp để tăng độ bám chắc chắn. Bôi lớp keo vừa đủ lên bề mặt vải.
- Kế tiếp: Đặt lên trên lớp vải hoặc phụ kiện đính kèm, trang trí lên lớp keo dán.
- Cuối cùng: Có thể tận dụng bàn là để ủi qua một lần nhằm giúp keo bám chắc. Nên để nhiệt độ của bàn ủi 140-160 độ.
4. Cách chọn keo dán vải
Như đã đề cập, keo dán vải có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ có những tính năng khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn keo dán vải cần dựa vào những tiêu chí sau:
4.1. Chọn keo dán vải nhất định phải chọn theo mục đích sử dụng
Nếu bạn đang cần loại keo dán vải để sửa quần áo, đính phụ kiện trang trí lên áo quần thì chọn loại keo chịu nước. Bởi vì quần áo phải giặt thường xuyên, keo chịu nước sẽ giữ được đồ bền nhất định.
Nếu đồ bạn cần dán phải tiếp xúc với nhiệt thường xuyên bạn nên dùng keo dán có khả năng chịu nhiệt. Chỉ đúng loại và phù hợp như vậy mới mang lại độ bền sau dán.
4.2. Chọn keo dán theo đặc điểm kết dính
Keo dán vải không phải đều đạt hiệu quả tốt trên mọi loại vải. Đối với những chất liệu có thành phần chống, việc này sẽ thể hiện ở hiện tượng vết ố , giòn vải, không dính và còn hư hỏng. Chính vì thế, trước khi quyết định mua keo, bạn hãy tìm hiểu vật liệu kỹ để mua được loại keo phù hợp.
Sau khi nắm được vật liệu bạn tìm hiểu thêm về loại keo mình mua và tìm tư vấn chi tiết ở nơi bán. Việc tham khảo thông tin hoặc nhờ tư vấn sẽ tốn một chút thời gian nhưng bù lại là sự yên tâm.
4.3. Kết cấu, thời gian khô, độ bám dính và đóng rắn
Tốc độ đóng rắn ở mỗi loại keo khác nhau. Có một số sản phẩm kết dính bằng cách bay hơi nhưng cũng có nhiều loại phản ứng với các thành phần trong không khí. Việc dán keo cần dựa vào đặc tính trên để mua sản phẩm. Bạn cũng lưu ý tìm hiểu điều này để đạt hiệu quả cao khi chọn sử dụng keo nhé.
4.4. Dung tích, giá thành
Dung tích sản phẩm phụ thuộc vào giá thành. Nếu bạn thường xuyên sử dụng và dùng nhiều nên mua dung tích lớn. Ngược lại chỉ nên mua dung lượng vừa phải vì nếu để lâu keo sẽ bị khô lại.
5. Top 10 keo dán vải tốt nhất hiện nay
5.1. Keo dán vải UHU
Keo UHU dễ dàng dán được nhiều vật liệu như: vải, gỗ, nhựa, thủy tinh,...Đây là loại keo có độ bám rất tốt, thời gian khô nhanh. Sản phẩm phù hợp để đính các phụ kiện trang trí lên quần áo, túi xách,... Được kết cấu trong suốt trong quá trình chờ keo khô, chúng ta có thể điều chỉnh được mối dán.
Keo UHU được thiết kế dưới dạng tuýp nên dễ sử dụng. Có nhiều dung tích khác nhau từ 7, 35, 125ml để lựa chọn.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Thương hiệu: UHU
- Loại: keo trong suốt
- Kết dính: vải, sợi, gỗ, giấu, cao su, sứ,...
- Thành phần: Polyvinyl Acetate
- Dung tích: 35ml, 125ml
- Giá bán : từ 10.900đ
5.2. Keo dán vải Sili Glue
Sili Glue cũng là cái tên khá quen thuộc. Đây là loại keo được dùng nhiều chuyên làm đồ handmade.
Keo lỏng, trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ. Sau khi keo khô sẽ không bị cứng, mọi người có thể giặt bình thường không phải sợ bị bong tróc.
Lưu ý: Chỉ nên giặt đồ bằng tay để đảm bảo độ bền đẹp cho sản phẩm.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Thương hiệu: OEM
- Loại: Keo lỏng, trong suốt, khô từ từ
- Kết dính: dán được các chất liệu vải, gỗ, giấy, nhựa,...
- Dung tích: 30ml, 100ml
- Giá bán : từ 8.100đ
5.3. Keo dán vải Gorilla fabric glue
Gorilla Fabric Glue “phù thủy” dán vải nhanh chóng. Được kết cấu dưới dạng gel trong suốt và dùng được cho nhiều chất liệu vải.
Đây là sản sản phẩm có thể thay thế hiệu quả cho kim chỉ may viền quần áo. Hơn nữa, nếu bạn muốn đính các loại hạt cườm tô điểm thêm cho trang phục thì thoải mái sử dụng.
Keo khô nhanh, không thấm nước, bền kể cả giặt sấy. Mặc dù vậy, sau khi dán phải để ít nhất 24 giờ để đảm bảo độ rắn. Thành phần trong loại keo này là Toluen có mùi hơi hắc nên để sản phẩm nơi khô ráo và hạn chế mùi.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Thương hiệu & xuất xứ: Gorilla Glue, Mỹ
- Kết dính: các loại vải; chịu nhiệt
- Dung tích: 73,9ml
- Giá bán : từ 275.000đ
5.4. Keo dán vải Mod Podge
Keo dán vải Mod Podge cũng được nhiều người lựa chọn. Đây là keo gốc nước và khả năng bám dính của nó không thể chê vào đâu được. Ở Mod Podge thời gian bám tốt nhất sau 72 giờ. Keo có dạng sữa, dễ dùng và chống nước siêu tốt.
Kết cấu keo có dạng sữa, màu trắng đục, đảm bảo độ bóng sau khi khô, rất phù hợp để dán một số loại đồ dùng trang trí. Với khả năng chống nước tốt, sản phẩm có thể giặt bằng nước lạnh với tần suất sao cho thật phù hợp.
Một sản phẩm vừa là keo dán, vừa là chất phủ bề mặt gọi tên Mod Podge. Cũng có thể dùng “em” này phủ lên mép vải tránh tình trạng chỉ bị tưa.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Xuất xứ: Mỹ
- Kết dính: vải, gỗ, giấy,...
- Dung tích: 236ml
- Thành phần: Vinyl Acetate, phụ gia
- Giá bán : từ 255.000đ
5.5. Keo sữa WinQ đa năng
Mặc dù được sản xuất ở Việt Nam nhưng theo công nghệ Nhật Bản. Đây là loại keo dán tổng hợp chất lượng cao.
Độ bám dính nhanh và vô cùng chắc chắn, có khả năng chịu nước. Thành phần có trong keo an toàn không gây cháy nổ và độc hại cho người sử dụng.
Dễ dàng dùng keo để dán giấy, tranh dán tường và nhiều chất liệu khác.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Xuất xứ: Việt Nam
- Kết dính: vải, gỗ,..
- Dung tích: 40ml, 120ml
- Giá bán : từ 6.800đ
5.6. Keo dán Loctite 401
Loctite 401 là loại keo được so sánh về độ tiện dụng như keo 502 nhưng loại keo này có thêm những ưu điểm khác mà nhiều người dùng rất ưu ái. Loctite 401 có kết cấu lỏng, độ nhớt thấp, màu trong suốt hoặc màu vàng nhạt. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm là kết dính nhanh, độ bền cao, đa dạng chất liệu.
Keo Loctite 401 giúp kết dính tốt nhiều vật liệu khác nhau như kim loại, nhựa, gỗ, giấy, da và vải. Keo khô nhanh, được xem là loại keo lý tưởng dùng để sửa chữa cấp tốc và các hình thức sửa chữa quy mô nhỏ.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Khối lượng: 20g
- Thành phần: Ethyl cyanoacrylate
- Kết dính: Kết dính kim loại, nhựa, giấy, da, vải, gỗ...
- Thời gian khô/ Độ đông cứng: Nhanh
- Giá bán : từ 90.000đ
5.7. Keo sữa đa năng Elmer’s Glue All
Đúng như tên gọi keo sữa đa năng Elmer’s Glue All có thể dán nhiều vật liệu: vải, giấy, gỗ,... Sản phẩm không chứa chất độc hại nên không lo ảnh hưởng đến sức khỏe, thân thiện môi trường. Thiết kế chai dung tích đa dạng tiện lợi cho việc chọn sử dụng theo lượng phù hợp.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Thương hiệu và xuất xứ: Elmer’s, Mỹ
- Dung tích: đa dạng
- Kết dính: vải, giấy, gỗ,...
- Giá bán : từ 10.000đ
5.8. Keo dán vải Deli
Loại keo này ngoài dán vải còn dán được cả gỗ, da, kim loại,... Độ bám của keo rất tốt, sau khi khô keo trong suốt nên rất khó thấy nơi dán keo.
Sản phẩm được chế tạo từ những vật liệu lành tính, không chứa chất độc hại nên mọi người yên tâm sử dụng. Một điểm cộng cho Deli đó là nếu trong quá trình dán keo dính vào tay, bạn dễ dàng rửa lại với nước.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Thương hiệu: Deli
- Kết dính: vải, gỗ, da, cao su,...
- Dung tích: 7ml, 20ml
- Giá bán : từ 10.000đ
5.9. Keo dán vải Bison
Bison dễ dàng dán hay vá quần áo và một số đồ dùng khác trong gia đình. Sản phẩm không “kén” vải phù hợp cho nhiều loại vải: lanh, nỉ, jean, kaki,...
Thời gian dán khá nhanh, sử dụng dễ dàng không tốn nhiều thời gian. Được thiết kế dưới dạng tuýp không gây lãng phí trong quá trình dán vải.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Xuất xứ: Hà Lan
- Kết dính: nhiều loại vải
- Dung tích: 25ml
- Giá bán : từ 66.000đ
5.10. Keo dán vải Sewline
Loại keo này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sewline là dụng cụ hỗ trợ đắc lực trong việc thiết kế, may mặc. Chất keo nhanh khô, có thể giặt bằng nước. Một Sewline có rất nhiều tính năng bao gồm: dán quần áo, làm đồ handmade, thêu,...
Sản phẩm được thiết kế thành hình một cây viết nên rất dễ dùng, tiện lợi. Ngoài ra, 1 sản phẩm có thể dùng nhiều lần chỉ cần cho thêm keo vào.
Thông tin cơ bản về sản phẩm:
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Dung tích: Vỉ 2 thỏi
- Kết dính: các loại vải
- Giá bán : từ 145.000đ
6. Lưu ý sử dụng và các câu hỏi thường gặp
Việc sử dụng keo dán vải khá đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những thông tin sau để quá trình dán vải hiệu quả nhất.
6.1. Sử dụng keo dán vải cần lưu ý gì
Khi sử dụng keo để dán các bề mặt vải, tốt nhất là bạn nên sử dụng mặt trái của vải để dán keo.
Chỉ nên sử dụng keo dán trên các bề mặt vải dày dặn như kaki, jeans, nỉ hoặc một số chất liệu khác. Hạn chế việc dán keo trên các loại vải như ren, voan, sơ mi quá mỏng,… bởi nó có thể khiến lớp keo bị thấm ra bên ngoài.
Keo dán vải có thời gian khô khá nhanh, vì vậy người dùng cần xác định đúng vị trí dán và dán ngay sau khi bôi keo, hạn chế tình trạng keo có thể bị khô nhanh chóng.
6.2. Keo dán vải dùng dán vải vào gỗ được không?
Có nhiều loại keo dán vải có thể dùng vải dán vào gỗ. Tùy vào mục đích sử dụng của bạn nên cân nhắc mua loại keo phù hợp. Bạn có thể dùng thời gian tìm hiểu hoặc nhờ nhân viên tư vấn chính xác nhất. Không nên mua “đại” điều này sẽ kéo theo độ dán không được chắc chắn và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
6.3. Keo dán vải dùng dán đá vào vải được không?
Keo dán vải có thể đính một số phụ kiện vào quần áo để trang trí tăng sự độc đáo. Tuy nhiên không phải loại keo nào cũng có độ bám chắc chắn. Vì thế, bạn nên lựa chọn loại keo có thể đính đá vào vải để có độ bám chắc nhất.
6.4. Keo dán vải dùng dán giày vải được không?
Câu trả lời là được. Keo dán vải có nhiều loại dán giày vải rất chắc chắn và đảm bảo được độ thẩm mỹ.
6.5. Keo 502 dán vải được không?
Thực chất keo 502 không phải và loại keo chuyên dụng dành để dán vải. Nhưng nếu có gặp một số rắc rối nhỏ, bạn hoàn toàn sử dụng được keo 502.
Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận sử dụng với liều lượng ít nhỏ từ từ tránh làm vải bị cứng và mất thẩm mỹ.
7. Cách làm sạch keo dán trên vải
Bạn phát hiện có một lớp keo bám trên vải gây mất thẩm mỹ. Điều bạn cần làm là nên đợi keo khô hẳn sau đó chuẩn bị một số vật dụng để gỡ lớp keo đáng ghét đó ra.
Bạn dùng một chiếc kéo hay một con dao gỡ từ từ lớp keo đã khô ra. Sau đó, bạn cho thêm một ít xà phòng lên vết keo rồi giặt nhẹ nhàng để loại bỏ vết keo còn lại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một ít xăng thoa lên vết keo để lấy lớp keo. Tuyệt đối không dùng xăng cho những loại vải phai màu nhé!
Bạn và Yeutre.vn vừa xem qua một số thông tin bổ ích về keo dán vải, một loại keo rất cần thiết trong may mặc, làm đồ thủ công. Hy vọng, chia sẻ này cùng top 10 các sản phẩm keo dán vải tốt nhất hiện nay, sẽ giúp bạn dễ dàng chọn mua, cũng như sử dụng khi có nhu cầu dùng loại này nhé.
Nguyễn Dung tổng hợp