Hướng dẫn cách ăn trái cây "chuẩn" cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho trẻ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cho trẻ ăn trái cây theo từng độ tuổi như thế nào mới đúng và giúp con hấp thu dinh dưỡng nhiều nhất?

banner ads

1. Trẻ từ 6 tháng tuổi - 8 tháng tuổi

Trẻ tập ăn trái cây

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn các thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong đó, trái cây được coi là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ mới lần đầu ăn dặm vì trái cây lành tính, dễ tiêu hóa, mùi vị cũng dễ chịu, nhiều dinh dưỡng.

Tuy nhiên ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ được cho ăn trái cây như thế nào thì tốt nhất? Theo các bác sĩ, ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, dù trái cây có lành tính nhưng cũng không thể cho ăn "vô bổ" vì có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

banner ads

- Mẹ chỉ cho trẻ ăn một ít một, dần dần tăng số lượng theo nhu cầu. Ví dụ, cho trẻ ăn táo thì chỉ cần 1/6 trái táo là được.

- Các loại trái cây như táo, lê thì nên hấp chín, tán nhuyễn và trộn cùng cháo, yến mạch hoặc sữa mẹ, sữa công thức cho trẻ thưởng thức. Nếu nấu chín trái cây sẽ đảm bảo hệ tiêu hóa tiêu hóa dễ dàng và không bị ảnh hưởng nhiều.

- Với các loại trái cây mềm như chuối, bơ thì mẹ có thể tán nhuyễn trộn sữa mà không cần nấu chín.

- Một số loại có tính nóng như chôm chôm, xoài, nhãn, mãng cầu... thì nên hạn chế cho trẻ ăn vì con có thể bị nóng, táo bón hoặc đi ngoài.

- Nên cho trẻ ăn trái cây theo mùa để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho con.

2. Trẻ từ 9 tháng tuổi trở đi

Không cần nghiền nhuyễn trái cây cho trẻ

Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã làm quen với rất nhiều thực phẩm, trong đó có cả thịt, hải sản, vì vậy, trẻ có thể ăn thêm nhiều loại trái cây hơn như kiwi, cam, quýt, đu đủ, thanh long, nhãn, xoài... Một số loại trái cây có tính nóng thì mẹ vẫn cho ăn ít đi để tránh làm trẻ nóng trong người và táo bón.

- Ngoài ra, từ 9 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều có từ 2 - 8 răng và đây cũng là giai đoạn trẻ học nhai nên mẹ có thể cho trẻ cầm miếng trái cây và tập nhai thay vì nghiền nhuyễn.

- Lượng trái cây giai đoạn này cũng không nên quá nhiều, chỉ nên cho trẻ ăn thêm sau bữa ăn chính 1 tiếng khoảng 1 miếng trái cây nhỏ. Có thể ăn kèm cùng sữa chua, sữa mẹ.

- Khi mẹ cho trẻ ăn một loại trái cây mới cần kiểm tra xem trẻ có dị ứng không. Ví dụ như dứa chẳng hạn, dứa có khả năng gây nóng và dị ứng, nhiều trẻ ăn vào sẽ có xu hướng nổi mụn trên người, sưng môi, bong da sau khi ăn...

3. Những lưu ý khác khi cho trẻ ăn trái cây

- Mẹ cần phải rửa sạch trái cây và gọt vỏ cho trẻ ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.

- Để hạn chế dị ứng mẹ có thể đem hấp chín hoa quả trước khi cho trẻ ăn.

- Cho trẻ ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát xem sau khi ăn trẻ có dấu hiệu ngứa, dị ứng hay đi ngoài không.

- Không thay thể trái cây với rau xanh trong các bữa ăn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI