Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chất MBT (mercaptobenzothiazole),được sử dụng để sản xuất cao su “có thể gây ung thư”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chất MBT (mercaptobenzothiazole) được sử dụng để sản xuất cao su “có thể gây ung thư”. Được biết, chất này thường có trong các sản phẩm như găng tay cao su, bao cao su, bề mặt sân chơi mềm, ống nhựa y tế, lốp xe, lót cao su cho giày, nệm hơi, núm vú cho trẻ sơ sinh, mũ bơi và kính bảo hộ.
Tại một cuộc họp tại Lyon, Pháp, 24 chuyên gia đến từ 8 quốc gia cho biết, họ đã có đủ bằng chứng để liệt kê hóa chất này vào danh sách các chất gây dị ứng da và gây ung thu.
Giáo sư Hans Kromhout, một thành viên của ủy ban nghiên cứu hóa chất cho biết: “Chất này đã được xác nhận có trong găng tay, núm vú bình sữa và núm vú giả”. Trước thông báo này, người tiêu dùng đang rất lo lắng cho vấn đề sức khỏe của mình cũng như người thân. Họ bắt đầu hạn chế sử dụng các sản phẩm có thành phần vật liệu cao su.
Cơ quan quốc tế của WHO nghiên cứu về ung thư đã xem xét các dữ liệu về chất này. Trong đó, họ cũng tiến hành xem xét một nghiên cứu của công nhân tại nhà máy hóa chất Welsh. Nghiên cứu do Giáo sư Tom Sorahan, thuộc Đại học Birmingham thực hiện. Họ đã kết nối chất MBT với bệnh ung thư ruột và một loại ung thư máu. Tuy nhiên, vì công nhân tại nhà máy có tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau nên các nhà nghiên cứu chưa thể kết luận rằng MBT là nguyên nhân chính gây bệnh.
MBT thường có trong các sản phẩm như găng tay cao su, bao cao su, bề mặt sân chơi mềm, ống nhựa y tế, lốp xe, lót cao su cho giày, nệm hơi...
...hay núm vú cho trẻ sơ sinh, mũ bơi và kính bảo hộ.
Trên tạp chí Lancer Oncology, WHO đã thông báo rằng MBT làm tăng nguy cơ ung thư ở động vật, điều này khiến mọi người nghi ngại về mức độ gây hại của nó với sức khỏe con người.
Một phát ngôn viên cho biết: “MBT được sử dụng chủ yếu trong sản xuất sản phẩm cao su và công nhân trong ngành công nghiệp hóa chất và cao su chúng là đối tượng tiếp xúc nhiều nhất với hóa chất này. Người tiêu dùng có thể tiêp xúc với một lượng nhỏ MBT qua tiếp xúc da với một số mặt hàng cao su như găng tay và giày dép hoặc hít phải bụi lốp xe. Rủi ro đối với người dân từ các loại tiếp xúc trên chưa được nghiên cứu”.
Giáo sư Sorahan đã cho biết, một lượng lớn MBT thải ra từ các nhà máy có thể gây nguy hiểm, tuy nhiên lượng nhỏ trong các sản phẩm hàng ngày thì không có khả năng gây hại. WHO thừa nhận rằng họ chưa thể xác định rõ mức độ nguy hiểm của vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà vận động kêu gọi người dân nên cẩn trọng khi mua các sản phẩm có chứa chất MBT.
Theo Khám phá