Cấu tạo và chu kỳ phát triển của tóc
Để đánh giá được đâu là hiện tượng rụng tóc đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và chu kỳ sinh trưởng của tóc.
Tóc mọc dài ra khoảng 1cm mỗi tháng, có thành phần chính là protein. Tuổi thọ của một sợi tóc cao nhất là 4 năm và chúng được mọc ra từ các nang tóc nằm dưới da đầu.
Trên da đầu có trung bình 120.000 nang tóc. Dinh dưỡng cần thiết cho tóc được cung cấp qua papilla, một bộ phận ở dưới cuống tóc tiếp xúc trực tiếp với máu.
Khi tóc đã trưởng thành chúng bước vào giai đoạn nghỉ ngơi khoảng 2-3 tháng và sau đó rụng đi để vị trí đó cho một sợi tóc khác mọc lên thế chỗ.
Như vậy nếu tóc rụng đi theo chu kỳ tự nhiên của mình thì không có gì đáng lo ngại.
Hiện tượng rụng tóc
Một số người rụng 50 sợi tóc mỗi ngày, một số người khác có thể rụng lên đến 100 sợi. Thường khi bạn chải đầu, gội đầu thì tóc sẽ rụng nhiều hơn.
Số tóc rụng này là số tóc đang trong giai đoạn nghỉ ngơi. Những sợi tóc đang chuẩn bị để sẵn sàng rụng xuống này dưới tác động của ngoại lực đã rụng xuống sớm hơn. Vì thế dù bạn có gội đầu 1 lần/tuần thì lượng tóc bị rụng này vẫn không thay đổi. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề với chứng rụng tóc thì cũng không nên tránh việc gội đầu.
Theo tỉ lệ tự nhiên, số tóc ở giai đoạn nghỉ ngơi trên đầy bạn sẽ chiếm khoảng 15% số tóc. Nếu lượng tóc bạn bị rụng nhiều hơn 20% tổng số tóc thì lúc này bạn đã bị rụng tóc nhiều. Ta cũng gọi trường hợp này là có hiện tượng rụng tóc và cần được tìm hiểu điều trị.
Bạn nên xem xét cách rụng tóc như: Rụng tóc khắp nang đầu hay chỉ một số vùng nhất định? Từ một điểm hay nhiều điểm? Có để lại đường viền rõ rệt? Nang tóc có bị tổn thương? Nhanh hay chậm?... để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc. Chúng cho bạn biết vì sao tóc rụng, kéo dài bao lâu và có thể làm gì để ngăn chặn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc nên việc phát hiện ra chúng để ngăn chặn, điều trị là cần thiết bạn nhé.
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tật nguy hiểm từ hiện tượng rụng tóc bạn nên biết
Hiện tượng rụng tóc có thể do stress, tác động xấu đến tóc, chăm sóc tóc không đúng cách,…, nhưng chúng cũng có thể là dấy hiệu cảnh báo một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Dưới đây là một số những trường hợp đáng quan tâm:
Rối loạn tự miễn
Dấu hiệu của điều này là tóc rụng thành từng vùng nhưng không rụng từng mảng và không gây hói hoàn toàn.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Tóc thưa và rụng nhanh có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Các dấu hiệu cảnh báo kèm theo của hội chứng này như xuất hiện râu trên mặt, kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá và u nang ở buồng trứng. Bạn nên sớm tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những biến chứng của PCOS, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao, vô sinh và trầm cảm.
Thiếu máu, thiếu sắt
Thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến rụng tóc nhưng cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, tay chân lạnh, suy nhược và làn da nhợt nhạt.
Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
Suy tuyến giáp có thể khiến tóc rụng từng vùng rất lớn. Cùng với điều này là các triệu chứng khác như: tăng cân không giải thích, mệt mỏi, táo bón, trầm cảm và khó tập trung.
Lupus
Chứng này gây rụng tóc đi kèm với mệt mỏi thường xuyên, đau khớp, sưng, đau cơ, đau đầu, viêm loét miệng, trở nên nhạy cảm với ánh sáng và có dấu hiệu phát ban hình bướm trên má và mũi.
Da đầu nhiễm trùng
Da đầu bị nhiễm trùng, nấm sẽ gây nên rụng tóc nghiêm trọng. Lúc này bạn cần điều trị bệnh ở da đầu để tóc có môi trường phát triển khỏe mạnh.
Tắc động mạch
Chứng này thường gây rụng tóc ở nam giới. Thực tế chứng hói đầu ở đỉnh đầu của nam giới thường là do tắc động mạch gây ra. Tắc động mạch có mối liên hệ với bệnh tim mạch vành đấy bạn nhé.
Như vậy, hiện tượng rụng tóc là khi rụng tóc được xác định như một bệnh lý. Lúc này chúng khó điều trị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Bạn nên quan tâm để điều trị bạn nhé.
Yeutre.vn (Tổng hợp)