Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng khi cho con bú mẹ

Việc thúc đẩy công cuộc nuôi con sữa mẹ sẽ cứu được khoảng 820.000 sinh mạng trẻ em mỗi năm - 87 phần trăm trong số này là trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi. Gần một nửa tổng số ca tiêu chảy nặng và một phần ba của tất cả các ca nhiễm trùng đường hô hấp sẽ được ngăn chặn nhờ bú sữa mẹ.

banner ads

43835-ut-buong-trung-1.jpg

Đó là một trong rất nhiều kết quả của một loạt nghiên cứu từ Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet vừa công bố. Loạt công trình nghiên cứu khoa học về nuôi con sữa mẹ này của Lancet được mở đầu tại Hội nghị đối tác ở Thủ Đô Washington của Mỹ ngày 29/1/2016 và đây là một trong những công trình khoa học đưa ra những bằng chứng mới tập trung vào các chủ đề chính được nêu bật trong Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em, và trẻ vị thành niên. Theo đó, việc thúc đẩy công cuộc nuôi con sữa mẹ sẽ cứu được khoảng 820.000 sinh mạng trẻ em mỗi năm - 87 phần trăm trong số này là trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi. Gần một nửa tổng số ca tiêu chảy nặng và một phần ba của tất cả các ca nhiễm trùng đường hô hấp sẽ được ngăn chặn nhờ bú sữa mẹ.

Đối với người mẹ, trong cả cuộc đời, cứ mỗi hai năm đầu đời của con mà mẹ cho con bú, người mẹ được giảm sáu phần trăm nguy cơ bị ung thư vú dạng nguy hại. Người mẹ cũng sẽ được giảm được nguy cơ ung thư buồng trứng. Hiện nay có khoảng 20.000 trường hợp tử vong ung thư vú được tránh mỗi năm nhờ cho con bú; và việc cải thiện tỉ lệ nuôi con sữa mẹ sẽ có thể ngăn chặn tiếp cho 20.000 ca tử vong do ung thư vú mỗi năm. Nuôi con sữa mẹ là một trong số ít những hành vi có lợi cho sức khoẻ, nhưng lại phổ biến ở các nước nghèo hơn là ở những nước giàu có, và ở các nước nghèo, cho con bú là một hành vi được thấy thường xuyên hơn ở những bà mẹ nghèo.

Nếu không cho con bú, khoảng cách con số tử vong trẻ em giữa người giàu và người nghèo sẽ còn cách biệt xa hơn nữa. Mặc dù khuyến nghị quốc tế đã nêu rõ rằng tất cả trẻ em cần được bú sữa mẹ hoàn toàn (chỉ sữa mẹ và không gì khác) từ khi sinh ra đến sáu tháng tuổi, nhưng tỷ lệ này trên toàn cầu vẫn chỉ đang ở mức 35,7%. Mục tiêu toàn cầu của Hội đồng Y tế Thế giới là các nước phải tăng tỉ lệ cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đời – tối thiểu của mỗi quốc gia là 50% vào năm 2025.

Ông Werner Schultink, giám đốc dinh dưỡng tại UNICEF cho hay, "Nuôi con sữa mẹ là nền tảng của sự sống, dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ em. Cần có sự đầu tư nghiêm túc hơn hơn để thúc đẩy công cuộc nuôi con sữa mẹ và để khuyến khích các chính phủ, các chuyên gia y tế, công sở, cộng đồng và gia đình để tạo nên một môi trường hỗ trợ, bảo vệ và khuyến khích nuôi con sữa mẹ. " Đồng quan điểm trên, Giám đốc điều hành của Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation, Bác sĩ Sue Desmond-Hellmann cũng khẳng định, "Các bằng chứng từ loạt công trình nghiên cứu này cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết, sữa mẹ là dươc phẩm được cá thể hóa một cách tuyệt đỉnh. Nuôi con sữa mẹ giúp trẻ em phát triển và dẫn dắt xã hội trên con đường đến thịnh vượng. Loạt công trình nghiên cứu này dõng dạc đưa ra lời kêu gọi tất cả chúng ta phải hành động. Với quyết tâm chính trị cao hơn và đầu tư nhiều hơn, chúng ta có thể đặt trẻ em ở khắp mọi nơi trên thế giới vào một con đường hướng tới cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng - bắt đầu việc cho con bú mẹ."

Theo SKĐS

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI