Đừng hỏi vì sao ngày nay trẻ vô cảm

Trẻ con ngày nay học rất nhiều: nào ngoại ngữ, nào nhạc lý, cả dancesport, hội họa và tất tần tật các môn học ở trường. Chúng biết rất nhiều nhưng lại không biết cách vượt qua khó khăn. Nói cách khác là chúng thiếu đi cái mà ông bà vẫn thường đòi hỏi con cháu họ đó là ý chí.

banner ads

4989-a1.jpg

Để trẻ phát triển toàn diện nên cho trẻ vừa học vừa vui chơi thư giãn trải nghiệm cuộc sống

Công nghệ sản xuất gà công nghiệp

Cha mẹ ngày nay sợ con đối mặt với rủi ro, nguy hiểm. Họ bảo bọc con như nâng niu một quả trứng, lúc nào cũng sợ nó vỡ mất. Tâm lý sợ con thất bại, sợ con nhiễm thói hư tật xấu, sợ con bị lừa lọc trong một xã hội có quá nhiều thay đổi mang tên hiện đại đã dẫn đến nhiều sai lầm trong cách định hướng phát triển nhân cách con trẻ.

Đứa trẻ lớn lên luôn được tiêm nhiễm cái ý nghĩ ở ngoài kia toàn những cái xấu cần xa tránh khiến nó trở nên sợ hãi, rụt rè và chỉ muốn được ở trong vòng tay của cha mẹ. Đến tuổi dậy thì, những thay đổi tâm sinh lý làm đứa trẻ trở nên bướng bỉnh, khó tiếp thu nhưng lại thích trải nghiệm điều mới lạ.

Lớn lên trong một môi trường không phân biệt đầy đủ tốt xấu với một vốn sống hạn hẹp, trẻ bước vào đời một cách hoàn toàn thụ động và có phần ngô nghê. Khi khó khăn thì nản lòng. Khi bị khích bác thì sừng sổ nhưng lại dễ bị sa bẫy.

Quan niệm con cái là cái rốn của vũ trụ

Trẻ được chăm sóc, nâng niu từng chút một từ việc ăn uống đến đi lại. Bất cứ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi nào của trẻ cũng đều có người đáp ứng ngay lập tức và ngay tại chỗ. Trẻ quen được sống như một ông hoàng và những người khác là kẻ phục tùng. Điều này làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, coi thường người khác và đặt mình làm trên hết.

Thêm vào đó, tâm lý bù đắp sau những năm vất vả hay sau khoảng thời gian dài công tác xa nhà khiến bố mẹ không tiếc tiền mua sắm và đáp ứng cho con cái bằng những món đồ xa xỉ. Giá trị của đồng tiền được coi rẻ, đồng nghĩa với việc giá trị lao động đặt xuống thấp hơn những ảo tưởng hưởng thụ. Tất cả những điều này đều có thể trở thành nguyên nhân làm hư con trẻ.

Muốn con trở thành thiên tài nhưng lại không cho trẻ trải nghiệm cuộc sống

4987-bai-tap-cho-tre-mam-non-1.jpg

Để con có thành tích học tập tốt nhất, ba mẹ luôn tranh thủ "vắt" kiệt sức của con

Đứa trẻ lên ba ngày nay đã phải vắt chân vào một cuộc chạy đua thành tích của bố mẹ. Nó buộc phải chấp nhận một quy luật ngược là trở thành thiên tài trước khi thành một đứa trẻ có ích. Chính vì thế, không cần biết năng lực đứa trẻ đến đâu, cha mẹ vô tình buộc nó phải vắt kiệt sức để học tập và đạt thành tích tốt nhất. Thời gian cho các môn học đã chiếm hết quỹ thời gian vui chơi của trẻ. Và như thế, mối tương tác giữa người với người, giữa người với vạn vật trở thành điều xa xỉ với bọn trẻ. Chúng trở nên những "thiên tài giấy" đúng nghĩa.

Không có động lực, không có mục tiêu phấn đấu

Cha mẹ thường nhảy bổ ra nâng đỡ khi con chẳng may vấp ngã. Chỉ một chút khó khăn, bố mẹ đều có thể giải quyết thay cho con. Trong một môi trường không có lý do để phải bỏ sức, tốn công như vậy sẽ khiến cho trẻ mài mòn dần mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời buồn tẻ mình thay vì đề ra rất nhiều mục tiêu và lý tưởng để phấn đấu đạt được. Nhiều trẻ còn có ý nghĩ “không cần phải cố gắng học hành làm gì vì đã có bố mẹ đỡ đầu”. Vì thế, ngay cả mục tiêu học hành cũng không thể hình thành trong ý nghĩ của trẻ. Không biết lo cho bản thân chứng tỏ trẻ cũng không có trách nhiệm với cuộc đời mình. Và không có lý do gì để tin rằng một đứa trẻ như vậy sẽ có trách nhiệm với những việc của người khác và của xã hội.

Hội chứng nghiện công nghệ

Đây là thời đại của công nghệ và ai không biết về công nghệ coi như người mù. Nói như thế rất đúng bởi chúng ta không thể để tụt lại trong khi xã hội ngày càng phát triển không ngừng. Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ lên cảm xúc của con người lại là điều mà chính các nhà khoa học công nghệ vẫn phải băn khoăn.

4986-20140507-0408-sudungmaytinhbang-2.jpg

Nhiều người lo ngại trẻ tiếp xúc với công nghệ sớm sẽ trở nên vô cảm

Các nhà nghiên cứu ở Anh đang báo động tình trạng trẻ nhỏ tiếp cận và nghiện công nghệ từ quá sớm. Họ lo ngại khi đến tuổi trưởng thành những đứa trẻ này sẽ trở thành những con người vô cảm và quay lưng lại với tất cả những cảm xúc giá trị của con người. Cũng chính họ đã khuyên các bậc cha mẹ hãy nên cho con quay trở lại với những trò chơi truyền thống để con trẻ tập cho mình những cảm xúc người hơn. Vậy nhưng điều đáng buồn là nhiều bậc cha mẹ trong chúng ta lại coi việc cho con tiếp xúc công nghệ từ sớm như một cách để khẳng định sự sành điệu.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI