Dưới đây là những loại rượu nổi tiếng nhất từ Bắc chí Nam của đất nước.
Rượu Phú Lễ - Bến Tre
Rượu có độ cồn rất cao, nồng và gắt nhưng không gây đau đầu khi uống. Người dân thường dùng rượu để ngâm với chuối hột.
Rượu Phú Lễ.
Rượu Kim Long – Quảng Trị
Đây là loại rượu đế nổi tiếng tại huyện Hải Lăng. Rượu muốn ngon phải được ngâm nước lạnh 10 ngày sau khi nấu xong.
Rượu Kim Sơn – Ninh Bình
Tên rượu được lấy theo tên vùng nấu rượu là huyện Kim Sơn. Loại rượu này có độ nồng cao, trong vắt. Khi nấu nếu tăm rượu càng to thì rượu sẽ càng ngon. Rượu uống thơm dịu, càng để lâu càng ngon, thường được dùng để ngâm với tắc kè, rắn…
Rượu Xuân Thạnh – Trà Vinh
Rượu có hai loại là trắng và đỏ. Loại đỏ thì nhẹ hơn, còn loại trắng thì có độ cồn ngang với rượu Phú Lễ.
Để nấu được rượu người dân phải chọn lọc các giống nếp nước ngọt dẻo ngon của vùng Nam Bộ này như: nếp mỡ, nếp thơm, nếp bông chát…
Rượu Bàu Đá – Bình Định
Rượu Bàu Đá.
Đây là loại rượu nổi tiếng của vùng đất võ Tây Sơn. Rượu được nấu từ gạo, nếp, ngô… Nhưng loại nặng nhất vẫn là nấu từ khoai mì. Rượu rất nặng và có màu trong suốt, ai uống không quen sẽ bị choáng với một ly nhỏ.
Rượu Bó Nặm – Bắc Kạn
Được lên men từ ngô và thảo dược, đây là loại rượu nổi tiếng của tỉnh miền núi phía Bắc. Rượu hơi ngọt và thơm ngon. Rượu nấu theo phương pháp truyền thống thường có màu hơi đục.
Rượu Gò Đen - Long An
Rượu này nổi tiếng nhất ở Bến Lức (Long An), độ cồn lên đến 50 độ. Rượu được nấu từ nếp mỡ,nếp than hay là gạo. Rượu uống đúng chuẩn phải cho vào hũ sành được ngâm dưới ao 100 ngày mới vớt lên dùng.
Rượu làng Vân
Rượu làng Vân được phong là Vân hương mỹ tửu là loại rượu được tiến cống cho hoàng cung khi xưa. Rượu được nấu từ sắn hay gạo. Rượu có mùi thơm đặc biệt do hương liệu của nếp cái hoa vàng ở làng Vân cùng với công đoạn chưng cất bí truyền nơi đây.
Rượu cần – Tây Nguyên
Rượu Cần trong lễ hội của người Ê Đê.
Rượu cần là thức uống trong lễ hội và thờ cúng của người Ê Đê sinh sống rải rác ở các tỉnh Tây Nguyên. Rượu được ủ trong các vại sành được gọi là ché. Quá trình lên men tự nhiên không có đun nấu. Khi uống rượu, người ta hút chúng qua một ống tre hay trúc đã được đục lỗ.
Rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Rượu này do người Dao ở trên núi Mẫu Sơn chưng cất. Rượu được nấu từ gạo và hơn 30 loại lá thuốc cùng nước suối nguồn trên đỉnh núi. Rượu trong suốt có vị thơm ngon, đậm đà không nồng , không gắt.
Ngoài ra còn có một số danh rượu nổi tiếng khác của Việt Nam như:
- Rượu San Lùng – Lào Cai, Hà Giang
- Rượu ngô Bắc Hà.
- Rượu Sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc.
- Rượu Thanh Kim – SaPa
- Rượu Đá Bạc - Thừa Thiên Huế
- Rượu Hồng Đào - Quảng Nam
- Rượu Vang - Đà Lạt (Lâm Đồng)
Yeutre.vn (Tổng hợp)