Đây là những nguyên nhân khiến mẹ mang bầu “xấu như Thị Nở”

Sự thay đổi hormone và những áp lực thai kỳ không chỉ khiến cân nặng, làn da mà các điểm khác trên cơ thể mẹ cũng trở nên xấu xí hơn. Nhiều mẹ đã ví mình "xấu như Thị Nở" khi bầu bí.

banner ads

Dưới đây, yeutre.vn sẽ chỉ ra cụ thể các vị trí đó để các mẹ có cách hạn chế nhé!

Nám da

1
Nám da là hiện tượng dễ gặp trong thai kỳ.

Triệu chứng nám da xuất hiện hầu hết ở các mẹ bầu. Vị trí thường xuất hiện của chúng là mũi và vùng má. Nguyên nhân của chứng này là do sự gia tăng hormone estrogen gây ra sự gia tăng sản xuất melanin trên da.

Mụn

Sự gia tăng lượng kích thích tố thai kỳ cũng khiến gây ra mụn cho mẹ bầu. Để hạn chế điều này mẹ cần giữ cho da mặt sạch sẽ nhưng cần tránh các loại kem trị mụn vì chúng không tốt cho sức khỏe. Triệu chứng này sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu nên mẹ đừng lo lắng nhé.

Quầng thâm ở mắt

Các quầng thâm ở mắt mẹ bầu có thể bạo phát trong 3 tháng cuối khi các giấc ngủ khó ngon do bụng bầu cồng kềnh. Lúc này mẹ nên dùng vài lát khoai tây chà nhẹ dưới mắt hàng ngày để giảm quầng thâm. Ngoài ra, nên lựa chọn tư thế thoải mái để ngủ, dùng gối ôm và dùng thực phẩm dễ ngủ để ngủ ngon hơn.

Da tay khô ráp

Trong những tháng đầu mang thai da tay của mẹ bầu có thể khô ráp, nứt nẻ. Để giảm sự xuống sắc cho làn da tay mẹ nên dùng các loại kem dưỡng từ thiên nhiên để chúng luôn mịn màng. Điều lưu ý là mẹ cũng cần tránh các sản phẩm làm đẹp từ hóa học để chăm sóc da tay để tránh làm hại cho thai nhi.

Mắt sưng

Sự phát triển của thai nhi khiến cho áp lực lên các mạch máu ở vùng bụng, chân tăng lên. Điều này dẫn đến quá trình lưu thông máu chậm lại và gây ra chứng sưng phù ở mắt. Lúc này để giảm sưng mắt mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh đứng quá lâu.

Chứng này khá phổ biến, mẹ bầu không cần lo lắng.

Rạn da

12
Vết rạn khi đã xuất hiện khó biến mất.

Hiện tượng rạn da thường xảy ra ở vùng bụng, mông, ngực, đùi do sự gia tăng cân nặng đột ngột. Các cách ngừa rạn da chủ yếu như bôi dầu oliu, dầu  dừa hay kem chống rạn chiết xuất được thiên nhiên. Tuy nhiên cách giảm rạn tốt nhất là kiểm soát cân nặng. Các vết rạn khi đã xuất hiện thì sẽ không mất đi đâu các mẹ nhé.

Móng tay dễ gẫy

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ móng tay của mẹ bầu sẽ dễ dàng bị gẫy hay xước do quá mềm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng là do sự thay đổi hormone. Lúc này mẹ có thể hạn chế bằng cách chà nhẹ tỏi lên móng tay để giúp chúng cứng hơn.

Môi khô, nẻ

Mẹ bầu cần uống 2,5 lít đến 3 lít nước mỗi ngày. Nếu uống không đủ nước thì môi mẹ bầu có thể bị khô, nẻ. Thực tế thì nhiều mẹ không cung cấp đủ lượng nước này cho mình trong ngày.

11
Uống đủ nước để môi không nứt nẻ.

Xuất hiện nốt ruồi

Một trong những yếu tố phá hoại nhan sắc mẹ bầu là các nốt rùi, mụn hay vết sẹo mờ hay cũ lại có xu hướng xuất hiện rõ ràng, lớn hơn và sẫm màu hơn. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau khi mẹ sinh.

Phát ban trên da

Nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao có thể khiến cơ thể phát ban. Để hạn chế điều này mẹ nên uống nhiều nước, ăn mặc thoáng mát, thường xuyên tắm táp. Nếu cảm thấy ngứa ngáy thì mẹ nên gặp bác sĩ để được sử dụng thuốc bôi an toàn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI