Danh sách các thực phẩm mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều vào mùa hè

Mùa hè đến, mẹ cũng cần phải xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ để phòng các bệnh mùa hè như tiêu chảy cấp, nổi mề đay, rôm sẩy... Trong đó, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau trong mùa hè.

banner ads

1. Quả vải

50577-3696905042951-trai-vai.jpg

Không cho trẻ ăn nhiều vải vào mùa hè

Quả vải là một trong những "thức quà" thơm ngon, ngọt dịu vào mùa hè. Tuy nhiên, cho trẻ ăn nhiều vải đặc biệt ăn vào sáng sớm khiến con có nguy cơ bị tiểu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi lạnh...

Vào mùa hè mẹ chỉ nên cho trẻ ăn vài trái vải để thưởng thức, tuyệt đối không ăn nhiều gây hại cho sức khỏe.

2. Đậu ván

Là một trong những loại đậu phổ biến vào mùa hè và thường được dùng để nấu chè giải khát. Tuy nhiên, khi trẻ con ăn nhiều đậu ván sẽ làm tổn thương hồng cầu và dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Do đó, khi cho trẻ ăn chè đậu ván hoặc xôi đậu ván, mẹ chỉ cho trẻ ăn với lượng rất ít để cung cấp thêm vitamin cho con.

3. Hạnh nhân

50578-gia-hat-hanh-nhan-bao-nhieu-1kg1.jpg

Ăn nhiều hạnh nhân trẻ có thể ngộ độc

Hạnh nhân là nguồn dồi dào vitamin E, canxi, sắt, phốt pho, magie và nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Đó là lí do rất nhiều mẹ sử dụng hạnh nhân như thực phẩm vàng trong ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, ít mẹ biết rằng, vào mùa hè, nếu trẻ ăn quá nhiều hạnh nhân có thể sẽ bị tiêu chảy và nặng hơn là ngộ độc.

Do đó, nếu mẹ muốn cho trẻ ăn hạnh nhân hãy sử dụng ít để làm bánh, ăn kèm sữa chua. Chỉ nên sử dụng hạnh nhân như một thực phẩm ăn nhẹ và ăn với số lượng ít.

4. Đậu Hà Lan

Tương tự như hạnh nhân, đậu hà lan cũng được coi là "thực phẩm vàng" trong thực đơn của trẻ. Do đậu hà lan rất giàu chất xơ cùng các vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, với những trẻ hệ tiêu hóa yếu, ăn nhiều đậu hà lan có nguy cơ bị ngộ độc và đau bụng.

Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 2 lần/tuần đậu với số lượng vừa phải.

5. Mì tôm

Mì tôm được coi là món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mì tôm cũng là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ trong mùa hè. Do mì tôm được chiên dưới dầu mỡ nhiều lần. Chưa kể, mì tôm chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Với những trẻ dễ nổi mụn nhọt, rôm sẩy trong mùa hè, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ ăn mì tôm.

6. Những món ăn cay

Cay nóng là thủ phạm gây nóng và nổi rôm sẩy, mụn nhọt ở trẻ. Do đó, khi chế biến thức ăn cho trẻ cùng gia đình, mẹ nên hạn chế thêm cay nhiều vì không tốt cho trẻ. Ngoài ra, ăn nhiều cay cũng khiến dạ dày trẻ gặp rắc rối và dễ dẫn tới viêm dạ dày.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI