Cùng mẹ khám phá những "lần đầu tiên" trong đời của trẻ

Khoảnh khắc đầu tiên trong đời bao giờ cũng gây ấn tượng mạnh. Với những ai làm cha mẹ, những cái răng đầu tiên, những bước đi đầu tiên, những lời bi bô đầu tiên… của con có lẽ sẽ mãi là những khoảnh khắc được lưu giữ trọn vẹn hơn cả.

banner ads

Lần ra ngoài đầu tiên

16049-lachance0142.jpg

Môi trường bên ngoài sẽ thực sự tốt hơn môi trường tiềm ẩn những mầm mống bệnh từ bệnh viện hoặc trong phòng kín.

Được nhìn thấy gương mặt của con sau bao tháng ngày chờ đợi, hẳn bạn đang cảm thấy mọi sự thật viên mãn. Cũng vì lẽ đó, ngay lập tức, bạn chỉ muốn chạy ra bên ngoài và khoe với cả thế giới vẻ mặt thiên thần của bé yêu. Thế nhưng, bạn lại đang lo ngại rất nhiều điều.

Nếu bạn đang lo sợ bé có thể nhiễm bệnh khi ra ngoài thì đã đến lúc bạn cần biết rằng hầu hết những tháng đầu đời, trẻ nhỏ đều có đủ sức đề kháng để chống lại các viêm nhiễm nhờ được nhận chất miễn dịch từ khi còn trong bụng mẹ. Hơn thế, bạn cần hiểu rằng môi trường bên ngoài sẽ thực sự tốt hơn môi trường tiềm ẩn những mầm mống bệnh từ bệnh viện hoặc trong phòng kín.

banner ads

Để lần đầu tiên bé ra ngoài cũng trở thành một kỷ niệm khó quên đối với bạn, hãy chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo. Trước hết, hãy cho bé mặc những bộ đồ đẹp nhất, cho bé đội những chiếc mũ xinh xắn nhất, đôi vớ vừa vặn nhất và thay cả chiếc tã mới. Những gì bạn sẽ mang theo dự phòng không cần phải quá cầu kỳ. Chỉ cần đầy đủ những vật dụng cần thiết: khăn lau, bình sữa, 1-2 bộ đồ, 2-3 chiếc tã là đủ.

Do bé chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt như chúng ta nên hãy để bé được giữ ấm hoặc mặc thoáng tùy vào điều kiện thời tiết. Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể làm tăng sắc tố da melanin. Và nên để trẻ được ra ngoài từ đoạn gần đến xa để bé thích nghi dần với các chuyến đi.

Lần tắm đầu tiên

15985-lan-dau-tien-2.jpg

Trước khi cho bé tắm, không nên cho bú vì bé có thể bị nôn trớ trong lúc tắm.

Bạn luôn có cảm giác đứa bé mới sinh dường như có thể lọt thỏm trong đôi bàn tay của bạn. Vì thế, bạn cũng có thể đánh rơi chúng bất cứ lúc nào, nhất là khi bé tiếp xúc với nước. Đừng quá hoảng loạn, vì đây sẽ là công việc bạn phải làm hàng ngày cho con.

Trước hết hãy chọn thời điểm tắm vào ban ngày, khi nhiệt độ bên ngoài cao để tránh trẻ bị nhiễm lạnh. Trước khi cho bé tắm, không nên cho bú vì bé có thể bị nôn trớ trong lúc tắm.

Hãy luôn dọn và trải sẵn những dụng cụ tắm cho trẻ gồm: 2 thau nước, 3 khăn mềm (1 để tắm, 1 để lau khô và 1 để quấn mình), sữa tắm, bông gòn, tã và áo quần.

Để thử nhiệt độ nước, hãy dùng cùi tay nhúng vào chậu.

Cuống rốn sẽ là nỗi run sợ khiến bạn nhát tay vì đâu đó bạn đã từng nghe về khả năng nhiễm trùng rốn. Nhưng hãy bình tĩnh vì bạn sẽ được hướng dẫn cách tắm cho trẻ từng phần và vệ sinh vùng rốn ra sao.

Khi thay mang đồ cho bé, hãy đặt bé lên phần áo đã trải sẵn và mặc vào trước khi lần lượt cho bé mang tã, quần và vớ tay, vớ chân.

Để vệ sinh mắt cho bé, bạn dùng nước muối sinh lý nhỏ mỗi bên mắt một giọt và lau nhẹ bằng một miếng bông gòn.

Để tất cả có thể trở thành kỷ niệm để ôn lại, bạn có thể nhờ bố quay phim hoặc chụp ảnh.

Chiếc răng đầu tiên

15986-lan-dau-tien-3.jpg

Hãy cho bé gặm những miếng vải ướp lạnh hoặc gặm đồ chơi dành cho tuổi mọc răng được làm lạnh.

Bạn hãy chuẩn bị tâm lý rằng không bác sĩ nào thừa nhận bé sốt khi mọc răng dù điều này có thật. Tùy theo mỗi trẻ mà chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện sớm hay muộn. Nhưng khoảng thời gian mọc răng đầu tiên thông thường vào khoảng 4-7 tháng.

Khi các bé tròn 3 tuổi, hầu hết các bé sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa.

Để biết bé sắp mọc răng mẹ hãy để ý những dấu hiệu: chảy nước miếng ròng rã, sưng cậy và đi tiêu nhiều với phân hột cà.

Nếu bạn nghĩ bé có thể đang đau, hãy cho bé gặm những miếng vải ướp lạnh hoặc gặm đồ chơi dành cho tuổi mọc răng được làm lạnh.

Khi bé sốt, hãy cho bé mặc thoáng, uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38 độ C và cho bé tiếp tục bú mẹ.

Cơn bệnh đầu tiên

Không gì có thể nói hết những lo lắng của bố mẹ khi trẻ lần đầu tiên bị ốm. Bé sẽ cảm thấy khó chịu trong người, quấy khóc liên tục, thở khò khè và bỏ bú. Càng như thế bạn càng có cảm giác thắt ruột kinh khủng. Nhưng hãy thật sự bình tĩnh vì đây là lúc bé rất cần bạn, hãy:

- Bế bé vào người sao cho đầu bé nâng cao để giảm bớt cơn ho do đờm.

- Chêm thêm một lớp khăn mỏng dưới gối trẻ để khi ngủ trẻ được dễ thở hơn.

- Cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt

- Cố gắng cho bé uống thuốc nếu bác sĩ có chỉ định

- Sau cùng, bạn vẫn cần đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh lý chính xác.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI