Chứng xoắn ruột có thể khiến trẻ tử vong mẹ đừng bỏ qua

Ngoài các bệnh lý thông thường về rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, nhiễm trùng đường ruột, xoắn ruột ở trẻ cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm mẹ không được chủ quan. Vì nếu xử lý không kịp thời có thể nguy hại tới tính mạng trẻ.

banner ads

1. Dấu hiệu trẻ xoắn ruột

47184-bsnhimonth07week03xoanruototrenhonguycotieman.jpg

Trẻ quấy khóc không ngừng

Xoắn ruột cũng có những triệu chứng ban đầu khá giống như triệu chứng đau bụng nhưng cấp độ nặng và nguy hiểm hơn.

- Trẻ khóc nhiều, bỏ bú, da tím tái, khóc không dỗ được.

banner ads

- Trẻ có thể khóc lên từng cơn và đau bụng kéo dài từ 15 -20 phút nhưng chưa hết.

- Bụng chướng, nôn ói dịch màu vàng hoặc xanh.

- Đại tiện ra máu hoặc màu nâu, đen.

2. Mẹ làm gì khi trẻ có dấu hiệu xoắn ruột?

Mẹ cần theo dõi cơn đau của trẻ trong vòng 1 giờ. Nếu thấy trẻ nhỏ đau từng cơn, nôn ói liên tục, không ăn được gì, với trẻ lớn hơn có thể hỏi các triệu chứng đau của con để xác nhận đây là đau bụng thông thường hay xoắn ruột. Sau đó, mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện gần nhất để được thăm khám.

Tuyệt đối không tự mua thuốc giảm đau cho trẻ vì bản thân mẹ chưa biết trẻ bị đau bụng vì sao. Việc cấp cứu kịp thời có thể khiến bé không phải cắt bỏ ruột, chức năng ruột vẫn phục hồi sau cấp cứu.

3. Vì sao trẻ xoắn ruột?

47185-phuongphapdieutribenhkhehothanhbungotre1.jpg

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xoắn ruột

Xoắn ruột là một phần ruột non hoặc ruột già sẽ bị xoắn lại vì vậy mà trẻ cảm thấy đau bụng dữ dội. Nguyên nhân chủ yếu do:

- Do bẩm sinh, đó là khi thai nhi xoay và cố định ruột trong cuối thai kỳ.

- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ từng phải phẫu thuật ổ bụng hoặc có khối u.

- Chứng quay ruột bất thường ở trẻ nhỏ.

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây xoắn ruột, tuy nhiên, chúng ta chỉ có đúng 6 giờ để cứu trẻ bị xoắn ruột nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong vì hoại tử. Ruột bị hoại tử sẽ không thể phục hồi, gay nhiễm trùng và nhiễm độc ổ bụng dẫn tới tử vong.

4. Chăm sóc trẻ sau khi bị xoắn ruột

Mẹ cần tăng cường dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu vì đường ruột trẻ hiện tại đang trong quá trình phục hồi nên còn yếu. Mẹ không nên cho trẻ ăn thực phẩm cứng, rắn khó tiêu vì có thể khến ruột phải làm việc quá tải.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI