1. Sữa công thức
Trẻ uống sữa công thức
Theo WHO, trẻ sơ sinh được khuyến khích bú sữa theo thứ tự sau:
- Sữa mẹ bú trực tiếp.
- Sữa mẹ vắt ra và bú bình.
- Sữa mẹ đi xin của các mẹ khác
- Sữa từ ngân hàng sữa.
- Sữa công thức
Như vậy, sữa công thức là giải pháp cuối cùng để duy trì sự sống ở trẻ sơ sinh và nên hạn chế tối đa việc tráng ruột cho trẻ bằng sữa công thức vì có thể gây ra tình trạng hở ruột, tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh non. Các mẹ có thể xin sữa từ các mẹ khác và cho con tráng ruột bằng sữa mẹ, sau đó, tùy theo hoàn cảnh mà mẹ buộc phải sử dụng sữa công thức nhưng nên tối đa sử dụng trong 6 tháng đầu đời.
Khi kết hợp cho trẻ ăn dặm, mẹ không cần thiết phải cho trẻ uống sữa công thức vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện hơn và có thể tiêu hóa được các thực phẩm khác ngoài sữa.
2. Sữa bò tiệt trùng hoặc thanh trùng
Trẻ uống sữa tươi
Trong đó, sữa tươi tiệt trùng được xử lý ở nhiệt độ cao và có hạn sử dụng dài, sữa tươi thanh trùng thì có hạn sử dụng ngắn hơn. Đối với các bé dưới 2 tuổi rất cần chất béo để phát triển não bộ và có thể sử dụng sữa tươi để bổ sung chất béo.
Cũng theo các bác sĩ, trẻ dưới 2 tuổi có thể lựa chọn các sản phẩm từ sữa nguyên kem hoặc các loại sữa không đường và cần lưu ý, không được cho trẻ sử dụng sản phẩm quá hạn, sử dụng ngay trong vòng 24 sau khi mở nắp và 72 giờ để trong tủ lạnh.
Mẹ cũng có thể cho trẻ làm quen với sữa tươi khi trẻ bắt đầu 1 tuổi, đặc biệt với trẻ đang bú sữa công thức thì có thể giảm lượng sữa công thức, chuyển dần sang sữa tươi khi trẻ được 1 tuổi.
- Với trẻ 1 - 2 tuổi được khuyến khích nên sử dụng sữa tươi thanh trùng nguyên kem vì chứa nhiều chất béo.
- Từ 2 tuổi trở đi bé có thể được dùng sữa tươi thanh trùng hoặc tiệt trùng, nguyên kem hoặc không.
- Từ 2 - 5 tuổi có thể cho bé uống sữa tươi thanh trùng nguyên kem hoặc sữa tiệt trùng.
- Với trẻ thừa cân hoặc gia đình có tiền sử tim mạch thì nên sử dụng sữa thanh trùng giảm béo (chất béo không ít hơn 2%/100ml sữa).
3. Sữa hạt
Trẻ uống sữa hạt
Theo các chuyên gia, sữa hạt có lượng đạm thấp hơn sữa bò, ví dụ lượng đạm trong 75ml sữa hạt = 50ml sữa bò. Như vậy, khi cho trẻ uống sữa hạt, mẹ có thể cho trẻ uống nhiều hơn một chút để nhận được lượng đạm đầy đủ.
Sữa hạt gồm 2 nhóm:
- Sữa có nguồn gốc từ hạt như hạnh nhân, óc chó... loại sữa này có hàm lượng đạm và năng lượng thấp, không đủ vitamin B12, riboflavin.
- Sữa có nguồn gốc từ ngũ cốc như sữa yến mạch, sữa gạo. Loại sữa này cũng chứa năng lượng và đạm thấp, thiếu vitamin D, canxi, riboflavin, vitamin B12. Hai loại sữa này được khuyến khích nên dùng như bữa phục góp thêm vào bữa ăn của trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ muốn sử dụng sữa hạt để thay thế sữa bò thì lưu ý:
- Tăng thêm lượng đạm trong bữa ăn cho trẻ như thêm thịt, cá, trứng, tôm, vì sữa hạt ít đạm hơn các loại sữa bò.
- Tăng thêm thực phẩm giàu riboflavin và vitamin B12.
- Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, trước khi dùng sữa hạt nên hỏi ý kiến chuyên gia để được tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)