1. Khó tiêu
Ăn nhiều rau xanh dẫn tới khó tiêu
Rau xanh giúp cơ thể trẻ dễ tiêu hóa và đi đại tiện hơn. Tuy nhiên, với lượng rau nhiều, chúng lại khiến trẻ khó tiêu vì chất xơ trong rau. Trong đó, rau cần tây và măng tây là hai loại khiến bé dễ đầy bụng, khó tiêu nhất.
Lượng rau khuyến cáo mỗi ngày không quá 300gr/trẻ lớn, với trẻ nhỏ hơn mẹ có thể chỉ cần cho trẻ ăn dưới 100gr rau/ngày.
2. Giảm hấp thu kẽm, canxi
Chúng ta thường nghe, ăn nhiều rau xanh sẽ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên, với lượng rau nhiều chúng lại là nguyên nhân gây giảm hấp thu kẽm, canxi ở trẻ. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, ăn quá nhiều rau xanh dẫn tới thiếu canxi, kẽm, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.
3. Gây sỏi thận
Các loại rau như cải bó xôi, cần tây, cà chua khi ăn nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị sỏi thận. Nguyên nhân, chúng gây phản ứng kết tủa canxi và tạo thành sỏi. Do đó, mẹ hãy cho trẻ ăn với lượng vừa phải, giúp cơ thể con hấp thu đủ vitamin, khoáng chất mà không tạo ra các phản ứng phụ.
4. Trẻ thiếu chất
Trẻ có nguy cơ thiếu chất vì ăn nhiều rau xanh
Ăn nhiều rau xanh đồng nghĩa với việc cắt giảm thực phẩm cá, thịt trong mỗi bữa ăn. Trong khi đó, cơ thể trẻ lúc này đang cần nhiều đạm để phát triển. Việc cắt giảm gây thiếu hụt đạm ở trẻ và dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng, còi xương. Đặc biệt là thiếu máu vì sắt có nhiều trong các thực phẩm đỏ như thịt bò, thịt heo.
5. Táo bón
Chúng ta luôn cho rằng, ăn rau xanh giúp giảm táo bón. Nhưng đó là khi bạn cho trẻ ăn với lượng vừa đủ. Ăn quá nhiều rau xanh dẫn tới khó tiêu, đau bụng và dĩ nhiên khó tránh khỏi táo bón.
Theo các chuyên gia, việc ăn rau xanh giảm táo bón chỉ thực sự hiệu quả như ăn vừa đủ, kết hợp uống nước theo nhu cầu. Nếu uống nước quá ít thì dù ăn rau xanh trẻ vẫn bị táo bón như thường.
Yeutre.vn (Tổng hợp)