1. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Việc tắm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, đặc biệt khi con chưa rụng rốn. Tắm sai cách có thể khiến con dễ bị nhiễm trùng rốn, cảm lạnh.
Tắm cho trẻ khi chưa rụng rốn
- Cần sử dụng gạc rốn để băng lại rốn khi tắm cho trẻ tránh nước dính vào rốn.
- Chuẩn bị một chậu tắm lớn, nhiệt độ nước khoảng 36 độ.
- Mẹ dùng một tay đỡ phần đầu và thân trẻ (người trẻ nằm gọn trên cánh tay mẹ), sau đó lấy khăn mềm lau sạch đầu, cổ, tai, nách, bẹn trẻ. Cuối cùng mẹ rửa hậu môn và lấy khăn bông lớn lau khô người trẻ.
- Mặc quần áo xong cho trẻ, mẹ đừng quên vệ sinh rốn cho con. Lấy nước nhỏ mắt nhỏ vào rốn và dùng bông thấm để làm sạch rốn. Mẹ có thể đổ thêm một ít thuốc đỏ làm khô rốn sau khi rửa bằng nước muối sinh lý, như vậy rốn trẻ nhanh khô hơn.
Tắm cho trẻ đã rụng rốn
Trẻ sau khi rụng rốn và rốn khô, bình thường, mẹ có thể thực hiện tắm cho trẻ theo các bước như trên.
Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi cứng cáp, mẹ có thể tắm cho trẻ dễ dàng hơn.
2. Duy trì sữa mẹ khi nuôi con dưới 6 tháng
Sữa mẹ là thức ăn duy nhất, tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy, mẹ cần phải có kiến thức nuôi con sữa mẹ để có thể tự tin nuôi con bằng sữa mẹ và không phải bổ sung thêm bất kỳ thức ăn nào ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.
- Mẹ cần nắm vững kiến thức massage bầu vú trước khi cho bé bú khoảng 3 phút để làm vú mềm và lưu thông dòng sữa,
- Cho bé bú đúng tư thế, khớp ngậm đúng để bé bú được nhiều sữa và hạn chế tình trạng tắc sữa.
- Cho bé bú theo nhu cầu và tốt nhất, nên bú hết một bên, sau đó đến bên còn lại. Nếu dư sữa hãy vắt ra trữ đông cho bé.
3. Chăm sóc khi trẻ ốm
Trong các cách chăm sóc trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi, mẹ đặc biệt lưu ý tới vấn đề này. Trẻ sơ sinh rất dễ bị ốm do hệ miễn dịch còn yếu. Một số bệnh thông thường trẻ thường hay gặp như ho, sốt, cảm cúm, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, trớ sữa...
- Đối với ho: mẹ cần cho trẻ đi làm xét nghiệm để biết con bị ho do nhiễm khuẩn hay do virus. Thông thường, 70% trẻ sẽ ho do virus và không cần phải điều trị kháng sinh. Mẹ chỉ cần cho trẻ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ bệnh sẽ thuyên giảm. Mẹ cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ như tắc (quất), đường phèn, mật ong, tần dày, tía tô...
- Đối với cảm cúm thông thường mẹ cũng cần xem trẻ bị cảm cúm, sốt do virus hay vi khuẩn. Nếu do virus thì chỉ cần tích cực cho trẻ bú mẹ, da tiếp da bệnh sẽ hết, không cần dùng thuốc.
- Đối với rối loạn tiêu hóa: Thông thường, trẻ bú mẹ rất ít khi rối loạn tiêu hóa, nếu có, cơ thể con sẽ tự đào thải độc tố qua phân nên một số mẹ sẽ nghĩ con bị tiêu chảy. Tiêu chảy chỉ được chẩn đoán khi bé đi ngoài hoàn toàn nước màu vàng, không cái hoặc rất ít, đi trên 10 lần/ngày. Trong trường hợp tiêu chảy cấp cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để bù nước, cho đi khám khi có dấu hiệu sốt, sút cân. Một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mẹ nên ăn như cà rốt, khoai lang, rau lang... để có thêm kháng thể cho con.
4. Kết luận
Nhìn chung, mẹ cần linh động giữa các cách chăm sóc trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi, vì không phải trường hợp nào cũng áp dụng như nhau. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ sẽ khiến con có nguy cơ tử vong, tiêu chảy, hở ruột...
- Hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh cho con, chỉ khi nào con bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn mới sử dụng. Nếu bệnh do virus gây nên có thể tự xử lý bằng các bài thuốc dân gian.
- Cần cho trẻ thường xuyên tắm nắng, chơi đùa. Người mẹ cũng nên ăn uống điều độ, khoa học, không kiêng cữ quá nhiều, đi lại, tắm nắng.
- Mọi bà mẹ đều đủ sữa nuôi con và mỗi đứa trẻ có nhu cầu bú riêng, không so sánh cân nặng với con vì mỗi đứa trẻ có kênh phát triển riêng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)