1. Bảng thống kê về nguồn thu
Hãy cùng nhau thống kê lại tất cả những nguồn thu cả hai có được để xem khả năng chi trả cho đám cưới của hai bạn đến đâu.
Đây chính là nguồn kinh phí mà bạn có thể sử dụng để chi trả cho đám cưới, bao gồm:
- Tài khoản trích riêng: là số tiền tích lũy riêng trước đó của mỗi người mà cả hai muốn trích ra để lo cho đám cưới.
- Tiền để dành: Số tiền kiếm được hàng tháng cho đến ngày đám cưới.
- Khoản tài trợ: Theo truyền thống của người Việt, khi “dựng vợ gả chồng” cho con, bố mẹ có trách nhiệm chịu một khoản chi phí. Tuy nhiên, rất khó để biết trước bố mẹ hai bên sẽ cho bao nhiêu nên đây là vấn đề khiến nhiều cặp đôi rất e dè khi đưa và ngân sách đám cưới của mình. Kinh nghiệm là hãy khéo léo chuyện trò cùng bố mẹ ngay từ đầu để biết được số tiền chính xác từ “nguồn tài trợ” này nhé!
Ngoài ra, một số cặp đôi khác còn có nhiều “quý nhân” giúp đỡ và có thêm một khoản kinh phí để chuẩn bị cho đám cưới.
2. Bảng liệt kê các khoản chi
Bảng liệt kê những mục cần chi trong đám cưới giúp bạn kiểm soát được những chi phí phát sinh.
Đây là tất cả mọi khoản chi bao gồm từ khâu chuẩn bị đến đám tiệc. Để tránh bỏ sót, bạn nên theo từng bước sau:
- Liệt kê những gì buộc phải có đám cưới lần lượt từ điều quan trọng đến các điều nhỏ nhặt.
- Ngay sau mỗi việc phải làm, bạn nên ghi chú lại những nơi cung cấp dịch vụ mà bạn ưng ý cũng lần lượt theo thứ tự giảm dần.
- Tìm hiểu giá cả của các dịch vụ này và điền vào ô trống.
Sau cùng, bạn sẽ có được các con số cụ thể để dễ dàng ước tính tổng chi phí.
3. Cân đối giữa nguồn thu và khoản chi
Đây là bước này sẽ giúp bạn điều chỉnh ngân sách sao cho đạt được sự cân đối hợp lý nhất giữa số tổng chi và tổng thu.
- Nếu tổng thu cao hơn tổng chi, bạn không có gì phải lo lắng và có thể sẵn sàng để bắt tay vào chuẩn bị.
- Nếu tổng chi lớn hơn tổng thu, bạn cần tính toán lại như sau:
- Với những điều bắt buộc ưu tiên, bạn không thể bỏ đi. Vậy hãy xem những danh sách dưới cùng để có thể cắt giảm.
- Những “râu ria” không cần thiết cho đám cưới bạn có thể cắt bỏ hẳn.
- Tìm nguồn hỗ trợ từ người quen, bạn bè để giảm bớt chi phí.
- Tự tay làm việc trong khả năng để tiết kiệm.
4. Những lưu ý khi lập ngân sách đám cưới
Đừng chăm chăm vào đó như một bản dự án buộc phải hoàn thành mà hãy sẵn sàng bứt ra khi xuất hiện căng thẳng.
- Sự bất đồng có thể xảy ra và khiến cặp đôi không nói chuyện khi bàn về vấn đề ngân sách vì mỗi người có một quan niệm khác nhau. Do vậy, ngay từ đầu hãy xác định với nhau về khó khăn này để khi có xảy ra, cả hai sẽ cùng ý thức và không làm mọi chuyện đi quá “trớn”. Đừng chăm chăm vào đó như một bản dự án buộc phải hoàn thành mà hãy sẵn sàng bứt ra khi xuất hiện căng thẳng.
- Ngày cưới cụ thể sẽ giúp bạn nói chuyện rõ ràng với phía cung cấp dịch vụ vì mỗi thời điểm khác nhau giá cả sẽ có sự chênh lệch.
- Giá cả năm sau luôn cao hơn năm hiện tại. Vì thế, nếu dự tính trước cho đám cưới vào năm sau, bạn nên tăng tổng chi từ 15-25%.
- Khoảng thời gian chuẩn bị cho đám cưới thông thường từ 6-8 tháng. Trễ quá hay sớm quá có thể làm lỡ kế hoạch của bạn.
Sau cùng việc chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt và tinh thần thật thoải mái là điều rất quan trọng để một đám cưới có thể trọn vẹn như mong đợi. Bởi không ai khác, chính hai bạn mới là chủ nhân của đám cưới và là lý do của mọi sự chuẩn bị. Hãy biến khoảng thời gian chuẩn bị đám cưới của hai bạn trở thành kỷ niệm ngọt ngào đáng nhớ cho tình yêu.
Yeutre.vn (Tổng hợp)