Cân nặng trẻ sơ sinh vượt quá chuẩn, đáng lo hay đáng mừng?

Nhiều mẹ thường quan niệm, trẻ sơ sinh càng to, càng béo càng khỏe. Tuy nhiên, tình trạng vượt cân so với mức trung bình đáng lo hơn mẹ nghĩ.

banner ads

1. Cân nặng chuẩn của trẻ dưới 1 tuổi

46924-giam-beo-phi-o-tre-em-de-phong-benh-tim-mach-hieu-qua1.jpg

Mẹ cần kiểm soát cân nặng của trẻ

Theo các bác sĩ, trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên đo cân nặng của trẻ mỗi tháng 1 lần để theo dõi sự phát triển của con. Các mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng, chiều cao chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới WHO phát hành theo từng năm. Dựa vào đó, mẹ sẽ biết con đang ở giai đoạn trung bình hay suy dinh dưỡng, thừa cân.

Trong đó, cân nặng chuẩn của trẻ dưới 1 tuổi là: Bé trai nặng khoảng 9,6kg, bé gái nặng khoảng 8,9kg.

banner ads

2. Những nguy hiểm tiềm ẩn khi cân nặng trẻ vượt chuẩn

Trẻ vượt chuẩn trông có vẻ to lớn, khỏe mạnh nhưng thực chất nó ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm khác. Trong đó, theo các bác sĩ, những em bé này có nguy cơ bị béo phì rất cao.

Béo phì được coi là căn bệnh của "thế kỷ" và cần được can thiệp kịp thời để trẻ phát triển bình thường, đủ chuẩn. Bởi béo phì sẽ kéo theo nhiều bệnh tình khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, xương khớp, ung thư.

Trong đó, nếu lớp mỡ trong cơ thể trẻ được tích nhiều sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa sớm, tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ khi trẻ trưởng thành.

Đặc biệt, thừa cân còn dẫn tới bệnh đái tháo đường do lượng glucose trong máu tăng cao. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 90% những người béo phì mắc bệnh đái tháo đường. Lớp mỡ trong cơ thể cũng gây chèn ép hệ thống xương khớp gây ra bệnh về xương khớp, hô hấp, tiêu hóa, giảm trí nhớ, chậm phát triển...

Tuy nhiên, các mẹ lưu ý, trẻ chi được coi là có nguy cơ béo phì khi trẻ vượt quá 2 - 3kg, nếu trẻ chỉ vượt từ 1 - 1,5kg vẫn chưa được gọi là béo phì. Cụ thể:

- Bé trai nặng hơn 12kg, bé gái nặng hơn 11.5kg sẽ có nguy cơ bé phì.

- Bé trai nặng hơn 13,3kg, bé gái nặng hơn 13,1kg có khả năng béo phì.

3. Làm gì khi bé vượt chuẩn?

46923-141033an-dam.jpg

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để bé có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh, không nằm trong danh sách có nguy cơ béo phì, ngay từ bây giờ mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Tuy nhiên, việc thay đổi này không nên đột ngột mà từ từ, vì trẻ chưa thể thích nghi ngay với lịch ăn uống mới của mẹ. Trẻ có thể sẽ cảm thấy khó chịu, đói, quấy khóc và khiến mẹ phân tâm, không kiên trì thực hiện quá trình cắt giảm năng lượng thừa cho con.

- Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đủ chất và uống sữa đều đặn. Tuy nhiên, mẹ có thể cắt giảm lượng sữa, lượng thịt, lượng tinh bột, chất béo và tăng thêm thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ.

- Hầu hết trẻ vượt chuẩn đều không thích ăn rau, mẹ hãy khéo léo kết hợp rau với các thực phẩm khác để con có hứng thú hơn với rau, củ.

- Trái cây sẽ là lựa chọn hợp lý trong các bữa ăn phụ thay vì bánh, đồ ngọt, thịt hoặc váng sữa.

- Cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể chuyển hóa thức ăn nhanh, trẻ giảm cảm giác thèm ăn.

- Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ hãy khuyến khích trẻ bò, tập đi và chơi cùng bạn bè. Hầu hết trẻ thừa cân đều thích ngồi một chỗ hơn là vận động, đó là lí do trẻ có nguy cơ béo phì rất cao khi lớn lên. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, trẻ hiếu động thường sẽ có cân nặng thấp hơn so với chuẩn cân nặng trung bình vài lạng, đây là điều hết sức bình thường vì trẻ tiêu hao nặng lượng nhiều hơn trong ngày.

- Nếu trẻ ở trong tình trạng thừa cân cấp độ 3 thì mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn về cách chăm sóc dinh dưỡng trẻ béo phì. Điều này sẽ giúp trẻ không rơi vào tình trạng béo nhưng thiếu chất và nhanh chóng lấy lại cân bằng cho cuộc sống.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI