Cẩm nang hướng dẫn du lịch Hà Nội từ A đến Z

Những ai đã một lần đến Hà Nội đều cảm nhận được rằng ngoài sự hào hoa, tráng lệ của thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi đây còn cổ kính và trầm mặc với những con phố cổ trải dài rêu phong theo thời gian.

banner ads

Đến Hà Nội bạn không chỉ được tham quan những địa danh nổi tiếng mà còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn dân dã đã trở thành nét đặc trưng rất riêng của người Hà Nội.

21600-mua-thu-ha-noi.jpg

Mùa thu Hà Nội. Ảnh Internet

Để chuyến đi thuận lợi bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây.

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

1. Di chuyển từ các tỉnh, thành phố khác đến Hà Nội

Đường hàng không

Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không có chuyến bay thẳng từ Sài Gòn – Hà Nội. Bạn có thể tham khảo giá vé của các hãng hàng không như:

  • Jetstar Pacific và Vietjet Air giá vé dao động từ 1.132.000 đồng - 1.264.000 đồng/chiều (tùy thuộc vào thời điểm mua vé và giờ bay).
  • Vietnam Airlines là 1.814.000 đồng - 2.309.000 đồng/chiều (giá vé tùy thuộc vào thời điểm mua vé và giờ bay). Bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng vé của các hãng tại sân bay hoặc các đại lý bán vé máy bay trên toàn quốc.
  • Air Mekong: Liên hệ đường dây nóng phục vụ khách hàng: Hà Nội: 04. 37 188 199. Sài Gòn: 08. 38 463 666.

Lưu ý: Để di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài đến trung tâm thành phố Hà Nội bạn có thể đi taxi với mức giá dao động từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng. Hoặc bạn cũng có thể đi xe bus trung chuyển của hai hãng hàng không nội địa là Jetstar và VietJet Air với giá là 40.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

21599-mot-goc-pho-ha-noi.jpg

Một góc phố Hà Nội. Ảnh Internet

Tàu hỏa

Từ TP.HCM ra Hà Nội giá vé tàu Thống Nhất có giá dao động từ 1.166.000 - 1.246.000 đồng/chiều.

  • Ga Hà Nội: Số 120, Lê Duẩn, Hà Nội. Điện thoại: 84.43.9423697 - Fax: 84.43.7470366. Email: [email protected] - Website: www.gahanoi.com.vn . Đặt vé qua điện thoại: (84-43) 9423949.
  • Ga Sài Gòn: Số 01 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Website: www.gasaigon.com.vn . Liện hệ đặt vé qua số điện thoại: 08.38.436528.
  • Ga Đà Nẵng : Phòng vé Ga Đà Nẵng: 202 Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng. Điện thoại: 0511. 3821 175 - 3823 810. Thông tin đường dây nóng: 0511. 3750 666.

Xe khách

Hiện nay có nhiều hãng xe giường nằm chạy tuyến Bắc – Nam bạn có thể liên hệ với các nhà xe. Giá vé dao động từ 1.200.000 đồng – 1.500.000 đồng tùy vào nhà xe và thời điểm mua vé cụ thể như sau:

- Hãng xe Mai Linh:

  • Sài Gòn: 08. 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.
  • Hà Nội: 04.36 33 66 99. Địa chỉ: 55 Kim Đồng, P.Giáp Bắc, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
  • Đà Nẵng: 0511. 2 246 246. Địa chỉ: 158 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

- Xe Hoàng Long

  • Sài Gòn: Phòng vé Bến xe Miền Đông. Số điện thoại: 08. 35113113. Văn phòng đại diện tại số 47 Phạm Ngũ Lão Q.1. Điện thoại: 08. 39151818.
  • Đà Nẵng: Văn phòng tại số 161 Tôn Đức Thắng, bến xe Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3661661.
  • Hà Nội: 505 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại 04. 3987.5410. 28. Bến xe Lương Yên, số 1 Nguyễn Khoái, điện thoại 04 3987.7225 và số 873 Giáp Bát, Hà Nội, điện thoại 04. 3664.6617.

21598-ha-noi-mua-thu.jpg

Hà Nội vào thu. Ảnh Internet

2. Di chuyển trong nội thành Hà Nội

Xe xích lô: Bạn có thể di chuyển bằng xích lô để đi thăm khu phố cổ. Đa phần khách du lịch đến đây đều chọn xích lô để di chuyển đến các điểm du lịch ở Hà Nội.

Xe điện: Là phương tiện du lịch xanh mới của Hà Nội. Bạn cũng có thể chọn xe điện để di chuyển đến các điểm tham quan để có thể khám phá trọn vẹn một Hà Nội vừa văn minh, hiện đại vừa cổ kính trầm mặc.

II. LƯU TRÚ TẠI PHỐ CỔ HÀ NỘI

Khu vực Phố cổ Hà Nội là trung tâm của thành phố, là nhịp đập trái tim thủ đô. Do đó mật độ khách sạn tương đối lớn và đa dạng. Bạn có thể lựa chọn đủ mọi loại hình khách sạn nhà nghỉ (có giá 300.000- 500.000 đồng) đến khách sạn 5 sao.

III. CÁC ĐIỂM THAM QUAN TẠI HÀ NỘI

1. Văn Miếu Quốc Tử Giám

21582-van-mieu.jpg

Khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám

Được xây dựng năm 1070, Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Dưới thời vua chúa, nơi đây hàng năm thường diễn ra các cuộc thi tuyển chọn nhân tài để tìm ra người xuất sắc khắp nơi trong cả nước.

Văn Miếu là nơi lưu giữ nhiều văn bia được gắn trên rùa đá, ghi danh các học giả, tiến sĩ người tài trong các triều đại phong kiến ngày xưa. Ngoài ra Văn Miếu còn có khu vực dạy học và nhiều tài liệu, nghiên mực, sách vở… của các sĩ tử ngày xưa còn lưu lại.

Giờ mở cửa cho khách vào tham quan từ: 7h30 – 18h00 mỗi ngày. Văn Miếu đóng cửa và nghỉ vào ngày chủ nhật. Địa chỉ: Số 58 phố Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội, cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 2km.

2. Nhà hát lớn Hà Nội

21601-nha-hat-lon-ha-noi.jpg

Ảnh minh họa từ Internet

Nhà hát Lớn Hà Nội tọa lạc tại số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, quận Hoàn Kiếm. Thuộc khu vực quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử.

Nhà hát được người Pháp xây dựng năm 1911 mô phỏng theo kiến trúc nhà hát Opera Garnier ở Paris, Pháp nhưng có quy mô nhỏ hơn. Nhà hát là một biểu tượng văn hóa của thủ đô Hà Nội, là nơi diễn ra nhiều hoặt động văn hóa quan trọng đồng thời cũng là nơi biểu diễn nghệ thuật opera, nhạc dân gian truyền thống, vũ kịch ballet và giao hưởng thính phòng của các nghệ sĩ trong và ngoài nước.

3. Chùa Một Cột

21571-chua-2.jpg

Chùa Một Cột. Ảnh minh họa từ Internet

Chùa Một Cột nằm gần quảng trường Ba Đình và lăng Bác. Chùa có kiến trúc hình bông hoa sen độc đáo nhất Việt Nam. Nơi đây từng là thánh địa của Phật giáo và đạo giáo của Việt Nam trải qua nhiều thế kỷ. Đến Hà Nội mà không thăm chùa Một Cột nghĩa là chuyến đi của bạn chưa thật sự trọn vẹn.

4. Nhà thờ Lớn Hà Nội

21586-nha-tho-lon.jpg

Khung cảnh bình yên xung quanh nhà thờ Lớn. Ảnh minh họa từ Internet

Nhà thờ Lớn thuộc quận Hoàn Kiếm, được người Pháp xây dựng những năm đầu thế kỷ XIX, là công trình mang đậm nét kiến trúc cổ của Pháp. Với quang cảnh thoáng đãng, yên bình nơi đây là điểm thu hút giới trẻ Hà thành và du khách đến tham quan vui chơi hay chỉ đơn thuần thưởng thức một ly cà phê buổi sáng, nhâm nhi một ly trà đá, hoặc ngồi quây quần bên ly trà chanh trò chuyện rôm rả cùng bạn bè.

5. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa có bề dày lịch sử trên 1.500 năm tuổi, là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam được mệnh danh là một trong những danh thắng bậc nhất kinh thành Thăng Long dưới thời vua Lê.

21573-chua-tran-quoc.jpg

Khung cảnh chùa Trấn Quốc

Dưới thời Pháp thuộc chùa được công nhận là một 10 công trình lịch sử bậc nhất toàn xứ Đông Dương. Ngày nay, chùa Trấn Quốc là nơi gìn giữ những giá trị tôn giáo và lịch sử có ý nghĩa của nước ta.

6. Hồ Hoàn Kiếm

Hồ nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội. Dưới thời vua Lê, hồ Hoàn Kiếm có tên là hồ Thủy Quân. Theo truyền thuyết kể lại tại hồ Thủy Quân, vua Lê đã trao trả kiếm rùa vàng, nên hồ Hoàn Kiếm có tên từ đó.

21612-ho-hoan-kiem.jpg

Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh minh họa từ Internet

Giữa lòng hồ là tháp rùa cổ kính, xung quanh là những di sản có ý nghĩa văn hóa và lịch sử lâu đời là biểu tượng làm nên nét đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến như: Tháp Bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt, Đài Nghiên. Với quang cảnh thoáng mát, nơi đây là điểm được đông đáo giới trẻ ưa thích, được các cặp đôi chọn làm nơi chụp ảnh cưới. Không chỉ thế hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài.

21613-cau-the-huc.jpg

Cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt. Ảnh minh họa từ Internet

7. Phố cổ Hà Nội

Phố cổ là những con đường, ngôi nhà, góc phố mang đậm phong cách kiến trúc của người Pháp ở thế kỷ XIX. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và biến đổi của thời gian, nơi đây vẫn còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc như thuở ban đầu. Có thể nói phố cổ là linh hồn, là nét đặc trưng riêng của Hà Nội. Đến phố cổ du khách sẽ cảm nhận được cái hồn của Hà Nội và nét đẹp thanh lịch của người Tràng An.

21584-pho-co-son-dau.jpg

Phố cổ qua tranh sơn dầu

8. Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình

Lăng Bác là nơi lưu giữ thi hài của Bác. Đến Hà Nội ai cũng muốn được vào lăng viếng Bác một lần. Ngoài ra ở đây còn có khu Quảng trường Ba Đình là nơi Bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Đến đây bạn cũng có thể thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi đây lưu giữ rất nhiều kỷ vật về Bác. Là một địa điểm tham quan rất ý nghĩa dành cho những ai lần đầu tiên đến Hà Nội.

21581-lang-bac.jpg

Quảng trường Ba Đình và Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: Lăng Bác mở cửa 5 ngày một tuần, vào các ngày: sáng thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật. Giờ mở cửa: 7h30 – 10h30 (từ tháng 4 đếng tháng 10): từ 8h00 - 11h00 áp dụng cho cả ngày lễ, thứ bảy (từ tháng 11 đếng tháng 3). Vào ngày chủ nhật Lăng mở cửa thêm 30 phút.

Hàng năm Lăng đóng cửa và tu bổ theo định kỳ vào tháng 2, 10, 11. Hiện nay Lăng mở cửa miễn phí đón khách vào viếng Bác.

9. Hồ Tây

Hồ Tây xưa được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Là một đoạn sông Hồng xưa ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội, rộng khoảng 500ha.

Bên cạnh Hồ Tây là làng cổ Nghi Tàm nơi đây còn lưu giữ khá nhiều thú chơi tao nhã của người Hà thành xưa như: chơi cây cảnh, bon sai. Ngoài ra, làng hoa Nghi Tàm cũng rất nổi tiếng ở Hà Nội. Cứ mỗi độ xuân về nơi đây lại rực rỡ sắc hoa.

21576-ho-tay-1.jpg

Một góc hồ Tây đẹp thơ mộng

Gần khu vực Hồ Tây còn có làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xá, làng Yên Phụ với nghề làm nhang. Hiện nay Hồ Tây được quy hoạch một phần để xây dựng công viên nước, là điểm vui chơi giải trí của đông đảo người dân thủ đô. Thời điểm thăm quan Hồ Tây thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm để ngắm bình minh lên hoặc buổi chiều muộn để ngắm hoàng hôn buông xuống.

10. Di tích nhà tù Hỏa Lò

Tọa lạc tại số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, di tích nhà tù Hỏa Lò sẽ điểm tham quan dành cho những ai yêu thích lịch sử. Nhà tù được xây dựng năm 1896 dưới thời Pháp thuộc. Nơi đây được người Pháp sử dụng để giam tù nhân. Hỏa Lò được xếp vào top 10 nhà tù khét tiếng nhất thế giới.

Giờ mở cửa: 08h00 – 17h00. Giá vé: 20.000 đồng/lượt, trẻ em dưới 15 tuổi được miễn phí.

11. Hoàng thành Thăng Long

21579-hoang-thanh.jpg

Khu Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long tọa lạc tại số 18 đường Hoàng Diệu, quận Bà Đình, Hà Nội. Ngày 01/08/2012, khu Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Để tìm hiểu về điểm du lịch này bạn nên thuê hướng dẫn viên có giá khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng.

12. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng dân tộc học nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy. Đây là nơi trưng bày những nét đặc trưng của 54 dân tộc anh em. Bảo tàng gồm có ba khu chính: Khu thứ nhất gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện; Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 giới thiệu văn hóa các dân tộc nước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á.

Giờ mở cửa: 08h30 – 17h30 tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2 và Tết nguyên đán. Vé vào cửa: Người lớn: 25.000 đồng, trẻ em dưới 16 tuổi: 3.000 đồng.

13. Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh nằm trên đường Thanh Niên thuộc quận Ba Đình, gần hồ Tây và cửa Bắc của Hà Nội. Bên trong ngôi đền có tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng đen từ năm 1667, cao 3,69m, nặng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ đại diện cho nghệ thuật đúc đồng điêu luyện của cư dân kinh thành Thăng Long xưa cách đây khoảng 3 thế kỷ.

21575-den-quan-thanh-1.jpg

Đền Quán Thánh trên đường Thanh Niên

Ngoài ra đền Quán Thánh còn được biết đến là công trình kiến trúc bằng gỗ được chạm khắc độc đáo và tinh xảo đại diện cho lối kiến trúc đặc trưng thời nhà Lê với các họa tiết như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới…

Giờ mở cửa: Đền mở cửa các ngày trong tuần. Giá vé: 10.000 đồng/lượt.

14. Làng gốm Bát Tràng

21596-san-pham-gom-bat-tramg.jpg

Sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh minh họa từ Internet

Làng gốm Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Cho đến nay làng gốm Bát Tràng đã tồn tại được khoảng 500 năm. Từ xa xưa gốm Bát Tràng đã nổi tiếng có nước men đẹp, được thương lái nước ngoài thu mua với số lượng lớn.

Ngày nay bên cạnh những sản phẩm truyền thống, các nghệ nhân gốm Bát Tràng còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm trang trí, gia dụng bắt mắt đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng trong cả nước.

15. Làng cổ Đường Lâm

21580-lang-co-duong-lam.jpg

Làng cổ Đường Lâm đẹp như một bức tranh

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Cho đến nay đây là ngôi làng duy nhất trong cả nước còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc cổ và nếp sinh hoạt của một ngôi làng Việt cổ cách đây 300 năm. Ngoài ra, Đường Lâm còn có nhiều di tích lịch sử có giá trị như đình Phùng Hưng, đền Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh…

Du khách có thể đi xe buýt từ trung tâm thành phố Hà Nội lên Sơn Tây, rồi tiếp tục đi xe taxi vào đến cổng làng. Vé vào cổng: 20.000 – 25.000 đồng/người.

16. Thành Cổ Loa

21626-thanh-co-loa.jpg

Một góc Cổ Loa thành. Ảnh từ Internet

Thành Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Đây là một trong những thành trì cổ nhất nước ta. Được biết thành do vua Thục An Dương Vương xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, làm kinh đô nước Âu Lạc. Thành được xây dựng theo hình trôn ốc, với 9 ốc xoáy liền nhau. Xung quanh thành là những hào sâu ngập nước thuyền bè có thể đi lại được.

Ngày nay thành Cổ Loa còn lưu giữ nhiều cổ vật như tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật. Vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm nơi đây thường diễn ra lễ hội đền Cổ Loa, kéo dài khoảng 10 ngày.

17. Làng lụa Vạn Phúc

21585-lua-van-phuc.jpg

Lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc hay còn gọi là lụa Hà Đông thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km. Nơi đây vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm có từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều hoa văn đẹp, không có màu sắc quá sặc sỡ, thời xa xưa nó được chọn để may trang phục cho triều đình.

18. Đền Gióng Sóc Sơn – hồ Đồng Quan

21627-ho-dong-quan.jpg

Hồ Đông Quan ở đền Gióng, Sóc Sơn. Ảnh minh họa từ Internet

Đền thờ Thánh Gióng nằm dưới chân núi Vệ Linh, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km. Trong quần thể di tích này còn có hồ Đông Quan với phong cảnh hùng vĩ, không khí trong làng, yên bình. Sẽ là điểm dừng chân cho những ai yêu thích cảnh thôn quê trong lành.

19. Chùa Thầy

21572-chua-thay.jpg

Chùa Thầy được ví như một giếng trời

Chùa Thầy nằm dưới chân núi Sài Sơn, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chùa được xây dựng dưới thời nhà Lý. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ngoài ra ở đây còn có hang Cắc Cớ, nơi lưu giữ những câu chuyện liêng thiêng từ ngàn xưa. Đây được xem là một thắng cảnh linh thiêng, du khách có thể đến đây để thắp nhang cầu lộc. Để tránh bị chặt chém bạn nên mang sẵn đồ cúng lễ theo.

20. Chùa Hương

21628-chua-huong.jpg

Chùa Hương. Ảnh minh họa từ Internet

Chùa Hương nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70km, thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương là quần thể gồm nhiều ngôi chùa. Trung tâm của cụm đền chùa là chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Nơi đây phong cảnh hữu tình, được ví là “Nam Thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam). Lễ hội chùa Hương diễn ra vào mùng 6 tết Nguyên đán hàng năm.

21. Làng hoa Nhật Tân

21590-hoa-dao.jpg

Hoa đào Nhật Tân

Làng hoa Nhật Tân thuộc quận Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nhật Tân từ xa xưa đã nổi tiếng với nghề trồng hoa. Ở đây hoa nở bốn mùa, đặc biệt là vào dịp tết Nguyên Đán, làng hoa là nơi cung cấp hoa, cây cảnh cho người dân Hà Nội và các vùng phụ cận. Đặc biệt ở đây có những gốc đào cổ thụ hàng trăm tuổi. Lệ phí để vào mỗi vườn là 20.000 đồng/người.

IV. MÓN NGON - ĐẶC SẢN HÀ THÀNH

1. Phở Hà Nội

21583-pho.jpg

Phở Hà Nội

Phở là món ăn đầu tiên mà bạn nên thưởng thức khi đến Hà Nội. Những quán phở nổi tiếng như: Phở gánh ở Hàng Trống, quán là một gánh hàng rong nhỏ, đặt ở trên vỉa hè, chỉ có một chiếc ghế nhỏ, quán chỉ mở cửa buổi chiều. Đây là quán đã có từ rất lâu, mặc dù không có chỗ ngồi ăn thoải mái nhưng người đến quán đông nghịt, phải xếp hàng và chờ rất lâu.

Ngoài ra còn có các quán phở bò ngon nhất là Phở Lý Quốc Sư, phở gà ngon nhất nằm trên phố Quán Thánh, phở Hạnh trộn chua ngọt nằm trên phố Lãn Ông, hoặc phố Lương Văn Can, phở áp chảo phố Bát Đàn...

2. Bún chả

21630-bun-cha-ha-noi.jpg

Bún chả Hà Nội. Ảnh minh họa từ Internet

Món chả được làm từ thịt nạc xay nhỏ rồi tẩm ướp gia vị, sau đó người ta nặn thành những miếng tròn và cho lên vỉ nướng trên than hồng cho đến khi miếng chả vàng rộm và dậy mùi thơm là được. Nước chấm bún chả Hà Nội là nước mắm chua ngọt với giấm, tỏi, ớt, hạt tiêu trộn với đu đủ xanh cắt miếng mỏng chua ngọt. Món này ăn kèm bún và rau sống cùng lá tía tô.

3. Chả cá Lã Vọng

21568-cha-ca.jpg

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng là món đặc sản nổi tiếng của Hà Nội. Món ăn này được chế biến như sau: Cá được chiên trong chảo dầu nhỏ. Ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, kèm lạc rang, rau mùi, rau húng láng, thì là, hành tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm.

Mắm được pha chế với nước cốt chanh, ớt cắt sợi, tinh dầu cà cuống, vài giọt rượu trắng, một thìa mỡ và đường sau đó đánh cho rủi bọt lên. Món ăn này có vị ngọt, bùi và beo béo.

4. Bún thang

21570-bun-thang.jpg

Bún thang thơm ngon

Bún thang là món ăn chứa đựng nhiều nét tinh túy của ẩm thực Hà thành. Nguyên liệu để làm bún thang gồm thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi. Nước dùng được nấu từ xương, tôm he. Nồi nước dùng ngon nước phải trong, có mùi thơm nhè nhẹ, dậy mùi mắm tôm.

5. Bánh cốm

21629-banh-com.jpg

Bánh cốm Hàng Than. Ảnh từ Internet

Cho đến nay chỉ có duy nhất hàng Nguyên Ninh tại số nhà 11 Hàng Than là vẫn còn giữ được cách làm bánh cốm thủ công truyền thống. Những chiếc bánh cốm có màu xanh bên trong cùng là trong cùng là lớp nhân đậu xanh màu vàng, bánh có mùi ngầy ngậy của dừa và đậu xanh. Và đến Hà Nội bạn nhớ mua bánh cốm về làm quà nhé.

6. Bánh cuốn

21569-banh-cuon.jpg

Bánh cuốn Hà Nội

Bánh cuốn là món ăn dân dã của người Hà thành. Nguyên liệu để làm bánh cuốn là loại gạo ngon được xay thành bột, sau đó pha với nước rồi tráng trên bếp thành những miếng bánh mỏng dính. Nhân bánh được làm từ thịt heo, nấm hương, khi bánh được cuộn lại bên trên rắc thêm một ruốc tôm. Món này ăn kèm với nước mắm, cà cuống và chả quế.

7. Bún đậu mắm tôm

21631-bun-dau-mam-tom.jpg

Đến Hà Nội nhất định bạn phải thử bún đậu mắm tôm. Ảnh từ Internet

Là món ăn mà ai đến Hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức một lần. Món ăn này ngon nhất là ở cách pha chế mắm tôm, người đầu bếp phải lựa chọn được loại mắm ngon, rưới thêm một chút mỡ nóng, thêm ớt, vắt quất vào và đánh đều cho đến khi mắm bông lên. Chén mắm tôm đậm đà hương vị chấm với miếng đậu vừa chiên nóng thờm lừng, miếng chả cốm béo ngậy hay miếng thịt ba chỉ nóng hổi sẽ làm tan chảy vị giác của bạn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI