Cẩm nang hướng dẫn chi tiết du lịch Điện Biên

Mỗi mùa hoa ban nở, Điện Biên lại như gọi mời những ai yêu say đắm sắc trắng tinh khôi này. Để rồi, khi đến đây lại háo hức lật giở từng trang sử hào hùng nơi các cứ điểm Điện Biên Phủ và cảm thấy trân quý hơn cuộc đời này.

banner ads

24525-dien-bien-2.jpg

Cánh đồng Điện Biên nhuộm màu vàng óng khi vào mùa.

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

1. Đường bộ

Hà Nội cách Điện Biên 474km. Bạn có thể từ Hà Nội đến Điện Biên bằng đường hàng không hoặc đường bộ.

banner ads

Nếu từ Hà Nội, bạn có thể ra các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm để bắt xe đi Điện Biên. Các chuyến liên tục từ 3h chiều đến 9h tối với giá từ 350-400 nghìn/người. Bạn có thể chọn những xe uy tín sau:

Xe Hải Vân(Tuyến Điện Biên - Mỹ Đình)

- Giờ xuất phát:

  • Từ Điện Biên: 19h15
  • Từ Mỹ Đình: 19h30

- Điện thoại:

  • Hà Nội (04) 3722.3588 - 0988.88.27.27.
  • Biên (0230)6.277.277 - 01688.27.27.27.

Xe Trung Dũng(Tuyến Hà Nội - Điện Biên)

  • Giờ xuất phát: 20h cả hai đầu bến.
  • Địa chỉ: Số nhà 223, đường 279, phường Him Lam, TP.Điện Biên Phủ
  • Điện thoại: (0230) 3810.657 - 0912.394.657.

Xe Hạnh Hồng(Tuyến Hà Nội - Điện Biên)

- Giờ xuất phát:

  • Từ Hà Nội: 16h30
  • Từ Điện Biên: 17h30

- Địa chỉ: Tổ dân phố 1, Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ.

- Điện thoại: (0230) 381.0195 - 0912.394.682

Nếu vào mùa xuân, bạn nên theo xe du lịch đi vào ban ngày để ngắm cảnh vật núi rừng Tây Bắc.

Ngoài ra, nếu bạn đang ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La có thể dễ dàng ghé thăm Điện Biên bởi các tỉnh này đều giáp ranh với nhau.

Bên cạnh đó từ các tỉnh Thái Bình, Thái Nguyên, Lào Cai, Hưng Yên, Hải Phòng… đều có thể đi đường bộ để đến với Điện Biên.

Lưu ý: Tránh dùng phương tiện xe máy đi để đến Điện Biên bởi tuyến đường 6 là tuyến đường độc đạo, rất nguy hiểm.

2. Đường hàng không

Từ Hà Nội, bạn có thể đến sân bay Nội Bài đi Điện Biên Phủ. Có 2 chuyến đến Điện Biên trong ngày bằng máy bay ATR72. Vào dịp đặc biệt sẽ có thêm một chuyến tăng cường.

  • Giá vé thường: dao động từ 900 nghìn - 1,6 triệu đồng.
  • Giá vé vào các đợt khuyến mại: từ 400-600k/ 1 lượt bay.

II. LƯU TRÚ TẠI ĐIỆN BIÊN

Số nhà nghỉ và khách sạn ở Điện Biên rất nhiều, với giá vé dao động từ 150-500 nghìn/phòng. Bạn có thể tham khảo một số điểm lưu trú sau:

Khách sạn Mường Thanh Điện Biên Phủ

  • Địa chỉ: Số 514 đường 7/5, Tp. Điện Biên
  • Điện thoại: 381 0043

Khách sạn Ruby

  • Địa chỉ: Số 43 Phường Mường Thanh, Tp. Điện Biên
  • Điện thoại: 383 5568

Khách sạn Him Lam

  • Địa chỉ: Tổ 6, phường Him Lam, TP. Điện Biên
  • Điện thoại: 381 1666

Khách sạn Điện Biên Phủ - Hà Nội

  • Địa chỉ: 279A Đường 7/5, TP. Điện Biên
  • Điện thoại: 382 5103

Khách sạn Thanh Bình

  • Địa chỉ: Phường Sông Đà, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 385 3718

Khách sạn Hải Vân

  • Địa chỉ: Số 488 đường 7/5, TP. Điện Biên
  • Điện thoại: 382 8488

Khách sạn Lan Anh

  • Địa chỉ: Khu tái định cư đồi cao, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 350 9577

Khách sạn Hoàng Long

  • Địa chỉ: Tổ 9, P. Na Lay, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 385 3666

Khách sạn Him Lam II

  • Địa chỉ: Tổ 5, phường Sông Đà, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 385 3235

Khách sạn Công Đoàn

  • Địa chỉ: Số 878 phố 3, TP. Điện Biên
  • Điện thoại: 382 4319

Khách sạn ASEAN

  • Địa chỉ: Phố 6, TP. Điện Biên
  • Điện thoại: 373 7777

Khách sạn Xổ Số

  • Địa chỉ: Phố 10, TP. Điện Biên
  • Điện thoại: 382 5789

Nhà nghỉ Bình Long

  • Địa chỉ: Số 4 phố 4, P. Tân Thanh, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 382 4345

Khách sạn Như Ngọc

  • Địa chỉ: Số 8, tổ 4, P. Thanh Bình, TP.Điện Biên
  • Điện thoại: 383 4488

Nhà nghỉ công ty Cổ phần Sách – Thiết bị trường học

  • Địa chỉ: Số 256 phố 2, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 382 5877

Nhà nghỉ Hoa Ban

  • Địa chỉ: Bản Him Lam I, P. Him Lam, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 381 3568

Nhà nghỉ Thùy Linh

  • Địa chỉ: Số 245 phố 3, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 382 5724

Nhà nghỉ Mây Hồng

  • Địa chỉ: Số 69 phố 3, P. Thanh Bình, thị xã Mường Lay
  • Điện thoại: 373 5046

III. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN VÀ VUI CHƠI Ở ĐIỆN BIÊN

1. Các di tích lịch sử

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ

24531-khu-di-tich.jpg

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ

Nơi đây là quần thể các di tích lịch sử gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Những di tích nổi bật trong cụm này bao gồm sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; các đồi A1, C1, C2, D1; đồi Độc Lập; cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam; cầu và sân bay Mường Thanh.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

24541-so-chi-huy.jpg

Trạm gác Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ thành phố Điện Biên Phủ, đi về phía đông 25km, bạn sẽ gặp một khu rừng nguyên sinh thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên.

Chính tại nơi đây, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… đã từng sống, làm việc và chỉ đạo quân, dân chiến đấu anh dũng để giành chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên năm xưa. Sở chỉ hay này gồm có:

  • Chòi canh gác số 1
  • Đài quan sát
  • Hầm ban chính trị
  • Hầm ban cố vấn Trung Quốc
  • Hầm thông tin liên lạc
  • Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
  • Đường hầm xuyên núi với chiều dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lán của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.
  • Nhà hội trường

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ

24544-tuong-dai-chien-thang-2.jpg

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ

Vào năm 2004 nhân kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, trên đỉnh đồi D1, tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ đã được khánh thành. Quần thể này gồm có 3 bộ đội đứng đấu lưng vào nhau cùng nâng một em bé Thái với lá cờ quyết thắng vươn cao. Tượng có tổng trọng lượng 220 tấn, cao 16,6m, làm bằng đồng thau với kết cấu bê tông cốt thép. Tượng có sự tham mưu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát

24526-do-cat.jpg

Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát

Ngay tại trung tâm cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, căn hầm của tướng chỉ huy Đờ Cát đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn cấu trúc 4 gian và cách sắp xếp như khi xưa tướng Đờ Cát đã từng sống và làm việc. Quanh hầm là hàng rào thép gai dày đặc cùng 4 chiếc xe tăng.

Đồi A1

24527-doi.jpg

Đồi A1

Đồi A1 nằm ở hang Thẩm Báng, thuộc phường Mường Thanh, huyện Mường Ảng. Đây đã từng là một cứ điểm trọng yếu nhất trong tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ của quân đội Pháp. Đồi có 2 đỉnh: Tây Bắc (490m) và Đông Nam (493m). A1 chính là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt ra.

Tại đây, vào sáng ngày 7/5/1954, quân đội Việt Nam đã chiếm đóng từ quân đội Pháp.

Hiện nay, trên đỉnh đồi, ngoài đài kỷ niệm ra vẫn còn lại xác của một trong hai chiếc xe tăng 18 tấn do chính Quan Ba Hécvuê đưa đưa về từ Mường Thanh để phản kích quân đội Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây vẫn còn lại dấu tích của “ao đình” cạn có từ khối bộc phá nghìn cân của quân ta dùng để trị hầm và lô cốt cố thủ của quân đội Pháp.

Nghĩa trang liệt sỹ đồi A1

24536-nghia-trang-a1.jpg

Nghĩa trang liệt sỹ đồi A1

Cách đồi A1 vài trăm mét về phía nam, nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 với 644 ngôi mộ là nơi để tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên như Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Trần Can… Nghĩa trang được xây dựng khang trang và giữ gìn sạch đẹp từ năm 1958 đến nay.

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ

24516-bao-tang.jpg

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ

Nằm đối diện Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, Bảo tàng Điện Biên là nơi trưng bày hơn 274 hiện vật và 122 bức tranh gắn liền với những chiến công vang dội của chiến dịch Điện Biên vào tháng 7/1954. Muốn biết tường tận hơn về toàn bộ diễn tiến của chiến dịch này, bạn có thể đến bảo tàng để tham quan và tìm hiểu.

2. Danh lam thắng cảnh

Cánh đồng Mường Thanh

24518-canh-dong-muong-thanh.jpg

Cánh đồng lúa Mường Thanh

Vào vụ mùa, Mường Thanh như một bức tranh tuyệt mỹ của thiên nhiên với những sóng lúa ngả vàng dưới nắng xen lẫn những màu non xanh rì như reo trong gió hát. Cánh đồng Mường Thanh trải khắp Điện Biên với hơn 4.000 ha là vựa lúa lớn nhất vùng Tây Bắc. Hạt gạo Điện Biên ngon nức tiếng, thường được gọi ví von là hạt ngọc. Hạt gạo thơm thoảng, rất dẻo và có vị đậm đà khó quên.

Hồ Pá Khoang

24530-ho-pa-khoang.jpg

Hồ Pá Khoang

Pá Khoang lúc thì huyền hoặc trong sương với những cánh rừng phong phú thảm thực vật. Khi lại trở nên rực rỡ với những vườn lan ngan ngát toả hương. Đây quả thật là một nơi nghĩ dưỡng tuyệt vời dành cho du khách. Vào mùa hè, hoạt động chèo thuyền trên hồ để thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên mênh mông là điều mà nhiều du khách rất thích thú. Đến đây, bạn còn có cơ hội hoà mình vào những tập quán, phong tục đậm đà bản sắc của các dân tộc như Thái, Khơ Mú...

Đèo Pha Đin

24522-deo-pha-din-2.jpg
24523-deo-pha-din.jpg

Đèo Pha Đin

Trên đường từ Hà Nội đến Điện Biên, du khách sẽ đi qua cung đường đèo dài 32km, rất chênh vênh và hiểm trở với một bên là vách núi cheo leo và một bên là vực thẳm hun hút. Đó chính là đèo Pha Đin, địa danh được người dân bản địa ví von là nơi trời và đất hoà làm một.

Động Pa Thơm

24528-dong-pa-thom.jpg

Động Pa Thơm

Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, gắn với các truyền thuyết và huyền thoại về tình yêu nam nữ được xem là một động đẹp nổi tiếng của vùng này. Giữa lối vào hang có một tảng đá khổng lồ hình đầu voi cúi xuống. Trong động có tất cả 9 vòm. Các hình thù và màu sắc của thạch nhũ rất sống động và mang cả nét huyền bí. Năm 2009, động này đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Động Xá Nhè

24546-xa-nhe.jpg

Động Xá Nhè

Được xếp vào danh sách các động đẹp nhất Điện Biên, động Xá Nhè mang trong mình một vẻ đẹp đầy bí ẩn và kỳ thú bởi nét nguyên sơ hiếm có. Động bao gồm 5 khoang, dài 700m, và có những vòm lớn với các thạch nhũ mềm mại như thác nước. Bên dưới nền động là cả rừng măng đá với muôn hình thù kỳ lạ rất cuốn hút du khách ưa khám phá.

Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải

24521-cot-moc.jpg

Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải

A Pa Chải là một cực Tây của lãnh thổ Việt Nam, nằm trên đỉnh Khoang La San là một nơi được xem là khó chinh phục nhất của vùng Tây Bắc xa xôi. Cột mốc biên giới tại A Pa Chải được lắp đá hoa cương có ba mặt quay về ba hướng. Trên mỗi một mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy ba nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Chợ phiên vùng cao Tả Sìn Thàng

24542-tashithang.jpg

Chợ phiên vùng cao Tả Sìn Thàng

Ngay thung lũng trung tâm, chợ Tả Sìn Thàng nhỏ bé lọt giữa sương giăng và núi dựng. Nơi đây là bức tranh màu sắc về một nét đẹp văn hoá rất đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc. Người ta đến chợ không chỉ trao đổi mua bán hàng hoá mà còn là để trao duyên, trao tình. Chính vì vậy, những ngày họp chợ con gái xúng xính áo quần, còn các chàng trai thi nhau trổ tài ca hát làm rộn rã cả một khung trời yên bình.

Suối nước nóng U Va

Từ trung tâm thành phố Điện Biên Phủ đi về phía Tây Nam khoảng 15km, bạn sẽ đến được suối nước nóng U Va, nằm trong Khu du lịch U Va thuộc xã Noọng Luống, huyện Điện Biên. Trong địa thế trùng điệp núi non, một dòng suối khoáng nóng tự nhiên chảy dài trên tổng diện tích trên 73.000m2 với nhiệt độ trung bình từ 76- 84 độ C.

Tương truyền, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp. Trước năm 2002, U Va chảy qua là một bãi cỏ. Sau này nó đã được đưa lên khu vực trên đồi cao.

Suối nước nóng Hua Pe

24537-pua-he.jpg

Suối nước nóng Hua Pe

Cạnh hồ nước nhân tạo Pe Luông, thuộc xã Thanh Luông là suối khoáng nóng Hua Pe với nhiệt độ trung bình khoảng 60°C. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm du lịch sinh thấp thu hút nhiều du khách đến trị liệu và nghỉ dưỡng.

Vườn anh đào Mường Phăng

24534-muong-phang.jpg

Vườn anh đào Mường Phăng

Giữa lòng hồ Pá Khoang, trên một hòn đảo, có một vườn hoa anh đào khá thú vị. Đây là dấu son cho tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt Nam- Nhật Bản. Vào mùa xuân, anh đào nở rộ khắp một vùng khoe sắc giữa cảnh trời mây non nước của vùng đất Điện Biên xinh đẹp.

Cầu Hang Tôm

Cầu Hang Tôm trước kia là cầu dây văng đẹp nhất của vùng Tây Bắc. Cầu có nhiệm vụ nối liền huyện Mường Lay của tỉnh Điện Biên và huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu. Xưa kia do khúc sông này rất nhiều tôm nên người ta đặt tên cầu theo đó. Từ sau ngày khánh thành, cầu Hang Tôm trở thành một điểm nhấn cho vùng Tây Bắc bởi vẻ đẹp và sự hoành tráng. Du khách khắp nơi đổ về đây nhất là khi phong trào phượt ngày càng được nhiều người hưởng ứng.

Tuy nhiên đến 11/2012 khi thủy điện Sơn La tích nước, Hang Tôm đã chìm sâu dưới lòng hồ Sông Đà cùng toàn bộ Thị xã Mường Lay cũ và chấm dứt 40 năm tồn tại của cây cầu lịch sử. Ngày nay, vần vị trí Hang Tôm ngày trước, một cây cầu mới đã mọc lên thay thế với chiều cao cao hơn cầu Hang Tôm cũ 70m.

Thị xã Mường Lay

24533-muong-lay.jpg

Thị xã Mường Lay

Mường Lay gắn với nhiều thăng trầm lịch sử của tỉnh Điện Biên, là cửa ngõ phía Bắc của tình nối liền với tỉnh Lai Châu. Với sự xuất hiện của Thủy điện Sơn La, Mường La ngày càng thay da đổi thịt và giờ đã trở thành một nơi sơn thuỷ hữu tình ở hai bên bờ sông Đà. Hoạt động đi thuyền trên lòng hồ được rất nhiều du khách ưa chuộng khi đến với Mường Lay. Nếu ưa mạo hiểm, bạn có thể thử sức câu cá trên sông Đà, leo núi khám phá Hang bản Bắc hoặc xuyên rừng đến với các bản làng xa để tìm hiểu văn hoá và cuộc sống dân bản.

Bản Mển

Từ trung tâm thành phố Điện Biên, đi thêm khoảng 12 km về phía Bắc, bạn sẽ đến được với Bản Mển (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên), một điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng hấp dẫn của Điện Biên. Từ xa, bản Mển với những ngôi nhà sàn đơn sơ hiển ra như một bức tranh nổi bật giữa nền trời biêng biếc và cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Thái đen, sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.

Tháp Chiềng Sơ

24543-thap-chieng-so.jpg

Tháp Chiềng Sơ

Di tích tháp Chiềng Sơ là di sản kiến trúc nghệ thuật đỉnh cao của văn hoá cổ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Đây là dấu ấn cho tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào khi cả hai cùng quyên góp xây dựng một công trình tín ngưỡng chung.

Tháp được phỏng theo hình nậm rượu, cao 10,5m. Quanh chân tháp có 4 chú voi, 2 phía trước và 2 phía sau. Tháp được dựng bằng gạch và vôi vữa mật. Trên thân tháp nổi bật với tòa sen có sáu lớp chồng lên nhau như đội lấy tòa Tháp. Ngoài ra còn rất nhiều hoa văn chìm nổi cách điệu hình chim muông, hoa lá theo bố cục từng phần rất hài hòa.

Tháp Mường Luân

Tháp Mường Luân cũng là một di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị của bản Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Tháp được xây theo hình vuông, dưới to, trên nhỏ dần, xung quanh trát một lớp vữa tạo thành hình một tòa sen cách điệu, có 6 lớp chồng lên nhau. Đây cùng chính là một dấu ấn cho tình hữu nghị của hai dân tộc Việt – Lào từ ngàn đời nay.

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

24532-khu-bao-ton-muong-nhe.jpg

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé rất đa dạng về sinh học được đánh giá vào loại lớn nhất ở Việt Nam. Với diện tích khoảng 310.262 ha gồm 10 xã biên giới, khu bảo tồn này sở hữu cánh rừng nguyên thuỷ và là nơi cư trú của nhiều loài động vật quí, hiếm như: mèo rừng, cầy hương, tê tê, sói đỏ, rùa đá, bò tót, gấu chó,… và một số loài còn được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Hệ thực vật ở đây cũng có đến hơn 308 loài với nhiều loài quý hiếm, trong đó có: chò đãi, dổi xương, chò nước, lát hoa, chò chỉ, pơ mu, trầm hương…

IV. ẨM THỰC VÀ ĐẶC SẢN ĐIỆN BIÊN

1. Gạo Điện Biên

Gạo Điên Biên có hạt tròn mẩy, trắng, dẻo thơm và có vị đậm đà không đâu có được. Gạo này được dùng để nấu cơm lam hay làm “khẩu cắm” (gạo đồ như xôi cùng lá cẩm), “khẩu háng” (đồ thóc và phơi khô, khi ăn đem vò vỏ và nấu chín), “khẩu papa” (bánh nếp) đều rất ngon. Điều đặc biệt là bất cứ loại thóc nào gieo trên đất này đều cho ra hạt gạo đặc biệt như thế này. Chính vì vậy, người lên Điện Biên đều không thể không mua một ít gạo về làm quà.

2. Gà đen Tủa Chùa

24529-ga-den.jpg

Gà đen Tủa Chùa

Gà này thường gọi là gà H’mong, tiếng H’mong gọi là Ka Đu. Ka Đu được truyền nuôi qua nhiều thế hệ người H’mong từ bao đời nay. Gà đen H’mong như được nhuộm đen toàan thân với viền mắt đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng đen. Khi chín, thịt gà rất thơm và săn. Về thành phần dinh dưỡng, gà Ka Đu có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp đôi so với những loại gà khác.

3. Rau hoa ban

24538-rau-hoa-ban.jpg

Rau Hoa ban

Búp ban khi chỉ có đôi lá, người Thái hái về, rửa sạch và muối vại. Loại đặc sản này dùng để ăn chung với các sông Nậm Rốn thì chỉ có khiến người thưởng dùng gật gù tấm tắc.

4. Chè tuyết Tủa Chùa

24520-che-shan-2.jpg

Chè Tuyết Tủa Chùa

Ở huyện Tủa Chùa, Điện Biên có 4 xã đang giữ một tài nguyên quý giá đó chính là 10.000 cây chè Tuyết cổ thụ. Chè Tủa Chùa mọc và sống tự nhiên trên các núi đá. Do được tích tụ sương núi nên có lẽ vì vậy mà hương chè thơm ngào ngạt. Nhìn bên ngoài, màu nước chè vàng óng. Khi nhấp vào có vị đắng và ngọt hoà quyện rất say.

5. Sâu chít

24540-ruou-sau-chit.jpg

Sâu sít ngâm rượu

Sâu chít là loài sâu vốn chỉ sống trong thân cây chít. Muốn biết cây có chít hay không, người dân bản chỉ việc chọn cây không ra hoa. Sau khi có được cây chít sâu, họ sẽ bổ dọc thân cây làm đôi và bắt chít. Các chú sâu chít căng mọng màu trắng sữa thường được thả trong chậu rượu nhạt để sâu không biến chất.

Ngoài ra, dân bản còn sao khô sâu hoặc nấu cháo. Do hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khoẻ nên sâu chít rất đắt hàng ở miền xuôi.

6. Xôi nếp nương Điện Biên

24547-xoi-nep-nuong-dien-bien.jpg

Xôi nếp nương Điện Biên

Nếp nương Điện Biên được đồ rất công phu. Sau khi ngâm nhiều tiếng liên tiếp, nếp được lấy ra đồ trong chõ đồ xôi của riêng người Thái. Sau hai xôi toả mùi thơm, người ta sẽ cho xôi vào một chiếc và trải thật đều. Một lúc sau khi xôi đã nguội bớt lại tiếp tục cho vào nồi chõ và đồ đến khi chín. Xôi này được dùng cùng cá nướng, thịt nướng, chim nướng… ướp cùng hạt mắc khén.

Trong đó, xôi chim là một món ngon của vùng Điện Biên mà ai cũng đều biết đến. Với món xôi này, khi dọn trên mâm sẽ được đựng trong ếp tre có nắp đậy nhằm giúp cho xôi luôn ấm và mềm.

7. Chẳm chéo

24519-cham-cheo.jpg

Chẳm chéo

Chéo là loại gia vị được làm từ hạt mắc khén, một loại hạt gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân bản vùng Tây Bắc. Bát chẳm chéo là kết quả của sự quyện hoà các gia vị như tỏi Tây Bắc, tỏi tàu, mắc khén, sả, gừng, ớt, rau mùi… Tất cả được trộn thật đều với ít muối hoặc nước mắm. Đây là món chấm chỉ riêng Điện Biên mới có và chúng thực sự khiến thực khách không thể dừng đũa mỗi khi ăn cùng các món đặc sản khác.

8. Nậm Pịa

24535-nam-pia.jpg

Nậm pịa

Cùng với chẳm chéo, một loại nước chấm vô cùng độc đáo khác của người Thái ở Điện Biên đó chính là nậm pịa. Nậm pịa được làm từ ruột non của loài động vật ăn cỏ nhai lại gọi là Nậm pịa. Người Thái nhúng lòng non của bò, dê, trâu… để lấy nước mang vị bùi bùi, đăng đắng, cay cay để ăn kèm cùng một số loại rau thơm và gia vị khác.

9. Bắp cải cuốn nhót xanh

24517-bap-cai.jpg

Bắp cải cuốn nhót xanh

Món nhót xanh cuốn bắp cải và rau mùi, chấm cùng với chẳm chéo là một món ăn không thể bỏ qua khi đến Điện Biên. Để có món ngon này phải chọn những chùm nhót còn xanh, không quá non hay quá già mà chỉ vừa lên lớp phấn trăng trắng. Với bắp cải cũng chọn lá tương tự. Chỉ cần thêm vài lát tỏi, ít gừng và đôi ba lá rau mùi là coi như xong phần cuốn. Sau cùng bạn chỉ việc chấm cùng bát chẳm chéo là có ngay món ngon đến tê lưỡi này.

10. Thịt lợn xay hấp lá chuối

Món này cũng với nguyên liệu thịt lợn băm được gói trong lá chuối nhưng khi thưởng thức ở Điện Biên, bạn lại luôn thấy nó đặc biệt đến lạ. Món ăn này cũng được hấp cách thuỷ hàng tiếng đến khi thịt chín và dậy mùi thơm thoang thoảng của lá chuối.

11. Vịt om hoa chuối

Vịt om hoa chuối tuy không bắt mắt nhưng chỉ riêng mùi thơm ngây ngất của nó cũng khiến mọi người ai cũng thèm thuồng. Để có món ăn này, người ta đem thịt vịt ướp với hoa chuối, mắc khén, gừng, sả, ớt, bột gà và om nhỏ lửa trong suốt hơn 3 tiếng cho đến khi mùi thơm sực nức khắp bếp.

12. Rêu nướng của người Thái

24539-reu-nuong.jpg

Rêu nướng của người Thái

Rêu được lấy từ những con suối trong mang về làm sạch và trộn với hạt dổi, mắc khén, gừng, sả, tỏi, ớt, lá chanh và ít thịt mỡ. Sau đó, đem tất cả gói vào lá dong, túm hai đầu và treo lên nẹp tre, đem vùi vào trong tro ấm. Để như vậy cho đến khi dong tí tách cháy thì gỡ gói dong khỏi thanh tre đem hơ trên than. Khi lá dong cháy đến lớp trong cùng, thịt mỡ chảy ra, hoà vào rong và quyện với các loại gia vị thì đem ra dùng.

Ngoài ra, người Thái còn có các món ăn rất đặc trưng mà bất cứ ai khi nghe nhắc đến cũng thấy thèm như cơm lam, cải ngồng, măng đắng, măng ngọt, rau dớn…

V. ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG

Đến Điện Biên, bạn nên tranh thủ ăn sáng trước 9h bởi muộn hơn sẽ không còn đồ ăn. Để tiện hơn, bạn nên đặt trước bữa ăn với nơi bạn lưu trú.

Giá cả cho các món ăn ở Điện Biên rất rẻ, bạn có thể chọn nhiều món ăn và đặc sản mà chỉ hết vỏn vẹn từ 100 – 150 nghìn.

Các địa chỉ quán ăn, nhà hàng ở Điện Biên:

  • Nhà hàng Đức Hiếu - Địa chỉ: Đội 3, Cộng Hòa, xã Thanh Luông, Tp Điện Biên Phủ
  • Nhà hàng Hương Đồng Nội - Địa chỉ: Gần cầu Mường Thanh, Tp Điện Biên Phủ
  • Nhà hàng Nga Luận - Địa chỉ: 81 Nguyễn Chí Thanh, Tp Điện Biên Phủ
  • Hương Đồng Nội - Địa chỉ: Thanh Trường, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Điện Biên Phủ - Hà Nội - Nhà Hàng Khách Sạn - Địa chỉ: 849 Đường 7/5, Tổ 17, P. Mường Thanh
  • Điện Biên Phủ - Nhà Hàng Khách Sạn - Địa chỉ: Đồi A1, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Khu Du Lịch Sinh Thái Him Lam - Địa chỉ: Tổ 6, P. Him Lam, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Dân Tộc Quán - Thanh Trường - Địa chỉ: Phố 5, P. Thanh Trường, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Lâm Anh - Địa chỉ: Đường Bế Văn Đàn, P. Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Tuyết Trung - Địa chỉ: 261 đường 7/5, P. Him Lam, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Lợi Trà - Thịt Chó & Lợn Cắp Nách - Địa chỉ: 190 Nguyễn Chí Thanh, Mường Thanh
  • Nhà Hàng Thanh Hằng - Nguyễn Chí Thanh - Địa chỉ: 145 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
  • Suối Nước Nóng Hue Pe - Địa chỉ: Xã Thanh Luông, Điện Biên, Điện Biên
  • Thúy Nga - Địa chỉ: Km3 QL279, Thị trấn Tuần Giáo, Tuần Giáo, Điện Biên
  • Hồ Pa Khoang - Địa chỉ: Phố 6, xã Mường Phăng, Điện Biên, Điện Biên
  • Nhà Hàng Thanh Thủy - Quán Nhà Sàn - Địa chỉ: 74 Quốc Lộ 279, Tuần Giáo, Điện Biên
  • Gà Tây Bắc - Địa chỉ: 82 Nguyễn Hữu Thọ, P. Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Tiến Oanh - Địa chỉ: 8 Bế Văn Đàn, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Thực Phẩm Đặc Biệt - Địa chỉ: 285 Phố 4, P. Him Lam, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Asean - Nhà Hàng Khách Sạn - Địa chỉ: Đường Nguyễn Hữu Thọ, P. Mường Thanh
  • Vinh Thơm - Địa chỉ: 158 Hoàng Công Chất, P. Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Nhà Hàng Tây Bắc - Địa chỉ: Trại Ong - Đường vành đai thị trấn - Khối Sơn Thủy, Tuần Giáo, Điện Biên
  • Trường Giang - Nhà Hàng Khách Sạn - Địa chỉ: 23 Điện Biên Phủ, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
  • Nhà Khách Nhà Máy Bia - Địa chỉ: 62 phố 11, P. Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI