Cẩm nang hướng dẫn chi tiết dành cho người đi du lịch An Giang

An Giang là địa phương duy nhất ở khu vực miền Tây có địa hình là núi. Nơi đây vốn nổi tiếng là quê hương Thất Sơn. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên kỳ bí và thưởng thức nhiều món đặc sản ngon miệng. Để trải nghiệm du lịch An Giang, hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây nhé!

banner ads

21036-rung-tram-tra-su.jpg

Rừng tràm Trà Sư nhìn từ trên cao

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

Từ Tp.HCM đi An Giang có nhiều chuyến xe khách của nhiều hãng xe khác nhau. Bạn có thể mua vé trực tiếp tại bến xe miền Tây, hoặc liên hệ với nhà xe Phương Trang, xe chạy đêm sáng hôm sau là tới An Giang. Sau đó, bạn thuê xe máy để tới các điểm tham quan hoặc đi xe ôm.

Liên hệ xe Phương Trang: Địa chỉ: 272 - 274 - 276, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 083 837 5570.

banner ads

II. LƯU TRÚ TẠI AN GIANG

Ở An Giang có khá nhiều khách sạn, nhà nghỉ để bạn lựa chọn. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Khách sạn An Long: Địa chỉ: số 281 Trần Hưng Đạo, Tp.Long Xuyên. Giá thuê dao động khoảng 150 ngàn/phòng đôi/đêm. Điện thoại: 076 3843 298 – 076 221 0676/0918 375 927.
  • Nhà nghỉ tại Châu Đốc; thị trấn Nhà Bàng có giá dao động từ 150 - 200 ngàn/phòng/đêm.
  • Tại Châu Đốc bạn có thể nghỉ tại khách sạn Hoàn Châu; số điện thoại liên hệ: 0763 866 069 - 076 356 1400.
  • Khách sạn Gió Sông. Địa chỉ: 472/24 Quản Cơ Thành, Tp. Long Xuyên. Điện thoại: 3953 049/3956 032.
  • Khách sạn Hàng Châu 2. Địa chỉ: 10 Nguyễn Văn Thoại, thị xã Châu Đốc. Điện thoại: 3868 891.
  • Khách sạn Lâm Hưng Ký. Địa chỉ: 138 Trưng Nữ Vương, thị xã Châu Đốc. Điện thoại: 3561 564/ 356 198.
  • Khách sạn Thắng Lợi 2. Địa chỉ: 9 Lê Hồng Phong, Tp. Long Xuyên. Điện thoại: 3854 490/385 256.
  • Khách sạn Thuận Lợi. Địa chỉ: 18 Trần Hưng Đạo, thị xã Châu Đốc. Điện thoại: 3866 134.
  • Khách sạn – Nhà hàng Satisfy. Địa chỉ: 1 đường 30/4, thị xã Châu Đốc. Điện thoại: 6260 260.
  • Khách sạn An Thạnh Hưng. Địa chỉ: Công Binh, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Điện thoại: 3862 999.
  • Khách sạn Bưu điện núi Sam. Địa chỉ: P. Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Điện thoại: 3861 999.

III. ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI - THAM QUAN

1. Cù Lao Ông Hổ và nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hòa Hưng nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên bởi một nhánh sông Hậu. Du khách có thể tới đây bằng tàu thủy hoặc đường bộ đều được. Đến cù lao Ông Hổ du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức nhiều trái ngon, vật lạ và những món đặc sản độc đáo, nghe đờn ca tài tử và thăm các bè cá ven sông.

Ngoài ra, trên cù lao Ông Hổ còn lưu giữa một ngôi nhà gỗ - nơi tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Khuôn viên nhà tưởng niệm cây trái xanh tươi bốn mùa.

2. Chùa Ông Bắc

Di tích này nằm trên đường Phạm Hồng Thái, phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, An Giang. Chùa nằm cách cầu Duy Tân khoảng 10m. Được biết chùa xây dựng cách đây 100 năm, đến năm 1987 được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

21025-chua-ong-bac.jpg

Chùa Ông Bắc

Chùa Ông Bắc do những người Hoa vùng Quảng Đông khi đến lập nghiệp vùng này xây dựng nên. Vì thế chùa mang nét kiến trúc đặc trưng của Trung Hoa với không gian thoáng mát, trên đỉnh được chạm trổ long phượng đẹp mắt.

3. Chùa Xà Tón (Xvay-ton)

Chùa Xà Tón thuộc thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang. Xà Tón là ngôi chùa đại diện tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer, đồng bằng sông Cửu Long.

4. Chợ nổi Long Xuyên

Từ 6 giờ sáng nơi đây đã tấp nập ghe thuyền qua lại từ khắp nơi đổ về để mua bán hàng hóa. Mặt hàng chủ yếu ở chợ nổi Long Xuyên là nông sản, trái cây miệt vườn. Ai bán mặt hàng nào thì treo hàng trên cây sào cao để người mua biết.

21024-cho-noi.jpg

Cảnh thuyền ghe qua lại tấp nập trên sông

Đến đây du khách không chỉ mua được những đặc sản của vùng sông nước, miệt vườn mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn bình dị của những cô miền Tây xinh xắn, dịu dàng như: bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà phê…

5. Cù lao Giêng

Cù lao Giêng thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang là nơi ghi lại dấu son lịch sử chói lọi của phong trào cách mạng những 1930 với lá cờ đỏ búa liềm được treo trên dây thép xã Long Điền A.

6. Lăng Thoại Ngọc Hầu

21029-lang-thoai-ngoc-hau.jpg

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang. Lăng thờ ông Thoại Ngọc Hầu, hai bên là mộ hai phu nhân của ông được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX.

7. Khu du lịch núi Sập

Khu du lịch núi Sập thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là ngọn núi thấp, đường lên đỉnh có chùa, dốc thoai thoải. Ngoài ra, ở đây còn có những danh thắng nổi tiếng như hồ Ông Thoại, hồ số 1, hồ số 2.

21039-nui-sap.jpg

Khu du lịch núi Sập

Đến đây du khách không chỉ được chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ với núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm với từng đàn cá bơi lượn tung tăng mà ở đây còn nhiều kiến trúc nhân tạo độc đáo là một điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến An Giang.

8. Núi Cô Tô

Núi Cô Tô hay còn có tên gọi là Phụng Hoàng Sơn, núi Tô, tiếng Khmer là là Phnom Ktô, có độ cao 614m, chu vi 14.375m, thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn. Trên núi có nhiều di tích nổi tiếng như sân Tiên (nơi có dấu chân đầu tiên của Phật); điện Năm Căn (ngôi điện nhỏ nằm ẩn mình dưới những tảng đá to và bóng cây đại thụ - nơi nghỉ chân của những con hổ lớn); Vồ Hội – nơi nghỉ ngơi và ngắm cảnh lý tưởng cho du khách.

21033-nui-co-to.jpg

Núi Cô Tô

Ngoài ra, đến đây du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hai dòng suối nổi tiếng là Ô Thum và Ô Sora So với thế tựa như những con rắn khổng lồ uốn lượn theo các khe đá.

Phía Đông núi Cô Tô là hồ Soài So với đẹp hoang sơ, mặt hồ phẳng lặng, nước xanh biếc. Hồ rộng khoảng 5ha, có dung tích chứa 400.000m³ nước, là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho ruộng rẫy và nước ngọt cho người dân trong vùng.

9. Núi Cấm

Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km. Núi có độ cao khoảng 705m, chu vi 28.600m, là một ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn và cao nhất tỉnh An Giang.

21034-nui-cam.jpg

Núi Cấm

Khu du lịch núi Cấm bao gồm núi Cấm và khu Lâm Viên. Để lên núi Cấm bạn có thể di chuyển bằng xe khách, xe máy hoặc đi bộ đều được. Trên đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: chùa Linh Sơn, chùa Phật lớn, tượng Phật Di Lặc và Vồ Bồ Hông (nơi cao nhất của đỉnh núi Cấm). Đặc biệt, trên đỉnh núi còn có nhà nghỉ để du khách có thể nghỉ qua đêm, phục vụ ăn uống khá chú đáo.

10. Núi Két

Núi Két nằm ở phía Đông thuộc thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang, núi cao khoảng cao 225m, dài và rộng hơn 1.100m. Sở dĩ nó được gọi là núi Két vì bên vách phía Tây trên đỉnh núi có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra giống mỏ con chim két (tức là chim anh vũ).

Đường lên núi Két dài khoảng 600m là những bậc thang có hành lang an toàn hai bên. Đi sâu vào bên trong đỉnh núi là các địa danh nổi tiếng như: sân Tiên, giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long, điện Ba Cô, điện U Minh, điện Chư Vị, Năm Non, Bảy Núi và đặc biệt là “mỏ ông Két” cùng với nhiều truyền thuyết dân gian.

11. Núi Ba Thê

Núi Ba Thê thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ba Thê là tên gọi chung cho cụm núi bao gồm: Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Đỉnh núi cao nhất ở đây cao hơn 200m. Khu vực núi Ba Thê rất giàu tài nguyên đá quý như thạch anh ám khói, thạch anh tím và đá xây dựng sậm màu hạt thô.

21023-ba-the.jpg

Trên đỉnh núi Ba Thê

Để tham quan du lịch núi Ba Thê bạn phải vượt qua con đường nhỏ quanh co có chiều dài khoảng 2km. Trên đỉnh núi có những điểm tham quan nổi tiếng như: Sơn Tiên Tự, nhà trưng bày cổ vật Ba Thê, di tích Óc Eo - đô thị của vương quốc Phù Nam xưa.

12. Núi Sam

21035-nui-sam-1.jpg

Phong cảnh núi non ở An Giang

Núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Độc, tỉnh An Giang. Núi có độ cao khoảng 284m. Để tham quan nơi đây bạn có thể di chuyển bằng xe máy. Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá xếp hàng cấp quốc gia như: chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… cùng một số thắng cảnh đẹp nổi tiếng như: đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…

13. Khu di tích lịch sử Tức Dụp

Là căn cứ địa cách mạng của quân dân An Giang trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Tức Dụp đã góp phần làm nên nhiều chiến thắng vẻ vang của người dân An Giang. Nơi đây trưng bày nhiều kỷ vật còn sót lại từ thời kháng chiến. Đến đây bạn sẽ được thăm quan hang C6 - từng là hội trường hang có sức chứa trên 100 người, hang ban chỉ huy quân sự, hang quân y, thanh niên, hang của ban tuyên huấn…

14. Miếu Bà Chúa Xứ

21032-mieu-ba-ve-dem.jpg

Miếu Bà Chúa Xứ về đêm

Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Vào ngày 23 -17 tháng Tư âm lịch hàng năm nơi đây thường diễn ra lễ hội vía Bà Chúa Xứ. Lễ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và hành lễ.

15. Chợ Châu Đốc

21027-mam.jpg

Mắm - đặc sản đặc trưng của vùng Châu Đốc

Chợ Châu Đốc được ví là vương quốc của các loại mắm. Nơi đây có nhiều sạp hàng bán mắm - đặc sản đặc trưng của vùng Châu Đốc. Ngoài ra, ở đây không chỉ được bày bán đa dạng các loại mắm mà còn nhiều đặc sản như: đường thốt nốt, kẹo me, thạch thốt nốt, khô bò, các loại kẹo, trái cây từ Thái Lan nhập về. Và đến đây bạn cũng đừng quên thưởng thức món bún cá Châu Đốc thơm ngon nhé.

16. Rừng tràm Trà Sư

21038-tra-su-1.jpg

Đường vào rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, An Giang, rừng có diện tích khoảng 800ha. Đường dẫn vào rừng tràm là những con đường đất đỏ, hai bên đường là những cây thốt nốt cao rợp bóng mát. Xa xa là cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay.

Để thăm quan rừng tràm du khách sẽ di chuyển bằng thuyền nhỏ, lướt trên những thảm bèo tấm xanh rì, thỉnh thoảng lại xen lẫn những bông điển điển hay bông súng màu tím và tiếng chim kêu ríu rít. Từ tháng 8 - 10 âm lịch thì nơi đây lại khoác lên mình màu áo xanh mướt tạo nên vẻ đẹp kiều diễm rất riêng.

17. Di chỉ Óc Eo

21022-di-chi-oc-eo.jpg

Di chỉ Óc Eo

Thuộc khu di tích núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Toàn bộ khu di tích có diện tích khoảng 4.500ha. Nơi đây lưu giữ những dấu tích của nền văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam giàu có nhất khu vực Đông Nam Á có niên đại hàng ngàn năm tuổi.

18. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang thuộc Phũn Xoài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Đây là làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của người phụ nữ Chăm với các sản phẩm độc đáo như: sà rông, áo, khăn choàng, nón, túi xách…

19. Làng người Chăm ở Châu Giang

21028-lang-nguoi-cham.jpg

Cổng làng người Chăm

Đi qua phà Châu Giang đến Cồn Tiên là bạn đã tới làng của người Chăm. Đến đây bạn sẽ được khám phá cuộc sống, phong tục tập quán của người dân nơi đây. Đồng thời ngắm cảnh thiên nhiên yên bình và thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Chăm. Một trải nghiệm vô cùng thú vị.

VI. MÓN ĂN - ĐẶC SẢN

1. Cà na đập

21057-ca-na.jpg

Cà na đập

Ở chợ Châu Đốc chỉ có duy nhất một quán bán cà na đập. Cà na đập là món ăn được chế biến từ quả cà na tươi, sau đó đập nát, vắt bớt nước, chà xát để ra hết chất chát rồi đem dầm với đường, đợi khoảng vài tiếng là có thể ăn. Cà na đập ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon. Món này có giá dao động khoảng 100.000 đồng mỗi kg.

2. Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt được làm từ bột gạo, đường thốt nốt, nước cốt dừa... Cách chế biến khá cầu kỳ và công phu. Qua bàn tay tài hoa của người chế biến sẽ cho ra món bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm, vị ngọt béo của đường và nước cốt dừa hòa lẫn mùi thơm thoang thoảng của đường thốt nốt xộc thẳng lên mũi. Bánh xôm xốp ăn nóng là ngon nhất.

3. Bò leo núi

21059-bo-leo-nui.jpg

Bò leo núi

Bò leo núi là món đặc sản hấp dẫn của miệt vườn Tân Châu. Điểm làm nên sự khác biệt của món ăn này ở cách tầm ướp và chế biến. Thịt được cắt dày hơn so với các món bò nướng như thông thường và được ướp bằng trứng gà tươi đã đánh nhuyễn. Vỉ nướng thịt được làm bằng gang. Giữa vỉ nướng nhô lên tròn trĩnh giống hình quả núi nên món ăn được gọi là bò leo núi.

Đầu tiên người ta cho một miếng mỡ heo to lên trên và đặt trên bếp than hồng cháy đều. Sau đó cho thịt bò lên và phết một ít bơ vàng óng lên trên. Món ăn này thường ăn kèm với bánh tráng, rau sống, chuối chát... chấm với chao hoặc mắm pro-hốc.

4. Bánh Chăm "ha nàm căn"

Bánh chăm “ha nàm căn” là món ăn của người Chăm. Bánh được làm từ bột mì trộn với trứng vịt và đường thốt nốt. Trộn chung các nguyên liệu trên, đánh đều tay cho đến khi bột nhuyễn. Tiếp đến cho chảo nhôm dày lên bếp lửa, chảo nóng phết một lớp dầu rồi cho bột lên trên, rắc thêm vừng, đậy vung chờ khoảng 5 phút là được.

Vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.

5. Bọ rầy bảy núi

Bọ rầy bảy núi là món ăn đặc biệt của người dân gần khu vực bảy núi, An Giang. Món ăn này được chế biến như sau: Bọ rầy được cắt cánh cứng, bỏ phần đít, bỏ ruột sau đó đem rửa với nước muối pha loãng. Tiếp đến vớt ra để ráo, rồi đem chiên xào.

21063-bo-ray.jpg

Bọ rầy bảy núi

Món bọ rầy chiên giòn thường ăn kèm với rau sống, cà chua xắt lát, cải xà lách chấm với tương ớt, muối chanh ớt.

6. Chè thốt nốt

Để nấu chè thốt nốt bạn cần tách lớp vỏ bên ngoài, lấy phần cơm dẻo – phần trong suốt của quả thốt nốt. Cách nấu chè thốt nốt cũng khá đơn giản, chỉ cần nấu tan đường thốt nốt sao cho có vị ngọt vừa phải, khuấy nước cốt dừa thành hỗn hợp sền sệt rồi cho cùi thốt nốt vào nấu chung.

Món ăn sẽ ngon hơn nếu cho thêm thạch dừa và ngon nhất là ăn lạnh. Chè thốt nốt có vị béo ngậy của cốt dừa quyện chặt độ dẻo, mềm của cùi thốt nốt, ăn rất thú vị.

7. Cá heo sông Hậu

Cá heo sông Hậu là loại cá có mình dẹp, to bằng cỡ 3 ngón tay người lớn, dài khoảng một tấc. Thân cá màu xanh đen, đuôi cá màu đỏ ca. Cá phát ra tiếng kêu éc éc giống tiếng heo kêu nên người dân nơi đây đặt tên là cá heo.

Cá heo được chế biến thành 4 món ăn nhưng ngon nhất vẫn là cá heo nướng. Món này ăn chung với nước chấm cơm mẻ dằm ớt xanh, ăn kèm với rau thơm các loại, xà lách, dưa leo, khóm, chuối chát. Thịt cá có vị ngọt trộn lẫn vị cay của ớt xanh tạo nên hương vị rất riêng. Ngoài món nướng bạn có thể chế biến thành món cá heo kho thố, lẩu cá heo bông điên điển…

8. Xôi Xiêm Châu Đốc

Xôi xiêm được làm từ gạo nếp Thái, bột mì, trứng vịt, đường thốt nốt (đường đỏ). Cách chế biến khá đơn giản. Gạo nếp sau khi được vo sạch, để ráo. Sau đó người ta lấy lá chuối xanh đặt vào nồi nấu xôi. Nước nồi hấp cách chõ khoảng 2cm rồi bắc lên bếp để khoảng 1 giờ là được.

Tiếp đến là công đoạn làm nước xốt: dùng trứng, một ít bột mì, nước dừa tươi và đường thốt cho chung vào một tô lớn đánh nhuyễn, sau đó đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. Đồng thời dùng nước dừa tươi và bột năng trộn đều để làm nước cốt dừa.

Khi ăn xôi xiêm được xới ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên thưởng thức.

9. Cháo bò Tri Tôn

Cháo bò Tri Tôn được nấu từ gạo, thịt, gân, lòng bò và các gia vị đi kèm như: hành lá, ngò, gừng xắt nhỏ và các loại rau thơm như ngò om, ngò gai. Muốn có nồi cháo ngon phải đun trên bếp than hồng, lòng sau khi luộc chín để riêng.

10. Mắm thái Châu Đốc

Mắm Châu Đốc là đặc sản của người dân Nam bộ. Có hai cách làm mắm thông dụng để có giữ lâu là phơi khô và ủ mắm. Mắm Châu Đốc có rất nhiều loại như: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá trèn, mắm cá linh... nhưng nổi tiếng nhất vẫn là mắm thái.

21060-mam.jpg

Mắm Châu Đốc

Mắm Thái được làm như sau: cá sau khi được làm sạch vẩy, người ta cho cá vào khạp rồi trộn đều muối, đậy kín... vài tháng sau lấy ra trộn với thính - một loại nguyên liệu được chế biến từ gạo rang thật vàng, xay nhuyễn rồi chao đường, ủ lại từ 3 đến 6 tháng.., lúc đó con cá muối sẽ trở thành con mắm.

11. Cá leo nướng muối ớt

Để có món cá leo ngon người chế biến phải chọn được những con cá tươi còn sống. Sau đó đem về làm sạch nhớt bằng nước ấm hoặc nước muối, bỏ mang, ruột, cắt bỏ vây rồi để cho ráo nước, đem cá ướp với tỏi, ớt, chút bột nêm và bột ngọt cho thấm đều trước khi đem nướng trên bếp than hồng hoặc bếp điện. Khi nướng nên trở cá thường xuyên, xát thêm muối ớt và dầu ăn nhiều lần cho đến khi da cá chuyển màu, mỡ cháy xèo xèo, bốc mùi thơm lựng là cá đã chín.

Món này ăn kèm với bún tươi, bánh tráng và các loại rau, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế xanh... Đây là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng ai cũng đều yêu thích.

12. Gỏi sầu đâu

Gỏi sầu đâu là đặc sản vùng Bảy Núi, món ăn này được chế biến từ lá sầu đâu được trộn với khô sặt rằn, xoài sống và dưa leo. Để tạo thêm hương vị cho món ăn người ta còn trộn thêm thịt ba chỉ, tôm.

Gỏi sầu đâu

13. Bún cá Long xuyên

Để có món bún ngon người ta phải chọn được những con cá lóc tự nhiên. Nồi nước lèo được nấu bằng cá lóc. Khi chín cá được vớt ra, đầu để riêng còn thịt được tách từng miếng, lọc hết xương, xào sơ qua với nghệ để khử mùi tanh. Khi ăn món bún được bày trí ra tô với rau nhút bẻ cọng, rau muống bào, bắp chuối thái.

14. Tung lò mò

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng là món ăn độc đáo của người Chăm ở An Giang. Cách chế biến như sau: thịt bò nạc loại bỏ hết phần gân, rửa sạch, cắt thành miếng mỏng, ướp với muối, đường cát, một số phụ gia khác, thính gạo. Ruột bò được dùng làm bao tung lò mò bằng cách lộn mặt trái ra bên ngoài, cạo, rửa sạch với nước muối, rồi lộn ngược trở lại, đem phơi cho hơi se mặt rồi đem nhồi thịt ướp vào. Sau đó dùng dây mềm thắt thành từng khúc dài khoảng 3 đốt tay, đem phơi chừng 3 nắng là ăn được.

Tung lò mò của người Chăm

Món này có thể nướng hoặc chiên đều được. Ăn kèm với rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh. Tung lò mò ăn có hương vị chua chua, hăng mùi bò, béo, ngọt, dai... thật lạ!

15. Khô cá sặc rằn - Khánh An

Khô cá sặc rằn Khánh An là khô cá ngon nổi tiếng nhất. Vì những con cá ở đây lớn, có màu đen bóng, thơm ngon, nhiều mỡ.

21061-kho-ca.jpg

Khô cá Khánh An

Cá có vị thơm ngọt, dai, được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như: cá sặc rằn nướng chấm với mắm me, gỏi xoài khô cá sặc rằn vị chua, ngọt, mặn đặc trưng.

16. Khô rắn An Phú

Là đặc sản nổi tiếng nhất ở Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Để làm món khô rắn người ta lóc bỏ phần thịt và xương riêng. Thịt rắn được ướp với muối, gia vị, sau đó ép mỏng và phơi qua ít nhất 3 ngày, để thịt rắn khô. Tuy nhiên để thịt khô rắn ngon, người phơi cũng phải đảm bảo kỹ thuật sao cho thân ngoài ráo hẳn nhưng bên trong thịt vẫn còn tươi. Khi phơi thịt sẽ rút bớt nước, mất mùi tanh, chín tái...

17. Đường Thốt nốt An Giang

Đường Thốt nốt - loại đường đặc sản được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt nổi tiếng của đồng bào Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

21062-duong-thot-not.jpg

Đường thốt nốt

Công đoạn làm đường khá công phu, đặc biệt là công đoạn hứng nước. Để có được nước trong, ngọt, không bị chua tạo ra loại đường hảo hạng thì người làm phải cẩn thận trong từng khâu.

Sau hứng được nước phải thắng đường ngay, nếu để lâu quá một ngày nước sẽ có mùi chua làm giảm chất lượng đường. Nước được lọc trong hết tạp chất rồi nấu cho đến khi sệt lại, để nguội rồi đổ vào khuôn là được.

Yeutre.vn (Tổng hợp )

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI