Theo đó, thời điểm du lịch đẹp nhất là từ tháng giêng đến tháng 5 âm lịch, tháng 10 âm lịch (lễ hội Ok Om Bok). Để chuyến đi thuận lợi, bạn có thể tham khảo những thông tin về phương tiện di chuyển, địa điểm vui chơi, ăn uống ở Trà Vinh trong bài tổng hợp dưới đây:
Một góc thành phố Trà Vinh yên bình
I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
1. Từ Tp.HCM – Trà Vinh
Đi xe khách
Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh không xa, chỉ khoảng 145km nên bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc các phương tiện cá nhân đều được.
Giá vé xe khách từ Tp. HCM – Trà Vinh dao động từ 100.000 – 150.000 đồng. Bạn có thể mua vé trực tiếp tại bến xe miền Tây hoặc liên hệ trực tiếp với một số hãng xe chuyến Sài Gòn – Trà Vinh dưới đây:
- Nhà xe Tấn Cường
+ Tại Sài Gòn
- Địa chỉ: 296B Trần Phú, Q. 5, gần chợ An Đông.
- Điện thoại: (08) 3923.5591 – 3923.2047 – 3924.0833 – 3924.0836 – 0913.980.338.
+ Tại Trà Vinh
- Địa chỉ: 89 Phạm Hồng Thái và 545 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Trà Vinh.
- Điện thoại: (074) 386.3133 – 386.7733 – 375.3133 – 386.8633 – 386.8833.
- Nhà xe Thanh Thủy
+ Tại Sài Gòn
- Địa chỉ: 276-280 Trần Phú Q.5.
- Điện thoại: (08) 39.23.23.77 – 3923.1602 – 3924.2526.
+ Tại Trà Vinh
- Địa chỉ: 28 Điện Biên Phủ, phường 2, TP.Trà Vinh.
- Điện thoại: (074) 3.85.85.85 – 3856.777 – 3858.003.
- Nhà xe Kim Hoàng
+ Tại Sài Gòn
- Điện thoại: 08 39242424 – 0918 821275.
+ Tại Trà Vinh
- Điện thoại: 074 3676767 – 093 9992332.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân bạn có thể đi theo lộ trình sau: Đi theo Quốc lộ 53 hoặc cao tốc Trung Lương đều được. Tuy nhiên cao tốc Trung Lương quãng đường ngắn, đường rộng và thoáng hơn.
2. Đi lại ở Trà Vinh
Chợ hoa ở Trà Vinh
Đến Trà Vinh, bạn có thể chọn các phương tiện xe ôm, thuê xe máy, đi taxi đều được. Cụ thể:
Xe máy
Mặc dù dịch vụ cho thuê xe máy ở Trà Vinh chưa thật phổ biến nhưng bạn vẫn có thể thuê được một chiếc xe máy để di chuyển giữa các điểm du lịch ở Trà Vinh. Giá thuê dao động từ 150.000 -200.000đ/ngày. Bạn có thể hỏi lễ tân khách sạn để được hướng dẫn thêm.
Xe ôm
Dịch vụ xe ôm ở Trà Vinh khá phổ biến, các bác xe ôm rất nhiệt tình. Tuy nhiên bạn cần thỏa thuận giá cả trước khi đi để tránh bị bắt chẹt.
II. LƯU TRÚ TẠI TRÀ VINH
Nhà nghỉ, khách sạn ở Trà Vinh không thật sự phổ biến, không có quy mô lớn tuy nhiên phòng ốc ở đây khá sạch sẽ, thoáng mát giá cả phải chăng. Giá thuê dao động từ 150.000- 5000.000 đồng/ngày. Dưới đây là danh sách một số khách sạn nhà nghỉ để bạn có thể tham khảo.
Kiến trúc chùa độc đáo ở Trà Vinh
- Khách sạn Cửu Long (tiêu chuẩn 3 sao). Địa chỉ: 999 Nguyễn Thị Minh Khai, P.7, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3 866 867.
- Khách sạn Thanh Trà (tiêu chuẩn 2 sao). Địa chỉ: 1 Phạm Thái Bường, phường 3, Trà Vinh . Điện thoại: (074) 6.250.657-0746.250.659.
- Khách sạn Palace 2 (tiêu chuẩn 2 sao). Địa chỉ: 48 Phạm Ngũ Lão, phường 2 ,Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.863.999.
- Khách sạn Gia Hòa 1 (tiêu chuẩn 2 sao): 75 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.864.477.
- Khách sạn Palace I. Địa chỉ: 03 Lê Thánh Tôn, phường 2, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.864.999.
- Khách sạn Hoàn Mỹ (tiêu chuẩn 2 sao): 105 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 7, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.862.211.
- Khách sạn Hoa Anh Đào. Địa chỉ: 27 Phạm Ngũ Lão (nối dài), phường 1, Trà Vinh. Điện thoại: 0743.841.090.
- Khách sạn Thanh Thủy: 35A Quốc lộ 53, Khóm 1, phường 8, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.842.149.
- Khách sạn Lưu Luyến: 16-18 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 7, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.842.306.
- Khách sạn Thành Phát: Nguyễn Thị Minh Khai, K9, phường 7, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.848.999.
- Khách sạn Hoàng Phúc: Nguyễn Đáng, Khóm 1, phường 7, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.865.692.
- Khách sạn Phương Đông: 1A Phan Đình Phùng, phường 2, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.865.486.
- Khách sạn Thanh Trang: Quốc lộ 53, Khóm 1, phường 8, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.842.668.
- Khách sạn Duy Tùng: 6, Điện Biên Phủ, phường 2, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.858.034.
- Khách sạn Duy Phương: Khóm 6, phường 8, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.848.17.
- Khách sạn Hân Hân: 18 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 7, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 2.273.787.
- Khách sạn Gia Hòa 2: 50 Lê Lợi, Khóm 3, phường 2, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.858.008- 0743.858.009.
- Nhà nghỉ Thành Trí: 03 K9 Nguyễn Thị Minh Khai, P.7, Trà Vinh. Điện thoại: (074) 3.842.413.
III. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN HẤP DẪN TẠI TRÀ VINH
1. Bãi biển Ba Động
Bãi biển Ba Động cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoàng 55km, thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, Trà Vinh. Biển Ba Động được người Pháp khai phá và xây dựng khu dưỡng dành cho các quan chức thời Pháp thuộc đến tắm biển và nghỉ ngơi.
Biển Ba Động hoang sơ, tĩnh lặng
Mặc dù được biết đến từ lâu nhưng cho đến nay biển Ba Động vẫn còn giữ được những nét hoang sơ vốn có với những bãi cát trắng nổi bật giữa dòng nước trong veo, không khí trong lành và yên tĩnh. Nơi đây phù hợp để nghỉ ngơi và tắm biển, ngắm cảnh.
2. Ao Bà Om
Ao Bà Om nằm cạnh Quốc lộ 53, cách thị xã Trà Vinh khoảng 5km về phía Tây Nam, trên địa bàn khóm 4, phường 8, thị xã Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành). Khuôn viên ao rộng 100.000m2, trong đó mặt ao gần 43.000m2. Ao còn được gọi là ao Vuông vì ao có hình vuông.
Ao Bà Om được đánh giá là một trong những danh thắng đẹp nhất nhì khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Trà Vinh. Khung cảnh nơi đây vô cùng trong lành, mát mẻ, yên tĩnh. Xung quanh ao là những gò cát cao được bao phủ bởi những hàng cây cổ thụ lâu năm, có những cây rễ trồi lên trên mặt đất tạo thành những hình thù kỳ lạ, đẹp mắt. Đến đây bạn sẽ được nghe nhiều truyền thuyết kỳ bí về sự tích ao Bà Ôm.
Khung cảnh ao Bà Om
Năm 1994, ao Bà Om được công nhận là di tích và danh thắng cấp quốc gia.
3. Chùa Hang
Chùa Hang cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5km về phía Nam, thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Trà Vinh. Chùa còn có tên gọi khác là Mồng Rầy, sở dĩ nó được gọi là chùa Hang vì kiến trúc cổng chùa rất giống cái hang. Khuôn viên chùa khá rộng một nửa diện tích là rừng tự nhiên với nhiều cây cổ thụ đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài chim.
Chùa Hang
Chùa Hang giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Khmer. Là nơi giáo dục đạo đức và bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa, nghệ thuật người Miên. Những thanh niên Miên trưởng thành đều phải vào chùa tu, họ ở lại trong chùa để cầu nguyện và làm sạch linh hồn mình. Ngoài ra, bên trong khuôn viên chùa còn có trường học dành cho trẻ em được xây dựng khá quy mô.
4. Chùa Âng
Chùa Âng
Là ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa chiền của người Khmer, nằm trong khuôn viên ao Bà Om, thuộc phường 8, thành phố Trà Vinh. Chùa có kiến trúc khá độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên trong lành, thanh tịnh và hài hòa. Chùa Âng đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.
5. Chùa Cò
Chùa Cò
Chùa cò hay còn gọi là chùa Nodol hoặc Giồng Lớn, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 40km về phía Nam thuộc địa phận ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú. Chùa được xây dựng năm 1677, là ngôi chùa cổ có quy mô lớn và kiến trúc đặc sắc nhất của người Khmer ở Trà Vinh. Xung quanh chùa là những rặng tre, hàng cây sao, cây dầu quanh năm xanh mát.
6. Chùa Vàm Rây
Là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam, thuộc ấp Vàm Rây, xã Hàm Thuận, huyện Trà Cú, Trà Vinh. Chùa chỉ mới được khánh thành và đưa vào sử dụng thời gian gần đây nhưng đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho ngành du lịch văn hóa của tỉnh Trà Vinh và hệ thống chùa Khmer Nam bộ. Chùa mang đậm kiến trúc Khmer, được trang hoàng khá lộng lẫy.
Chùa Vàm Rây
7. Bảo tàng Khmer
Hiện nay, cả nước chỉ có hai bảo tàng văn hóa Khmer, một ở Sóc Trăng và một ở Trà Vinh. Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh được khánh thành vào năm 1995 tại khóm 4, phường 8, thị Xã Trà Vinh, lưu giữ rất nhiều hiện vật phong phú về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bảo tàng Khmer ở Trà Vinh
Bảo tàng được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống kết hợp với hiện đại bao gồm một trệt một lầu trong một khuôn viên rợp mát bóng cây xanh.
Nhà bảo tàng gồm có 3 tầng, trong đó tầng trên cùng là dùng để trưng bày các hiện vật và gồm có 3 phòng.
- Phòng đầu tiên trưng bày các hiện vật về mô hình các ngôi chùa của người Khmer
- Phòng thứ hai trưng bày các nông cụ của người Khmer, gồm những nông cụ truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất như khung cửi và đánh bắt thủy sản như đăng, đó, nò, cộ...
Những nông cụ truyền thống của người Khmer ở Trà Vinh
- Phòng thứ ba là phòng trưng bày các nhạc cụ truyền thống, các trang phục, đạo cụ, mặt nạ... truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Các nhạc cụ của người Khmer rất phong phú và đa dạng, được chia làm hai loại: dàn nhạc dân gian (nhạc dây) và dàn nhạc lễ (nhạc ngũ âm). Dàn nhạc ngũ âm được chế tác bằng năm chất liệu khác nhau gồm đồng, sắt, gỗ, da và hơi.
Nhạc cụ truyền thống của người khmer
Đặc biệt, bảo tàng còn trưng bày một cách có hệ thống về chữ viết của dân tộc Khmer. Phát triển từ chữ Phạn được viết trên lá buông trải qua 12 lần cải biên, chữ viết Khmer mới được định hình như ngày nay.
8. Khu du lịch sinh thái Rừng Đước
Ảnh minh họa
Cách bãi biển Ba Động không xa, huyện Duyên Hải còn được thiên nhiên ban tặng một khu rừng đước rộng hơn 200ha. Với trên 20 năm tuổi đời, khu du lịch là nơi bảo tồn, tái tạo các loại động vật hoang dã bao gồm thú rừng, chim muông và thủy hải sản đặc trưng của vùng trước nguy cơ cạn kiệt.
9. Các lễ hội
Ngoài ra đến Trà Vinh bạn còn có cơ hội tham gia nhiều lễ hội truyền thống của người Khmer với nhiều hoạt động diễn ra như đua ghe ngo, thả đèn trời... như:
- Lễ hội Okombok (lễ hội cúng trăng) được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm
- Lễ hội Đônta được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch mỗi năm
- Lễ hội Chol Chnam Thmây (lễ vào năm mới của đồng bào Khmer) được tổ chức vào giữa tháng 4 âm lịch hàng năm.
Trà Vinh có nhiều lễ hội truyền thống của người Khmer
IV. MÓN NGON, ĐẶC SẢN TRÀ VINH
1. Cháo ám
Cháo ám là món ăn đặc sản nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh. Nguyên liệu để chế biến món ăn này gồm có: cá lớn được cắt thành từng khứa rồi đem luộc chín. Nước luộc cá được dùng để nấu cháo. Người ta dùng nồi đất để nấu cháo và cho thêm 1 củ hành nướng, tôm khô, mực khô để nước cháo ngọt và thơm.
Cháo chín nhừ người ta cho cá đã được xào với mỡ hành vào nấu chung. Riêng phần trứng cá được xay nhuyễn rồi cho vào sau. Món cháo ám ăn kèm với các loại rau sống xắt nhuyễn, hành, ngò, giá trụng, bánh tráng vừng nướng phủ lên trên. Giá một tô cháo ám dao động từ 20.000- 25.000 đồng.
2. Bánh canh Bến Có
Bánh canh Bến Có
Sợi bánh canh Bến Có được làm từ bột gạo, trong, dai và không bị nở khi ngâm nước. Nước dùng bánh canh được nấu từ xương heo. Khi ăn tô bánh canh được trang trí thêm giò heo, thịt nạc, thịt bắp, móng hoặc lòng. Ăn kèm nước mắm chanh ớt.
3. Chù ụ rang me
Chù ụ rang me
Chù ụ sau khi bắt về sẽ được làm sạch, sau đó chiên nóng trong chảo dầu cùng với hành, tỏi đập dập, khi chù ụ chín người ta rưới thêm một ít nước sốt me rồi nêm nếm gia vị chua ngọt vừa ăn là được. Thịt chù ụ chắc, vỏ giòn ngon chứa nhiều canxi. Ngoài ra chù ụ còn được chế biến thành các món ăn khác như hấp, luộc. Mỗi đĩa chù ụ rang me có giá từ 60.000 – 70.000 đồng, khoảng 6-7 con/đĩa.
4. Tôm khô Vinh Kim
Tôm khô Vinh Kim
Để làm tôm khô người ta phải chọn giống tôm bạc được nuôi vùng ven biển. Vì thế tôm khô Vinh Kim nổi bật hơn tôm ở các vùng khác, tôm màu đỏ hồng, thịt chắc có vị ngọt đậm. Khâu chế biến rất cầu kỳ và kỳ công, tôm được chọn lựa kỹ càng, sau đó phải luộc với lửa vừa, tôm ngon phải được phơi đúng cách, vừa nắng. Để có được 1kg tôm khô người ta phải dùng tới 10kg tôm tươi để chế biến. Vì thế giá tôm khô Vĩnh Kim khá cao, dao động từ 600.000 đồng – 1,2 triệu đồng/kg.
5. Dừa sáp Cầu Kè
Dừa sáp
Loại dừa này đặc ruột, cơm dừa dày, mùi thơm, béo ngậy, mềm dẻo, nước dừa trong veo. Thông thường mỗi buồng dừa sáp chỉ có vài trái dừa sáp chính hiệu còn lại là dừa thường. Dừa sáp dùng để làm bánh kẹo, giải khát, nấu cơm dừa, thạch dừa, mứt dừa, rượu vang dừa, cơm dừa sấy khô… Mỗi trái dừa sáp có giá từ 130.000 - 240.000 đồng tùy vào chất lượng và kích cỡ lớn, nhỏ của trái dừa.
7. Bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét được làm từ gạo nếp, thịt, mỡ bao quanh lá chuối. Gạo nếp để gói bánh phải được vo thật sạch, để ráo nước. Sau đó gạo được trộn đều với nước ép lá rau ngót để tạo màu và mùi thơm hấp dẫn cho bánh. Bánh được gói bằng lá chuối và đun sôi trong nhiều giờ liền. Giá của mỗi đòn bánh tét Trà Cuôn dao động từ 40.000 - 50.000 đồng loại 900gr.
V. NHỮNG ĐỊA CHỈ ĂN UỐNG TẠI TRÀ VINH
- Cơm chay thanh đạm. Địa chỉ: 17 Tô Thị Huỳnh, P. 1, thành phố Trà Vinh.
- Quán sơ ri: Ấp Tầm Phương, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành. Quán chuyên phục vụ các món ăn đặc sản tươi sống.
Múa một trong những tiết mục không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của người Khmer
- Cơm cà ri Ja: Đường Điện Biên Phủ, gần ngã tư với Trần Phú, thành phố Trà Vinh.
- Cà ri nị: 02 Trần Quốc Tuấn, thành phố Trà Vinh.
- Bún nước lèo Hương Trà: số 4, Nguyễn Thái Học, thành phố Trà Vinh.
- Bánh canh Bến Có: Nằm trên cầu Bến Có, ngoại thành phố Trà Vinh.
- Bánh Tét Trà Cuôn: xã Kim Hòa, Cầu Ngang, cách thành phố Trà Vinh khoảng 10 km.
- Bánh Ống: ở gần ao Bà Om, thành phố Trà Vinh.
Yeutre.vn (Tổng hợp)