I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hay từ Sài Gòn, bạn đều có thể theo xe khách để đến với Thanh Hoá. Theo đó, bạn có thể đến các bến xe tỉnh để mua vé, hoặc không có thể gọi điện đặt chỗ ở một số nhà xe uy tín sau:
Đồng núi Thanh Hoá
1. Các nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hóa
Xe Hùng Thắng
- Giờ xuất bến: Giáp Bát:7h30-9h30-11h30-13h-15h-16h30; Vĩnh Lộc: 3h-5h-6h-9h-12h-15h
- Điện thoại: (037) 3870027 – (037) 3607027 – (037) 3262728 – 0979151915 – 0904109678
Xe Hào Hương
- Giờ xuất bến: Quán Chua (5h45): Triệu Sơn (6h30) Chợ Vinh (13h)
- Điện thoại: 0983 566027
Xe Sâm Hương
- Giờ xuất bến: Hậu Lộc (3h50-5h30); Giáp Bát (11h30-13h30)
- Điện thoại: (037) 3831909 – 0912 603489 – 0934 415456 – 0934 415444
Xe Khải Huyền
- Giờ xuất bến: Hà Giang: 20h30; Thanh Hóa: 16h30
- Điện thoại: 0913 271384 – 0979 384384
Xe Kế Thoa
- Giờ xuất bến: Phà Vạn: 4h45-5h20; Quán Lào: 4h45; Giáp Bát: 10h15; Mỹ Đình: 11h30
- Địa chỉ: Thiệu Đô, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3829434 – 0904 693439 – 0977 841152
Xe Thành Công
- Giờ xuất bến: Mỹ Đình: 6h-7h-7h30-8h-8h30-9h
- Điện thoại: 0903.416 638 – 0989 295 295
Xe Hùng Cường
- Giờ xuất bến: Kim Tân: 4h-6h-13h15; Thạch Quảng: 5h-12h; Giáp Bát: 8h30-13h30-17h
- Địa chỉ: Khu 1 thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3655655 – (037) 3242424 – 0913 348669 – 0982 833806
Xe Tiến Phương
- Giờ xuất bến: Yên Cát: 5h30-9h-10h45-12h-13h30-15h-16h; Giáp Bát: 5h30-7h30-9h-10h30-12h-15h-16h45
- Điện thoại: (037) 387.8031
2. Các nhà xe chạy tuyến Sài Gòn – Thanh Hóa
Xe Long Thu
- Giờ xuất bến: Thanh Hóa: 17h; Sài Gòn: 17h
- Địa chỉ: Phố Neo, Nam Giang, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
- Điện thoại: (037) 3884414 – 0983 605854
Xe Lực Hà
- Giờ xuất bến: Thanh Hóa (3h chiều ngày 02-06-10-16-20-26 âm lịch); Sài Gòn (3h chiều ngày 04-08-12-18-2-28 âm lịch)
- Địa chỉ: Thị trấn Bãi Trành, Như Xuân, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3549344 – 0914 249619
Xe Đạt Hòa
- Giờ xuất bến: Thanh Hóa: 02-08-14-20-26 âm lịch; Sài Gòn: (Bx Miền Đông) 05-11-17-23-29 âm lịch.
- Điện thoại: (037) 3529138 – 0915 104936 – 0915 104933
Xe Hà Ngoan
- Giờ xuất bến: Thanh Hóa: 14h; Sài Gòn (Bến xe Ngã tư ga): 14h
- Địa chỉ: Phố Tứ Trụ, Thọ Diên,Thọ Xuân, Thanh Hóa
- Điện thoại : (037) 3541189 – 0974 195589
Xe Ngọc Yến
- Giờ xuất bến: Thanh Hóa: 16h; Sài Gòn: 16h
- Điện thoại: (037) 3541060
3. Các tuyến xe bus chạy nội tỉnh Thanh Hóa
Đến Thanh Hóa, để di chuyển đến các điểm du lịch, tham quan bạn có thể chọn các tuyến xe bus chạy trong nội tỉnh Thanh Hóa để tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số tuyến xe bạn có thể tham khảo cho lịch trình khàm phá Thanh Hóa của mình.
Tuyến 01 (Ga Thanh Hóa – Cảng Hới): Ga Thanh Hóa -Bưu điện tỉnh – Môi – Sầm Sơn – Cảng Hới
Tuyến 02 (Vĩnh Lộc – Sầm Sơn): Vĩnh Lộc – Ngã ba Kiểu – Quán Lào – Vạn Hà – Bến xe phía Tây – Bờ hồ – Cầu Cốc – Môi – Sầm Sơn
Tuyến 03 (Hàm Rồng – Khu kinh tế Nghi Sơn): Hàm Rồng – Ngã ba Đình Hương – Bến xe phía Bắc – Bưu điện – Cầu Quán Nam – thị trấn Lưu Vệ – Chợ Kho – Khu KT Nghi Sơn
Tuyến 04 (Chợ vườn hoa – Thường Xuân): Chợ vườn Hoa – Bờ Hồ – Hàn Thuyên – Bến xe Phía Tây – Nhồi – Giắt – Dân lực – Sao Vàng -Lam Sơn – TT Thường Xuân
Tuyến 05 (Bỉm Sơn – Đại học Hồng Đức): Thị xã Bỉm Sơn – Quốc lộ 1A – Bưu điện tỉnh – Chợ vườn Hoa – Cầu Cốc – Đại học Hồng Đức
Tuyến 06 (Hoằng Phụ – Bệnh viện Thanh Hóa): Hoằng Phụ – Bút Sơn – Hoằng Quang( Hoằng Hóa)- Ga Thanh Hóa- ngã ba Voi – Bệnh viện tỉnh
Tuyến 07 (Bến xe phía Nam – Nga Sơn): Bến xe phía Nam – Bờ Hồ- Ngã ba Bia – QL 1A – Hà Trung- Thị trấn Nga Sơn
Tuyến 08 (Đại học Hồng Đức – Kim Tân): Đại học Hồng Đức – Chợ vườn hoa – Bưu điện tỉnh – Hà Trung – Vĩnh Lộc – Kim Tân
Tuyến 09 (Bến xe phía Bắc – Thọ Xuân): Bến xe phía Bắc- Bến xe phía Tây – Rừng Thông – Ba chè – Hậu Hiền – Thiệu Toán – Thị trấn Thọ Xuân – Đền thờ Lê Hoàn
Tuyến 10 (Chợ Vườn hoa – Lam Kinh): Chợ Vườn Hoa- Rừng Thông – Dân Lực – TT Thọ Xuân- Tứ Trụ – Lam Kinh
Tuyến 11 (Thanh Hóa – Đa Lộc): TP Thanh Hóa – TT Hậu Lộc – Ngư Lộc – Đa Lộc
Tuyến 14 (Quảng Cư – Thanh Hóa): Quảng Cư – Bến xe Sầm Sơn – Ga Thanh Hóa
Tuyến 15 (Thiệu Dương – Nông Cống): Thiệu Dương- Đình Hương – Bưu điện tỉnh – Lưu Vệ – Chợ Kho – Minh Khôi – Nông Cống
Tuyến 16 (Thanh Hóa – Như Thanh): Khu Bình Minh – Bưu điện tỉnh – Ngã ba Voi – Bệnh viện tỉnh – Nông Cống – Như Thanh
Tuyến 17 (Thanh Hóa – Hợp Lý): Đại học CNTPHCM TP Thanh Hóa – Cầu Thiều – Giắt – Sim – Hợp Lý
II. KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ TẠI THANH HÓA
Cầu Hàm Rồng - Thanh Hoá
Khách sạn Ba Nhàn (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: Bãi tắm C, 3b đường Tống Duy Tân, P. Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (0373) 822856
Khách sạn Bắc Nam (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: Bãi tắm B, đường Thanh Niên, P. Bắc Sơn ( cách biển 100m), Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (0373) 821382 . ĐTDD: 0903435293
Khách sạn Biển Nhớ (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: Khu A Hồ Xuân Hương, P.Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3.821.822
Khách sạn Biển Đợi (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: 7b Hồ Xuân Hương, P.Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (0373).821.727
Khách sạn Bình Dương (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: Bãi tắm B, số 5 Lê Hoàn, phường Bắc Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3.821.307
Khách sạn Bình Minh (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: Bãi tắm A, đường Thanh Niên, P. Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (0373) 822770
Khách sạn Bộ Xây Dựng (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: Bãi tắm B, 51 đường Hồ Xuân Hương, P. Bắc Sơn( cách biển 10m), Sầm Sơn
- Điện thoại: (0373)821080
Khách sạn Bông Hồng (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: 8 Lê Hoàn, P.Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3.821.403
Khách sạn Bông Sen (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: P.Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3.821.437
Khách sạn Bưu Điện Sầm Sơn (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Du, P.Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3.822.005
Khách sạn Chămpa (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: P.Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3.822.228
Khách sạn Hàng Không (Bỉm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: Nguyễn Du, P.Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3821625
Khách sạn Hoa Mai 2 (Bỉm Sơn, Thanh Hóa)
- Địa chỉ: P.Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3821506
III. CÁC ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG, HẤP DẪN Ở THANH HÓA
1. Cầu Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng bất tử - biểu tượng huyền thoại cho ý chí sắt đá, quật cường của nhân dân Thanh Hoá.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Cầu Hàm Rồng là nơi thuỷ táng hàng trăm xác máy bay. Chỉ trong hai ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, đã có đến 47 chiếc máy bay bị bắn rơi. Ác liệt là vậy, song cầu Hàm Rồng vẫn luôn bất tử bên sườn núi bờ sông Mã và trở thành biểu tượng huyền thoại cho ý chí sắt đá, quật cường của dân tộc nói chung và của người dân Thanh Hoá nói riêng.
2. Hòn Trống Mái(xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Cảnh non nước hữu tình ở khu vực hòn Trống Mái
Giữa biển nước mênh mông, xanh biếc, ba phiến đá lớn với hình thù đẹp mắt nổi lên giữa mặt nước ở dáng thế đặc biệt. Một là phiến lớn, bằng phẳng tựa như một chiếc bệ đỡ. Một nhô lên cao với đầu nhọn trông giống hình dáng chú gà trống, nghiêng nghiêng ôm lấy phiến đá còn lại nhỏ hơn hệt như dáng gà mái. Sự sắp bày của thiên nhiên này không chỉ làm nên một cảnh đẹp tựa như tranh thuỷ mặc mà còn trở thành một biểu tượng của sự thuỷ chung son sắt từ ngàn đời.
3. Đền Đồng Cổ(thôn Ðan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Ðịnh, cách thành phố Thanh Hóa 40km về phía Tây Bắc)
Đền Đồng Cổ ở xứ Thanh
Đền là một trong những di tích nổi tiếng của xứ Thanh, nơi có phong cảnh thiên nhiên hữu tình gắn với các huyền thoại của dân tộc và những giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước.
4. Di tích lịch sử Lam Kinh(xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách Tp.Thanh Hóa 51km về phía Tây)
Di tích lịch sử Lam Kinh
Tây Kinh là một tên gọi khác của thành Lam Kinh ngày nay, được xây dựng bởi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Đây chính là nơi bắt đầu cho thời kỳ hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây có Hựu Lăng - lăng vua Lê Thái Tổ cùng tấm bia Vĩnh Lăng. Bia này do Nguyễn Trãi biên soạn, ghi lại toàn bộ sự nghiệp của Lê Lợi. Ngoài ra, còn có lăng của của Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (lăng Khôn Nguyên); lăng vua Lê Thánh Tông (Chiêu Lăng); lăng vua Lê Hiến Tông (Dụ Lăng); lăng vua Lê Túc Tông (Kính Lăng) và đền Lê Lai.
5. Thành nhà Hồ(huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km)
Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ gắn với tên tuổi của Hồ Quý Ly. Thành được xây dựng rất kiên cố từ những khối đá xanh rất to lớn vào năm 1397 và được gọi là thành Tây Ðô. Trong khối hình vuông nhìn từ trên cao với mỗi cạnh 500m, có thể nhìn thấy rõ 4 cửa ở bốn phía. Quanh thành là hệ thống hào sâu. Trong thành lại là cung điện lộng lẫy. Từ cửa Nam, nơi rất giống thành Thăng Long có đường lát đá đến thẳng đàn Nam Giao ở Đốn Sơn.
Qua hơn 6 thế kỷ thăng trầm, hiện nay, thành chỉ còn lại cửa Nam với 3 cổng vòm đá xanh và khung tường thành bằng đất.
6. Đền Bà Triệu(núi Gai/núi Ải, sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 137km)
Đền Bà Triệu
Đền là nơi thờ nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh trong cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô vào thế kỷ thứ III. Đền nằm trên núi, giữa nơi cảnh sắc đẹp của vùng núi cao. Tuy chỉ là ngôi đền đơn sơ nhưng lại toát lên vẻ trang nghiêm của chốn thờ phụng và pha lẫn chút thanh tao với hồ sen và các tiểu tiết nhỏ đơn sơ.
7. Vườn quốc gia Bến En(huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hoá 36km về phía Tây Nam)
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En có diện tích rừng tự nhiên là 16.634ha. Trong đó, có 8.544ha là rừng nguyên sinh bao gồm cả núi, sông, hồ, suối với phong cảnh đượm chất thơ. Hồ sông Mực nơi đây là một thắng cảnh đẹp với 20 đảo lớn nhỏ. Ngoài ra còn có nhiều hang động tuyệt đẹp với hệ thống nhũ đá đủ mọi hình thù kỳ ảo. Đến với Bến En, du khách sẽ có dịp sống giữa thiên nhiên đại ngàn, lắng nghe tiếng muôn thú và hít thở không khí trong lành từ rừng thẳm, ăn những con cá suối tươi ngọt và tắm mình trong những làn nước mát lạnh.
8. Di tích Đông Sơn(bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, Tp.Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa)
Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở khu di tích Đông Sơn ngày nay.
Di tích Đông Sơn là dấu tích cho thấy nền văn hoá đầu tiên ở Việt Nam – văn hoá Đông Sơn. Đây cũng chính là địa danh văn hoá tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước. Di tích được khai quật từ năm 1924 và trở thành điểm văn hoá khảo cổ nổi tiếng trong và ngoài nước.
9. Bãi biển Sầm Sơn(xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16km)
Bãi biển Sầm Sơn
Từ năm 1906, người Pháp đã nhận ra tiềm năng của biển Sầm Sơn và đưa vào khai thác. Điểm du lịch này rất nhanh chóng đã trở thành một điểm đến hấp dẫn ở Đông Dương. Do vậy, thật dễ hiểu vì sao lại có những biệt thự nghỉ mát mọc lên ở nơi đây từ thập kỷ trước. Hiện nơi đây vẫn còn lại biệt thự của vua Bảo Đại dùng để nghỉ mát khi đến biển Sầm Sơn. Từ nơi đây, bạn có thể ngắm rất nhiều thắng cảnh đẹp của Thanh Hoá như: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên... Sau những giờ vui chơi, tắm biển thoả thích, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món hải sản tươi ngon của biển cả.
10. Suối cá thần Cẩm Thủy
Suối cá thần Cẩm Thủy
Từ thành phố Thanh Hóa, đi thêm khoảng 70km theo Quốc lộ 45, du khách sẽ gặp ngay đường mòn Hồ Chí Minh. Từ đây, đi thêm 15km, bạn sẽ đến cầu Cẩm Lương. Nơi đây có bản chỉ dẫn đến suối cá thần Cẩm Thuỷ hay còn gọi là Mó Ngọc, theo cách gọi của người Mường.
Khoảng suối cá thần chỉ rộng 3km và dài 60m tính từ cửa hang. Với mực nước chỉ khoảng 40cm, du khách có thể soi rõ từng viên đá sỏi và rêu xanh dưới làn nước trong vắt. Điều kỳ lạ là dù không có be đập nhưng cá chỉ quẩn quanh nơi đây để vui đùa với du khách. Nhìn bên ngoài, cá có hình dáng kỳ quái, lưng màu xanh rêu thẫm, môi có màu phơn phớt hồng và thân căng tròn ở giữa. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời về loài cá này và đó thực sự đã là một sức hút lớn đối với rất nhiều người, kể cả các nhà khoa học.
11. Tắm mát ở suối Hiêu (xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, Thanh Hóa)
Bản Hiêu và suối Hiêu
Suối Hiêu thuộc bản Hiêu, nằm trong vũng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đây là nơi rất đẹp bởi những ruộng lúa xanh trải dài. Do suối Hiêu có chứa một lượng lớn đá vôi nên các rễ cây ở nơi suối Hiêu đi qua đều hoá đá. Càng đi ngược về suối, dốc càng lớn và nước càng xiết. Mùa hè nước suối rất mát và mùa đông lại ấm. Đây chính là một điểm rất đặc biệt của con suối này.
12. Động Từ Thức/ động Bích Đào(xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Đây là một hệ thống hang động núi đá vôi rất đẹp với hệ thống nhũ thạch gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên Giáng Hương. Động chia làm 2 phần: phần ngoài có trần như chiếc bát khổng lồ úp ngược với một nhũ đá tựa trái đào tiên lủng lẳng. Ngay phía dưới là nền đá phẳng, nhẵn, vốn là nơi thờ Từ Thức xưa kia. Tiếp đến là đụn nhũ thạch được ví những những kho chứa vàng, muối, gạo, tiền do có những thỏi đá lấp lánh tương ứng. Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với nhiều du khách khi đến Thanh Hoá.
IV. MÓN NGON, ĐẶC SẢN THANH HÓA
1. Nem chua
Nem chua Thanh Hoá
Nem chua Thanh Hoá nổi tiếng khắp cả nước bởi độ giòn và vị chua thanh vừa phải rất hấp dẫn. Chiếc nem chỉ lớn hơn ngón tay một chút nhưng gói gém trọn cả vị thơm ngon của lá ổi, lá đinh lăng trong vị giòn rôm rốp của nem, vị cay của ớt và tỏi. Có lẽ vì vị ngon đặc biệt này mà nem Thanh Hoá đã chiếm trọn lòng say mê của người người.
2. Gỏi cá Sầm Sơn
Gỏi cá Sầm Sơn
Gỏi cá ở Sầm Sơn được chọn từ những con cá có xương nhỏ để lóc được nhiều thịt. Sau khi nhúng tái với chanh, cá được vắt ráo để trộn cùng thính rang cho thật thơm và bày ra đĩa. Nước chấm gỏi cá Sầm Sơn mới thực sự là linh hồn cho món gỏi. Nó được làm từ da và gan cá, trứng vịt luộc, thịt ba chỉ, mẻ, mắm, muối, đường, tỏi, ớt… Khi nhìn bát nước mắm chỉ riêng màu vàng ươm và hương thơm đậm đà cũng đủ để khiến người ta thèm thuồng. Gỏi cá không thể thiếu các loại rau, chuối chát và khế chua. Tất cả sẽ làm nên mùi vị độc đáo mà không thể nào có thể quên được.
3. Bánh răng bừa
Bánh răng bừa
Tên bánh được đặt theo hình dáng thuôn dài, hơi nhọn ở giữa của chiếc bánh. Chỉ nhìn qua người ta cũng hình dung ra chiếc nông cụ răng bừa thân thuộc của người nông dân. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, lẫn trong vị thơm thoảng nhẹ của lá dong và vị đậm đà của thịt băm trộn mộc nhĩ bên trong nhân. Dân dã là vậy nhưng không phải nơi nào cũng có thể làm ra chiếc bánh có vỏ vừa dẻo vừa giòn và nhân thơm đậm đà như ở Thanh Hoá. Chỉ cần chấm với bát nước mắm ớt là có thể ăn mãi mà không biết ngán.
4. Canh lá đắng
Canh lá đắng
Người Mường ở Thanh Hoá có món canh đắng rất đặc biệt. Canh được nấu từ một loại lá rừng có vị đắng tên là mật vịt. Để có nồi canh ngon, người ta chỉ chọn lá bánh tẻ. Có thể nấu canh lá đắng với các nguyên liệu khác nhau từ thịt gà, lòng gà, thịt ba chỉ, cá rô, cá mương. Do vị đắng của rau rất đậm nên những ai ăn lần đầu có thể bị chao đảo một lúc nhưng sẽ nhanh chóng mất cảm nhận này để thay vào đó là vị thanh mát đến nhẹ người. Đây là món ăn rất đặc trưng của đồng bào Mường và dần trở thành một đặc sản đối với nhiều người sành ăn.
5. Mắm cáy
Con cáy, nguyên liệu dùng làm mắm cáy Thanh Hoá
Mắm cáy được làm từ con cáy, loại giáp xác giống cua đồng. Mắm rất nặng mùi. Người ta mang cáy về, rửa sạch, bỏ yếm, chặt gọng nhọn và giã nhuyễn. Sau đó đem cáy đi trộn với muối và thính, ủ trong chum vại với vỉ tre nén mặt trên. Để chum này ngoài nắng phơi khoảng 1 tháng sẽ thành mắm. Mắm rất ngon dù nặng mùi nhưng càng ăn sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của cáy. Thích nhất là được chấm cùng thịt luộc hoặc muối xổi với cà.
6. Bánh đa Minh Châu
Bánh đa Minh Châu
Bánh đa của làng Minh Châu có từ hàng trăm năm nay. Bánh được tráng từ bột gạo thành lớp dày với nhiều vừng trải đều khắp mặt bánh. Được xúc bánh đa Minh Châu với hến xào được mò từ sông Chu thì thật là một bữa ngon không gì sánh bằng.
7. Cá rô Đầm Sét
Cá rô Đầm Sét
Cá rô Đầm Sét chỉ to bằng cỡ hai ngón tay khép khít, mình mẩy, có màu phơn phớt vàng và vẩy xanh bóng. Do cá không thơm nên làm thành món gì cũng đều ngon. Cá rô chiên giòn chỉ cần chấm với tương bần hay nước mắm ngon là đủ cảm nhận hết vị ngọt đậm và béo ngậy của đặc sản tiến vua nức tiếng xưa kia.
8. Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ là đặc sản của làng Mía. Bánh có vỏ rất mịn và thơm đậm mùi lá gai, thoảng mùi dầu chuối, vị bùi của đậu, vị ngọt của mật mía, vị béo ngậy của thịt cùng hương thơm nhẹ đưa của những hạt mè rang lẫn trong vỏ bánh được gói lá chuối.
9. Bánh khoái tép nồi gang
Bánh khoái tép nồi gang
Bánh khoái gần giống với bánh xèo nhưng khác về nguyên liệu. Bánh được đổ bằng bột gạo tẻ, có nhân là tép tươi, bắp cải, rau cần và thì là. Cũng chính vì vậy nên bánh có mùi vị rất đặc trưng. Ở Thanh Hoá, bạn có thể dễ dàng tìm thấy bánh khoái tép nồi gang ở các phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa…
10. Chả tôm
Chả tôm
Chả tôm rất cầu kỳ. Tôm sau khi mua về, được giã nhuyễn và trộn với ít gấc để có màu đỏ đẹp. Sau đó, người ta đem trộn với thịt bằm, hành để làm thành hỗn hợp nhân. Bánh cuốn tôm dùng bánh phở vuông để gói và nướng trên than hoa nên càng thơm ngon. Ăn cùng ít dưa góp và rau sống, chấm cùng bát nước mắm ngon thì đã hoàn chỉnh cho một món ngon khó quên.
11. Bánh cuốn tôm
Bánh cuốn tôm
Cái đặc biệt của bánh cuốn Thanh Hoá là dù để nguội vẫn thơm ngon. Bánh mềm, dai và rất mang hương vị rất riêng. Ở Thanh Hoá, bạn có thể mua bánh cuốn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, trên các con đường Tống Duy Tân, Trần Phú, Lê Quý Đôn…
12. Ốc mút chùa Thanh Hà
Ốc mút chùa Thanh Hà
Nếu đã trót thích mê món ốc mút ở Thanh Hoá thì không thể không biết đến các quán ốc mút chùa Thanh Hà, phố Bến Ngự. Do được ướp gia vị rất công phu nên chỉ cần đi ngang qua quán ốc đã nghe mùi thơm xộc vào mũi. Khi ăn lại càng thấm vị ngon đậm đà khó nơi nào có được.
13. Bánh mỳ Nam Hà
Bánh mỳ Nam Hà
Ở phố Trường Thi, bánh mì Nam Hà được bày bánh thành chuỗi cửa hàng liền kề. Vị bánh mì ở đây mang tính chất gia truyền, suốt 20 năm qua vẫn giữ nguyên hương vị. Bánh có đủ mọi loại nhân từ nem chua, khô bò đến thịt quay, ruốc thịt… Điều đặc biệt nhất chính là thứ nước sốt chỉ có riêng Nam Hà mới có được.
14. Bánh ích
Bánh ích
Bánh ích được làm từ gạo nếp đồ chín, giã dẻo mịn và vo tròn với nhân bên trong là thịt, tôm. Bánh được ăn cùng nước mắm pha chua ngọt rất ngon. Các quán bánh ích ở chợ Vườn Hoa, Tây Thành hoặc trên phố Đinh Lễ luôn hấp dẫn người đến thưởng thức.
V. NHÀ HÀNG – QUÁN ĂN Ở THANH HÓA
- Nhà hàng Vũ Bảo – Địa chỉ: Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hoá hoặc Km 12, Quốc lộ 47, Quảng Hưng, Thanh Hoá
- Nhà hàng Phù Đổng – Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Chí Thanh , P. Đông Thọ, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hóa
- Nhà hàng khách sạn Phú Hưng – Địa chỉ: Đại Lộ Lê Lợi, Giao nhau với QL47 Đi Sầm Sơn , Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hóa.
- Nhà hàng Dạ Lan - Thanh Hóa – Địa chỉ: Số 1 Phan Chu Trinh ,P. Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hóa
- Khu ẩm thực Rừng trong phố – Địa chỉ: Số 41 Đội Cung, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hóa
- Nhà hàng Mai Sâm – Địa chỉ: Số 429 Lê Lai, phường Đông Sơn, Thành phố Thanh Hoá,
- Nhà hàng Sông Đà – Địa chỉ: Số 13 Cao Thắng, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hóa
- Nhà hàng Polite – Địa chỉ: 20 Phan Chu Trinh, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hóa
- Nhà hàng Thanh Hóa – Địa chỉ: 7 Hắc Thanh, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hóa
- Bà Hải – Địa chỉ: 44 Lý Thường Kiệt, P. Lam Sơn, Tp. Thanh Hóa
- Bún Bò Huế Quý Tâm – Địa chỉ: 192 Quang Trung, Tp. Thanh Hóa
- Cây Đa - Đặc Sản Nem Chua Thanh Hóa – Địa chỉ: 326 Trường Thi, P.Điện Biên, Tp. Thanh Hóa
- Chả tôm Thảo Mười – Địa chỉ: 14 Nhà Thờ, P. Trường Thi, Tp. Thanh Hóa
- Quán Bánh Cuốn – Địa chỉ: 262 Tống Duy Tân, P. Lam Sơn, Tp. Thanh Hóa
- Linh Trang – Địa chỉ: Bãi tắm B, Hồ Xuân Hương, P. Bắc Sơn, Thị xã Sầm Sơn
- Dạ Lan Event – Địa chỉ: Lô 28, Công viên Hội An, Tp. Thanh Hóa
- Bình Minh Mới – Địa chỉ: Số 44 Ngô Quyền, P. Điện Biên, Tp. Thanh Hóa
- Khách Sạn Quốc Tế Thiên Ý – Địa chỉ: Số 757 Bà Triệu, P. Điện Biên, Tp. Thanh Hóa
- Nhà Hàng Vũ Bảo - Quốc Lộ 47 – Địa chỉ: Km 12, Quốc Lộ 47, Xã Quảng Hưng, Tp. Thanh Hóa
- Vũ Gia Viên - Tinh Hoa Ẩm Thực Việt – Địa chỉ: 36 Lê Thánh Tông, P. Đông Vệ, Tp. Thanh Hóa
- Thanh Hợi – Địa chỉ: 43, Thanh Niên (Bãi C), P.Bắc Sơn, Thị xã Sầm Sơn
Yeutre.vn (Tổng hợp)