Cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho người đi du lịch Thái Nguyên

Đến Thái Nguyên để được tận tay hái những búp chè xanh, nhấp một ngụm chè tươi mát giữa tiết trời trong lành và ngẫm câu nói "chè Thái, gái Tuyên" là thế nào.

banner ads

Cùng thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của những núi cùng non, Thái Nguyên còn là “Thủ đô của cách mạng” với An toàn khu Định Hoá ghi đậm dấu ấn của lịch sử cách mạng Việt Nam.

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

26480-thai-nguyen-2.jpg

Một màu xanh trải dài bất tận trên đồi chè Tân Cương - Thái Nguyên.

Tỉnh Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km và cách trung tâm Hà Nội 75km. Bạn có thể theo đường bộ và đường hàng không để đến với Thái Nguyên.

banner ads

1. Đường bộ: Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên

Xe Thanh Thủy:

  • Giờ xuất bến : Giáp Bát (10h00 17h00 ); Thái Nguyên (5h30, 17h00)
  • Địa chỉ : Số nhà 417 – Tổ 5 – P Tân Lập – Tp Thái Nguyên
  • Điện thoại : 0280 3847703 – 0982 003 629

Xe Tân Đạt:

  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình: 5h45 - 18h00; Thái Nguyên: 5h50 -18h50.
  • Điện thoại : 04 3856 7567 – 04 6292 7567 – 04 6296 7567 – 0937 688 567

Xe Việt Anh:

  • Giờ xuất bến : Thái Nguyên 5h30 Mỹ Đình 7h10
  • Điện thoại: (0280) 385 7596 – 0948 956 888 – 0949 922 999

2. Các tuyến xe buýt chạy nội tỉnh Thái Nguyên

  • Tuyến A Gang Thép – Yên Lãng (Đại Từ)
  • Tuyến B Gang Thép – Yên Lãng (Đại Từ)
  • Tuyến Chợ Thái – Định Hóa
  • Tuyến Chợ Thái – Ký Phú
  • Tuyến Đồng Hỷ – Phố Nỷ (Sóc Sơn, Hà Nội)
  • Tuyến Quyết Thắng – Võ Nhai
  • Tuyến Sông Công – Đồng Hỷ
  • Tuyến Sông Công – Phố Nỷ
  • Tuyến Tân Long – Cầu Ca
  • Tuyến Tân Long – Phố Nỷ
  • Tuyến Thịnh Đán – Đại Từ
  • Tuyến Trại Cau – Phổ Yên

II. LƯU TRÚ TẠI THÁI NGUYÊN

26479-thai-nguyen-1.jpg

Một góc yên bình tại Thái Nguyên

Khách sạn Anh Bốn (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Tổ 22, P.Quang Trung, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 385 1028

Khách sạn Bắc Sơn (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: P.TrưngVương, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 385 4978

Khách sạn Ban Mai Xanh (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Tổ 10 đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 3655444 . Fax: 0280.3753.188 . ĐTDD: 0983.606.884

Khách sạn Bằng Lăng (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: 664 Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 385 5851

Khách sạn Bến Thành (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Đường 8, Ph. Phan Đình Phùng, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 375 1057

Khách sạn Dạ Hương 1 (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: 16 Quang Trung, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 385 5453

Khách sạn Hoa Hồng (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Tổ 11, Phường Đồng Quang, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 375 9336

Khách sạn Hoàng Mấm (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Số 22 – Lương Thế Vinh – Thái Nguyên, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 3841999

Khách sạn Hương Trà (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: 233 Thống nhất, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 365 0688

Khách sạn Hữu Nghị (Thái Nguyên, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: 937 Dương Tự Minh, Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 375 8777

Khách sạn Dòng Sông Xanh (Đồng Hỷ, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Xã Đồng Bẩm, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 365 1234

Khách sạn Du lịch Công Đoàn Hồ Núi Cốc (Đại Từ, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Xã Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 382 5312

Khách sạn Thái Dương (Đại Từ, Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Xã Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên
  • Điện thoại: (0280) 3825 312

III. CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG, HẤP DẪN Ở THÁI NGUYÊN

1. Hồ Núi Cốc(xã Tân Thái, huyện Đại Từ, Thái Nguyên)

26473-nui-coc.jpg
26472-nui-coc-2.jpg

Hồ Núi Cốc và Khu du lịch hồ Núi Cốc

Từ thành phố Thái Nguyên, đi về hướng Tân Nam thêm khoảng 15 km, du khách sẽ đến Khu du lịch Núi Cốc, nơi có danh thắng hồ Núi Cốc lung linh soi sắc trời thơ mộng Thái Nguyên. Hồ có diện tích mặt nước rộng 25km2 với 89 hòn đảo. Trong số các đảo này là nơi cư ngụ của riêng biệt của nhiều loài như cò, dê… Đến đây, ngoài việc thưởng lãm cảnh đẹp thiên nhiên, du khách còn có cơ hội được giải trí, vui chơi trong các phân khu của khu du lịch như công viên cổ tích, huyền thoại cung, vườn thú…

Ngoài vẻ đẹp thiên tạo hiếm có, hồ Núi Cốc được nhiều du khách tìm đến có lẽ một phần bởi nó gắn liền với truyền thuyết ly kỳ về chàng Cốc (núi Cốc)- nàng Công (sông Công).

Hiện đây là điểm du lịch được du khách lựa chọn nhiều nhất khi đến Thái Nguyên.

2. Di tích văn hoá lịch sử Núi Văn - Núi Võ(dưới chân núi Tam Đảo của 2 xã Văn Yên, Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên)

26474-nui-van-nui-vo.jpg

Lễ hội ở Núi Văn - Núi Võ hàng năm

Núi Văn - Núi Võ là di tích gắn liền với tên tuổi danh tướng Lưu Nhân Chú, người anh em kết nghĩa với vua Lê Lợi và là người đã lập những công trạng lớn lao cho triều đại nhà Lê (thế kỷ 15). Điển hình có thể kể: chiến tích chém tướng giặc Liễu Thăng, đánh tan 10 vạn quân viện binh tại ải Chi Lăng năm 1427; xây thành Đông Quan cùng Hoàng Tử Từ Tế (con trai cả của vua Lê Lợi); chỉ huy kháng chiến chống giặc Minh 1425 – 1426; làm sứ giả buộc Vương Thông rút quân về nước mang lại thái bình cho Đại Việt. Với những công lao trời bể, năm 1485, vua Lê Thánh Tông đã phong ông tước "Thái phó vinh quốc công".

3. Đền Đuổm(dưới chân dãy núi Điểm Sơn, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương)

26468-den-duom-2.jpg
26469-den-duom.jpg

Đền Đuổm

Đền Đuổm có từ thời nhà Lý. Đây từng là nơi ở khi về già và cũng là nơi thác của phò mã Dương Tự Minh cùng vợ là hai công chúa Diên Bình và Thiều Dung. Các công trình trong di tích này được xây trên một vị thế đẹp, nơi phong cảnh hữu tình, phía trước là cánh đồng ruộng bát ngát với ba chỏm núi tựa cánh nhạn bay, xa xa là dãy núi non trùng điệp và quanh có dòng Phú Lương hiền hòa uốn lượn.

4. Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà(huyện Võ Nhai)

26470-hang-phuong-hoang-1.jpg

Hang Phượng Hoàng

26475-suoi-mo-ga.jpg

Núi Mỏ Gà

Trên núi Phượng Hoàng có hang Phượng Hoàng. Dưới chân núi Phượng Hoàng lại là suối Mỏ Gà. Tất cả đã tạo nên một cụm thắng cảnh tuyệt mỹ vào bậc nhất tại Thái Nguyên. Từ dưới chân núi, du khách có thể dễ dàng nhận thấy dáng núi tựa như đôi chim phượng đang ấp nhau. Đó là cả một truyền tích đẹp về tình yêu của đôi chim phượng hoàng xưa. Sau khi vãn cảnh, thưởng ngoạn những cảnh đẹp huyền ảo từ trong hang, du khách có thể tìm đến bên suối Mỏ Gà để tận hưởng làn nước mát trong đến tê người.

5. Đồi chè Tân Cương

26477-thai-nguyen.jpg

Đồi chè Tân Cương

Từ rất lâu, đồi chè Tân Cương đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của rất nhiều du khách khi đến Thái Nguyên. Một màu xanh mượt trải dài tít tắp, trải rộng đến vô tận như khiến con người chìm sâu vào cõi thơ mộng giữa đại ngàn. Đến đây, du khách không chỉ tận hưởng bầu khí trong lành của thiên nhiên mà còn được uống thứ trà danh tiếng bậc nhất với hương thơm dịu tỏa, vị chát nhẹ đưa để rồi chỉ còn đọng lại cái ngọt hậu lắng sâu đến mê mẩn.

6. Chùa Hang(thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên)

26464-chua-hang-2.jpg
26465-chua-hang.jpg

Bên trong chùa Hang

Chùa Hang là một ngôi chùa cổ, có tên trong danh sách 100 ngôi chùa tiêu biểu của Việt Nam. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XI với tên gọi “Kim Sơn Tự” hay “Tiên Lữ Phật Động”. Nơi đây có ba ngọn núi đá lớn: Huyền Vũ (đứng giữa) và Thanh Long – Bạch Hổ” (hai bên). Cả ba đều là những ngọn núi độc lập nhưng lại được liên kết với nhau bởi dải yên ngựa chừng 1.000m.

Từ tam quan vào sâu bên trong chùa Hang càng thấy được sự kỳ vỹ của những khối nhũ đá nơi đây. Có những cột đá tưởng như trụ trời, cũng có những nhũ đá tạo hình như mây lượn chơi vơi. Trong hang, có rất nhiều các ngóc ngách lớn nhỏ, có cả đường thông thiêng, đường xuống âm phủ. Luồn khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và ấm vào mùa đông.

Nhiều danh sĩ xưa khi đến đây không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của động mà tức cảnh sinh tình tạc lại nhiều bài thơ lưu lại trên vách đá.

Với những giá trị to lớn xứng tầm danh thắng bậc nhất Thái Nguyên, Chùa Hang hiện trở thành trung tâm phật giáo lớn của tỉnh Thái Nguyên và là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.

7. Hang Chùa (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ)

Cho đến hiện nay, hang Chùa vẫn chỉ được khảo sát được đến độ sâu 700m và còn rất nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Đây là một hang động có quy mô rộng lớn, với vô vàn hình thù kỳ dị được tạo nên từ các nhũ đá tích tụ từ hàng triệu năm. Sự u tịch, cùng cốc của hang động cộng thêm vẻ hoang sơ của cánh rừng nguyên sinh trong khu danh thắng càng khiến nơi đây mặc lấy một vẻ đẹp huyền bí hiếm có.

8. Hồ Ghềnh Chè(xã Bình Sơn, thị xã Sông Công)

Hồ Ghềnh Chè có diện tích mặt nước rộng 40 ha. Quanh hồ là những cánh rừng mỡ, bạch đàn ngút ngàn. Nơi đây có cảnh quan đẹp, không khí trong trẻo, lại gần trung tâm thị xã Sông Công (khoảng 16 km) và thành phố Thái Nguyên (18 km) nên đã trở thành một điểm đến cuối tuần của nhiều du khách trong những năm gần đây.

9. Động Linh Sơn/ động Hang Dơi(xóm Núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ)

Động Linh Sơn là một thắng cảnh đẹp khác của tỉnh Thái Nguyên, nằm trên núi Hột gồm có hai hang lớn là hang Địa và hang Thiên. Có lẽ do trong động có những khối nhũ thạch như rồng bay, phượng múa, voi hổ chầu… rất thích hợp để làm chốn thờ phượng linh thiên nên từ xa xưa nhân dân trong vùng đã chọn nơi đây làm chốn thờ Phật. Năm 1999, chùa Linh Sơn đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

10. Hồ Suối Lạnh(xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tiếp giáp với huyện Sóc Sơn)

Trên dãy Tam Đảo, ngay dưới chân núi Hàm Lợn là hồ Suối Lạnh. Cảnh quan quanh hồ ngoài suối nước trong vắt, mát lạnh còn có rừng cây xanh bao quanh cùng đồi núi nhô nhấp làm nên vẻ đẹp non xanh nước biếc cho vùng hồ với diện tích 48,8 ha này.

11. Thác Khuôn Tát/ thác Bẩy Tầng (xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa)

26476-thac-khuon.jpg

Thác Khuôn Tát

Thác Khuôn Tát nằm trên đồi Khẩu Goại, thuộc dãy núi Khau Nhị, đổ từ con suối đầu nguồn Tỉn Keo xuống các ghềnh đá tạo thành bảy tầng nước ào ào, tung bọt trắng xoá cả một vùng. Ngay tầng dưới cùng, với chiều cao 12m, thác đổ thành một vũng nước trong vắt, rộng lớn với độ sâu khoảng 2 m làm thành nơi tắm mát rất lý tưởng cho các khách du. Với cảnh đẹp khôn sánh này, năm 2002, thác Khuôn Tát đã được xếp hạng di tích danh thắng cấp Quốc gia.

12. Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa

26471-ntn-atk.jpg

Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa

Cụm di tích thuộc địa phận các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), An toàn khu (ATK) Định Hóatừng là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ.

Di tích An toàn khu hiện nay bao gồm 13 phân khu di tích:

- Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động trong các năm từ 1949 đến 1954 (xã Bảo Linh, huyện Định Hóa): đây là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và là nơi nhiều kế hoạch quân sự quan trọng đã được xây dựng.

- Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát từ ngày 20/11/1947 đến tháng 01 năm 1954 (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)

- Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân (xã Định Biên, huyện Định Hóa)

- Đồi Pụ Đồn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (1948) (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)

- Nhà tù Chợ Chu (thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa): nơi giam giữ các chiến sĩ yêu nước.

- Nơi Bác Hồ ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo trong giai đoạn 1948 – 1954 (xã Phú Đình, huyện Định Hóa): đây là nơi Bác đã đưa ra những quyết định quan trọng dẫn đến thắng lợi cho chiến dịch Đông - Xuân (1953 - 1954).

- Nơi Báo Quân đội nhân dân ra số đầu 20/10/1950 (xã Định Biên, huyện Định Hóa)

- Nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại đồi Khau Tý vào năm 1947 (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa): đây là nơi Bác đã chỉ đạo quân ta trong chiến dịch Thu - Đông năm 1947.

- Nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

- Nơi thành lập Ủy ban hòa bình Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

- Nơi thành lập Ủy ban Kiểm tra Trung ương (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

- Nơi Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc tại Phụng Hiển trong những năm từ 1947 đến 1949 (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa).

- Thắng cảnh thác Khuôn Tát (xã Phú Bình, huyện Định Hóa)

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hoá là di tích Quốc gia đặc biệt.

IV. MÓN NGON - ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN

1. Chè búp Tân Cương - Thái Nguyên

26463-che.jpg
26462-che-thai-2.jpg

Chè Thái Nguyên danh tiếng

Nhắc đến đặc sản Thái Nguyên trước hết phải nói ngay đến chè búp, một đặc sản vang danh khắp miền đất nước. Chè Thái đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và trở thành một biểu tượng từ bao đời của Thái Nguyên. Chính bởi thổ nhưỡng đặc biệt và khí hậu của vùng đất này mới có thể tạo ra được loại chè thơm ngon vào loại hảo hạng không nơi nào có được. Vị ngọt của chè Thái là vị ngọt hậu, khi nhấp môi nghe vị hơi đắng quyện trong hương thơm thoang thoảng là thức uống không ai có thể quên được nếu đã một lần thử.

2. Đậu phụ Bình Long (Võ Nhai)

26467-dau-phu.jpg

Đậu phụ Bình Long

Những người làm đậu phụ ở Bình Long được gọi là những nghệ nhân. Họ có bí quyết làm ra những bìa đậu phụ béo ngậy và thơm hương mà không phải ai cũng có thể tạo ra được. Điều đặc biệt nhất để nhận dạng đậu phụ Bình Long chính là bìa đậu phụ. Không giống nhiều loại đậu phụ chúng ta vẫn thấy, bìa đậu phụ Bình Long rất lớn và được bán theo kg. Đậu phụ mới làm ra nóng hổi, không quá mềm nhưng cũng không quá cứng nhờ khâu chọn lựa nguyên liệu kỹ lưỡng và bí quyết riêng. Nếu được dùng ngay với bát nước mắm ớt ngay bên, bạn sẽ hiểu vì sao danh tiếng của loại đậu này lại vươn xa đến vậy.

3. Bánh chưng bờ đậu

26459-banh-chung.jpg

Bánh chưng bờ đậu

Từ xa xưa, bánh chưng bờ đậu đã nức tiếng và được những người lái xe đường dài trên tuyến đường miền bắc truyền tai nhau.

Từ loại nếp nương của Định Hóa, loại lợn thịt nuôi thủ công của người dân tộc, loại lá dong rừng của vùng núi Na Rỳ và qua đôi tay khéo léo của các nghệ nhân Sơn Cẩm, bánh chưng bờ đậu đã ra đời và mang một màu xanh trong và hương vị thơm ngon đặc biệt hiếm nơi nào sánh bằng. Người dân trong vùng gói bánh chưng quanh năm như một món quà núi rừng gửi đến các khách du.

4. Bánh cooc mò

26460-banh-cooc-mo.jpg

Bánh cooc mò

Bánh cooc mò có hình chóp nhọn như sừng bò đúng như tên gọi của bánh theo tiếng Tày. Bánh là một món ăn dân dã làm từ loại nếp nương ngon nhất vùng có vị ngọt, hương thơm đặc trưng và độ dẻo tuyệt vời khiến người dùng ăn mãi không biết ngán. Để làm nên hình dạng đặc thù của chiếc bánh cũng đòi hỏi người gói bánh phải thật thành thạo. Từ khâu đổ gạo cho đến tạo phễu, vỗ phễu, gấp mép và buột lạt đều rất tỉ mỉ và khéo léo. Nếu bánh gói quá lỏng, nước sẽ vào bánh và làm nhão. Nếu bánh buộc quá chặt, nếp không thể nở đều, không thơm và bị dai. Vào các phiên chợ trong năm, người Tày, Nùng đều bày bán bánh cooc mò như món quà của ruộng đồng, cây cỏ.

5. Trám Hà Châu

26478-tram.jpg

Trám Hà Châu

Hà Châu có rất nhiều cây trám đen. Đây là một đặc sản của vùng đất này. Trám đen vốn là cây thân mộc, sống lâu năm, có những cây có thể sống đến hơn trăm năm vẫn ra hoa và cho trái. Vào tháng hai hàng năm, trái trám lại vào mùa chín rộ. Những quả trám đen bóng hình thoi, khi bổ ra có màu vàng ươm rất thích mắt. Trám không chỉ có ở Hà Châu nhưng chỉ ở Hà Châu trám mới cho vị bùi, thịt chặt và thơm hơn hẳn.

6. Bánh ngải của người Tày

26461-banh-ngai9.jpg

Bánh ngải của người Tày

Người Tày ở Thái Nguyên làm bánh ngải vào các dịp tết Thanh Minh. Bánh rất giống bánh dày về hình dáng và độ dẻo nhưng lại mang một màu xanh thẫm đặc trưng của lá ngải. Nếp được chọn làm bánh ngải rất kỹ lưỡng, tuyệt đối không lẫn gạo tẻ và phải là nếp nương. Nhân bánh được làm từ mật mía nên khi ăn nghe vị ngọt thơm rất đặc trưng. Có lẽ nhờ vị hăng hăng của lá ngải mà độ dẻo của nếp đã trở nên hài hoà hơn khiến người ăn không biết ngán.

7. Cơm lam Định Hóa

26466-com-lam.jpg

Cơm lam

Các huyện vùng núi luôn có món cơm lam để đãi khách. Ở Định Hóa, nhờ có loại nếp nương đặc biệt vốn dùng để làm ra các loại bánh ngon như bánh chưng bờ đậu, bánh cooc mò nên món cơm lam ở đây cũng thật đặc biệt. Cách làm cơm lam ở đây cũng giống như nhiều vùng khác với gạo đổ vào ống nứa non và đem nướng. Thế nhưng, cơm lam ở đây lại có hương vị rất riêng mà chỉ khi đã ăn bạn mới có thể cảm nhận được hết.

V. QUÁN ĂN NGON Ở THÁI NGUYÊN

  • Quán Quý Suốt - Ẩm Thực 3 Miền – Địa chỉ: 299 Thống Nhất, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Ngọc Thắng – Địa chỉ: 382 Phan Đình Phùng, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Gà Tươi Mạnh Hoạch – Địa chỉ: 554 Cách Mạng Tháng 8, Gia Sàng, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Gia Phong – Địa chỉ: 183 Quốc lộ 1B, Chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
  • Quán Asean – Địa chỉ: Đồng Quang, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Nhà Hàng Khách Sạn Phương Anh - Thống Nhất – Địa chỉ: 398 Thống Nhất, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Nhà Hàng 123 - Vua Gà Tươi – Địa chỉ: Ngõ 1215 Ba Tháng Hai, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Sông Cầu – Địa chỉ: P. Trưng Vương, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Hoa Biển – Địa chỉ: 181 Minh Cầu, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Biển Xanh – Địa chỉ: Lương Ngọc Quyến, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Đức Cường – Địa chỉ: Minh Cầu, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Quán Việt Bắc – Địa chỉ: P.Trưng Vương, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI