Cẩm nang dạy con ứng phó với động đất, sóng thần

Nhiều cha mẹ cho rằng, Việt Nam là nơi bình ổn, không có động đất, song thần hoặc nếu có cũng quá nhẹ, không nguy hại gì. Điều này không chính xác.

banner ads

Theo báo cáo của các nhà khoa học, mặc dù không nằm trong “vành đai lửa” của các chấn tâm động đất mạnh trên thế giới, Việt Nam vẫn có mối hiểm họa động đất khá cao. Trong lịch sử đã ghi nhận một số trận động đất với cấp độ khá mạnh (6,7-6,8 độ richter) tại những đới đứt gãy dài hàng trăm km, như đới đứt gãy sông Hồng, sông Chảy, Sơn La, Sông Mã, đới đứt gãy 109… Một số khu đô thị lớn hiện đang nằm trên các đới đứt gãy và có khả năng xảy ra những trận động đất có cấp độ rất mạnh như Hà Nội, đang nằm trên các đới đứt gãy sông Hồng, sông Chảy, sông Mã, Sơn La được dự báo phải chịu đựng chấn động cấp độ 8.

Đối với nguy cơ sóng thần ở Việt Nam, theo các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu, động đất có thể gây sóng thần nguy hiểm nhất cho vùng ven biển Việt Nam là động đất xảy ra tại đới hút chìm Manila. Thời gian lan truyền sóng thần ngắn nhất từ đới này tới bờ biển Việt Nam là hai giờ. Vùng biển miền Trung từ Đông Hà tới Phan Rang là khu vực chịu ảnh hưởng sóng thần lớn nhất trên vùng lãnh thổ Việt Nam . Khu vực biển miền Bắc và miền Nam ít có khả năng bị ảnh hưởng của sóng thần.

Như vậy, nguy cơ động đất và song thần ở VN là có và có ở khắp cả nước. Ứng phó làm sao khi nhà cửa bất chợt rung lên. Các cha mẹ hãy nhớ mấy điều lưu ý sau để dạy cho con và cũng để thoát hiểm cho chính mình.

- Động đất chỉ xảy ra trong có vài giây, nếu như chúng ta cuống cuồng chạy ra khỏi nhà thì có khi chưa ra đến đường thì động đất đã hết. Vì thế, việc chạy trốn không có tác dụng gì, thậm chí còn sẽ gây nguy hiểm.

- Khi đang xảy ra động đất , tuyệt đối không sử dụng thang máy để di chuyển. Nếu động đất lớn, thang máy có thể gặp các sự cố và khả năng mình bị kẹt hay bị thương tích trong lúc đang sử dụng thang máy là rất cao. Do vậy, nếu bị buộc phải di chuyển, hãy sử dụng thang bộ.

4039-e8a54d85-d812-4605-b642-5214ba373262-1413365079353.jpg

- Động đất rất ít khi lớn đến mức đổ nhà đổ cửa, vì thế, ở trong nhà là an toàn nhất. Nhưng vì mặt đất rung chuyển, đồ đạc trong nhà có thể rơi xuống. Vì vậy, việc cần làm là hãy trốn xuống gầm bàn hoặc cạnh giường. Đề phòng vật nặng rơi xuống làm gẫy đôi bàn, hãy trốn vào gầm bàn nhưng sát cạnh chân bàn.

- Không chui hẳn vào gầm giường mà chỉ nằm ở cạnh giường, nếu vật trên tường có nguy cơ rơi xuống người, hãy lấy chăn hoặc đệm che lên người.

- Nếu nhà 1 tầng và cửa đang mở, hãy chạy ra ngoài nhà thật nhanh.

Còn trong trường hợp sóng thần, chúng ta phải làm gì? Các cha mẹ nhớ cho rằng sóng thần có hình ảnh rất giống như chúng ta lắc chai nước dở. Trước khi nước chồm lên thì nó rút đi rất xa. Vì thế, nếu đột nhiên thấy mực nước biển hạ xuống thấp quá xa so với mọi ngày thì khả năng song thần sắp xảy đến là rất cao. Trong trường hợp đó hãy kéo tay các con và hô hoán cả bãi biển chạy lên chỗ có độ cao lớn nhất ở khu vực. Đó là các nóc tòa nhà cao tầng. Những chỗ cao nhất đó sẽ đảm bảo cho chúng ta khả năng sống sót. Chạy ra xa không đơn giản vì có thể sóng thần sẽ ụp tới rất nhanh. Dạy cho con biết trước những điều ở trên sẽ giúp con có thể thoát nạn nếu chẳng may bị rơi vào những tình huống thiên tai trên.

Theo KHĐS

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI