Cách phòng tránh, điều trị 8 bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh ngoài da thường ít nguy hiểm đến sức khỏe của bé nhưng lại khiến trẻ ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu đặc biệt vào những ngày nắng nóng.

banner ads

Dưới đây là cách phòng tránh 8 căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ.

1. Chàm sữa

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa thường gặp ở em bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Với các triệu chứng bệnh như sau: ban đầu bệnh khởi phát ở mặt và hai má, sau đó lan ra toàn thân và tứ chi với các triệu chứng mẩn đỏ, mụn bọc li ti đỏ, da bị nứt, rịn da sau đó đóng vảy và tróc.

Cách phòng tránh

Vệ sinh mặt và miệng cho bé sạch sẽ sau khi bú mẹ để tránh chàm sữa

- Vệ sinh sạch sẽ miệng và mặt cho bé sau mỗi lần bú.

- Dùng các dung dịch như: cetaphil, hysiogel, oilatum để làm dịu da bé.

- Cắt ngắn móng tay để tránh bé cào, gãi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

- Cho trẻ bú bình thường nhưng mẹ hạn chế ăn trứng, mỡ động vật, hải sản hoặc nội tạng động vật sẽ khiến bệnh bé nặng thêm.

- Nên giữ phòng ngủ của bé sạch sẽ, thoáng mát, tránh mùi hóa chất và khói thuốc lá, cách ly trẻ khỏi chó mèo hoặc các loại hoa có thể gây dị ứng khác.

- Không được tự ý bôi thuốc ngoài da nếu không có chỉ định của bác sĩ.

2. Phát ban đỏ

Bệnh thường gặp ở trẻ vừa mới sinh khoảng hai đến ba ngày. Với các triệu chứng như trên người bé xuất hiện những mảng ban giống nốt đỏ do muỗi đốt, kèm mủ màu trắng vàng. Bệnh có thể lan ra cả chân tay, sau đó tự biến mất không cần phải điều trị bằng thuốc.

Cách chăm sóc

: Mẹ không nên dùng bất cứ vật gì làm vỡ bọc nước vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da cho bé. Nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày. Chỉ một thời gian ngắn từ 7-10 ngày mụn bọc sẽ tự biến mất.

3. Hăm tã

Hăm tã là do trẻ phải mặc tã quá lâu mà trong tã có dính phân hoặc nước tiểu khiến da bé bị nhiễm trùng nên thường bị sưng, đỏ tấy, nếu để lâu không chữa trị sớm, lớp da bị hăm có thể căng bóng và gây mụn mủ.

Cách phòng tránh

Không nên cho bé mặc tã quá lâu

- Không nên cho trẻ mặc tã bỉm quá lâu, thường xuyên thay và giữ cho trẻ sạch sẽ khô ráo.

- Nên dùng nước ấm để làm sạch mông bé mỗi lần thay tã.

- Không quấn tã bé quá chặt mà nên nới lỏng và để kẽ hở để giúp bé thông thoáng và khô ráo khi mặc tã bỉm.

- Một ngày nên cho bé "nude" vài lần để giúp da được khô thoáng.

Nếu trẻ bị hăm tã kèm sốt và lở loét vùng mặc tã, tiêu chảy thì nên đưa bé đi bệnh viện ngay.

4. Mụn hạt kê

Bệnh thường gặp ở em bé sơ sinh được vài ngày. Với các triệu chứng như: da bé xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng như hạt kê nhô lên, thường gặp ở trán, mũi, gò má và ở cả bắp tay.

Bệnh không nguy hiểm thường sẽ tự mất đi vài ba tuần sau khi phát bệnh. Vì thế mẹ không nên quá lo lắng chỉ cần giữ vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ và khô thoáng mỗi ngày là được. Bên cạnh đó, khi tắm cho bé mẹ nhớ không được chà xát mạnh để tránh làm vỡ mụn bọc gây viêm nhiễm da cho bé, bệnh sẽ lâu khỏi hơn.

5. Rôm sảy

Là bệnh lý về da khá phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào mùa nắng nóng. Do trẻ ra nhiều mồ hôi khiến tuyến mồ hôi bị chèn ép, gây bịt kín lỗ chân lông làm mồ hôi không thoát ra ngoài được. Trên da bé xuất hiện những hạt mụn nhỏ li ti màu hồng, cứng kèm bọc nước. Một thời gian sau đó chúng sẽ tự mất đi.

Cách phòng tránh

Em bé bị rôm sảy

- Vào những ngày nắng nóng mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng, rộng chất liệu thấm mồ hôi càng tốt.

- Bên cạnh đó hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng mà chỉ nên cho bé chơi ở những nơi bóng râm, thoáng mát.

- Để trị rôm sảy cho bé mẹ có thể dùng mướp đắng, lá chè xanh để nấu nước tắm cho bé. Và thường xuyên lau người cho bé bằng khăn lạnh để làm dịu mát cơ thể bé. Tránh để bé cào xước làm vỡ mụn bọc sẽ dễ bị nhiễm trùng.

6. Chốc lở

Ban đầu ở vùng mặt hoặc xung quanh miệng bé xuất hiện những mụn đỏ, sau đó vỡ ra và rỉ nước một vài ngày sau thì đóng vảy. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra và dễ lây lan cho người khác. Vì thế cần giữ vệ sinh và tránh không cho bé tiếp xúc với nhiều người.

Cách chăm sóc

Giữ vệ sinh sạch sẽ da bé để tránh bị nhiễm trùng. Làm sạch vùng da bị tổn thương của bé bằng xà phòng diệt khuẩn rồi xả dưới vòi hoa sen. Sau đó lau khô và băng lại bằng gạc y tế. Nên cắt ngắn móng tay của bé để trẻ khỏi cào vào chỗ bị chốc lở.

7. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh rất nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của bé nếu không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh do virus gây ra, thường lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

Vệ sinh sạch sẽ tay cho bé

Cách chăm sóc:

Khi trẻ có những triệu chứng nêu trên nên nhanh chóng đưa bé nhập viện. Cách ly bé với cộng đồng. Nên đeo khẩu trang y tế cho bé khi ra ngoài. Và thường vệ sinh tay chân của bé bằng xà phòng diệt khuẩn để phòng tránh bệnh.

8. Mụn nhọt

Mụn nhọt là viêm toàn bộ nang lông có tổ chức do vi khuẩn cầu tụ gây ra. Trẻ bị mụn nhọn sẽ có những triệu chứng sau: Da sưng và nóng gây đau nhức, dần bưng mủ và chảy mủ rồi thành sẹo. Mụn có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể làm bé khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, ngủ ít.

Cách phòng tránh

- Thường xuyên tắm cho bé nhất là vào mùa nắng nóng.

- Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như dứa, mít, xoài, sầu riêng, chôm chôm… vì trẻ dễ sinh nhiệt.

- Khi trẻ chỉ có 1-2 mụn nhọt nên bôi cồn iốt hoặc dùng cao tiêu nhọt để dán lên chỗ bị mụn nhọt. Khi mụn mềm nên đến bệnh viện để chích mủ chứ đừng tự tiện chích tại nhà dễ gây nhiễm trùng da cho bé.

- Nếu mụn nhọt xuất hiện nhiều nên đưa trẻ đi bác sĩ ngay. Với những trường mụn mọc ở xung quanh môi, cánh mũi nên thận trọng không nên tự ý chích, nặn mụn cho bé mà nên đưa trẻ đi bệnh viện sẽ tốt hơn.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI