Cách phòng ngừa và điều trị trẻ sơ sinh bị đau mắt

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, đặc biệt là đôi mắt. Vì vậy, ngay khi trẻ có dấu hiệu đau mắt mẹ cần xử lý ngay để phòng ngừa bệnh nặng hơn.

banner ads

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau mắt

47406-1411140853-bebitactuyenle.jpg

Trẻ sơ sinh dễ bị đau mắt

- Do virus hoặc vi khuẩn như liên cầu tụ, tụ cầu, phế cầu gây ra.

- Do thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa như cuối hè, đầu thu.

banner ads

- Thời tiết nắng nóng cũng khiến trẻ dễ bị đau mắt hoặc thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao.

- Do sức đề kháng trẻ còn yếu nhạy cảm với thời tiết nên dễ mệt mỏi và nhiễm bệnh đau mắt. Trẻ có thể bị đau mắt đỏ, đổ ghèn, viêm giác mạc vì không được chăm sóc mắt thường xuyên, rửa mặt bằng nguồn nước ô nhiễm, chung khăn mặt với người bị bệnh đau mắt hoặc ở nơi có dịch đau mắt.

2. Triệu chứng trẻ bị đau mắt

- Trẻ có dấu hiệu đỏ mắt và đổ ghèn nhiều. Mẹ có thể thấy trẻ đổ ghèn nhiều váng sáng sớm khiến trẻ khó mở mắt, chớp mắt.

- Trẻ đau mắt thường lấy tay dụi nhiều vì đau và ngứa, vì vậy, trẻ rất dễ bị đau hai mắt do vi khuẩn hoặc virus lây qua mắt còn lại.

- Dử mắt có thể màu vàng hay xanh tùy theo bệnh về mắt.

- Một số trẻ có kèm theo sốt nhẹ, đau họng hoặc hạch ở tai.

3. Cách điều trị trẻ sơ sinh bị đau mắt

47407-imageinfos-21312otrebidaumatdo.jpg

Vệ sinh mắt trẻ sạch sẽ

- Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ mắt cho trẻ thường xuyên. Ở một số trẻ đổ ghèn nhiều, đặc cần lấy bông gòn và nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt cho trẻ. Mẹ có thể 10 phút rửa một lần tới khi trẻ đổ ít ghèn hơn.

- Cần tránh khói bụi và đeo kính mát cho trẻ nếu ra ngoài. Khi trẻ đau mắt, mẹ cũng nên cho trẻ ở nhà để tiện theo dõi và điều trị. Theo các bác sĩ, bệnh đau mắt thông thường như đau mắt đỏ có thể giảm triệu chứng ngay sau 2 - 3 ngày điều trị. Tuy nhiên, phải sau 7 ngày bệnh mới hết dứt điểm và không lây lan cho người khác, do đó mẹ nên cho trẻ tránh tiếp xúc với nhiều người để bệnh đau mắt không thành dịch và nhanh khỏi.

- Không đắp bất kỳ thuốc lá nào lên mắt của trẻ vì có thể khiến tình trạng bệnh năng hơn, dẫn tới giảm thị lực, thậm chí mù mắt.

- Sau 1- 2 ngày điều trị tại nhà, nếu trẻ không thuyên giảm thì cần phải cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

4. Phòng ngừa bệnh đau mắt ở trẻ

Ngoài nguyên nhân đau mắt do yếu tố chủ quan từ cơ địa trẻ, hầu hết đau mắt ở trẻ đều do thời tiết, môi trường, dịch bệnh, sức đề kháng yếu. Vì vậy, để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ mắt cho trẻ hàng ngày.

Khi mắt trẻ không bị bệnh, mẹ chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm. Mẹ cũng có thể vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý rửa mắt cho trẻ sơ sinh tuần 1 đến 2 lần. Tuyệt đối không lạm dụng nước muối sinh lý rửa mắt vì có thể làm khô giác mạc và khiến trẻ dễ bị bệnh về mắt hơn.

- Giữ vệ sinh nhà cửa, nơi sở sạch sẽ, thoáng mát.

- Thường xuyên giặt chăn, mùng mền, phơi nắng nhiệt độ cao.

- Không dùng khăn mặt của trẻ chung với người lớn vì có thể dễ khiến trẻ bị bệnh về mắt.

- Không cho trẻ tiếp xúc với vùng có dịch, hạn chế nơi đông người.

- Với trẻ sơ sinh bú mẹ, mẹ cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi để sữa về đủ và nhiều chất giúp trẻ sơ sinh tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI