Trong khoảng thời gian 24 giờ sau sinh, trẻ sơ sinh trung bình ngủ khoảng 16 tiếng. Ngay cả khi bước sang tháng thứ 3, bé vẫn cần phải ngủ khoảng 15 tiếng trong 24 giờ. Tuy nhiên, giấc ngủ của bé không kéo dài, ngay cả vào ban đêm. Ban đầu, bé sẽ cần phải thức dậy vào ban đêm để được bú. Từ sơ sinh đến khoảng ba tháng, bé sẽ dần đi vào chu kỳ giấc ngủ bình thường.
Độ dài của chu kỳ giấc ngủ sẽ phụ thuộc vào mỗi bé. Trung bình, ban ngày bé sẽ ngủ khoảng 2 tiếng và ban đêm kéo dài từ 4-6 tiếng. Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm ngay trong tuần đầu tiên, trong khi đó có những trẻ phải mất một năm hoặc nhiều hơn mới có thể đạt được điều này. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ ít hay khó ngủ ngoài những yếu tố khách quan còn có cả nguyên nhân chủ quan.
Tuy nhiên, sự can thiệp của mẹ để hạn chế những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ cũng rất quan trọng.
Quy luật giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Từ ba tháng đến một năm tuổi, trẻ ngủ ít hơn vào ban ngày và sẽ dần dần ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Khi được 3 tháng, bé sẽ ngủ vào ban đêm lâu gấp hai lần so với ban ngày.
Giấc ngủ ngắn vào ban ngày sẽ dần dần kéo dài hơn một chút và thưa hơn sau khi bé được 6 tháng. Đến lúc đó, hầu hết các bé đều ngủ 11 tiếng vào ban đêm, thỉnh thoảng thức giấc nhưng rất nhanh chóng ngủ ngon trở lại. Trong khi đó, ban ngày, bé sẽ ngủ ít và ngắn hơn, tương đương 2 giấc và mỗi giấc kéo dài 30 phút.
Đến 12 tháng tuổi, bé có thể ngủ từ 12 giờ và 15 giờ trong ngày, bao gồm cả 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Đến khoảng 18 tháng, những giấc ngủ ngày sẽ giảm, chỉ còn 1 ngày. Tập cho bé ngủ ngày vào ban trưa là chìa khóa để hình thành thói quen ngủ ngoan cho bé. Bởi lẽ nếu bé có một giấc ngủ ngắn vào cuối ngày nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé vào ban đêm và khiến bé khó ngủ.
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Hầu hết các bé có thể chất tốt có khả năng ngủ xuyên đêm từ lúc 6 tháng tuổi. Nhưng ngay cả như vậy cũng không có nghĩa là bé có thể tự làm được tất cả!
Chu kỳ ngủ-thức ở trẻ em và người lớn là như nhau. Thế nhưng các nhịp sinh hoạt hàng ngày như cho ăn, nhiệt độ cơ thể và giải phóng hormon đều ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học tự nhiên của bé và có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngược lại ngủ rất ngoan. Bé có thể ngủ ngoan nếu mức độ của kích thích tố tuyến thượng thận và nhiệt độ cơ thể xuống thấp và bé có thể bị thức giấc hoặc khó ngủ khi nó tăng trở lại.
Các giải quyết các vấn đề giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh ít ngủ và khó ngủ. Vì vậy các bé không phải ứng viên tốt cho các chương trình rèn giấc ngủ. Nhưng mẹ vẫn có thể nhàn rỗi hơn nếu có chiến thuật an toàn và nhẹ nhàng:
• Thường xuyên tạo các dấu hiệu nhận biết ngày và đêm: Ban ngày, mở cửa sổ phòng để ánh nắng tràn vào nhà và cho bé vui chơi vào ban ngày nếu đã lớn hơn. Ban đêm, khi bé sắp đi ngủ, giảm các hoạt động mang tính kích thích tinh thần và tăng cường các hoạt động giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đặc biệt, nên tắt đèn và có thể duy trì một vài việc thường xuyên trước khi cho bé ngủ như hát, ho bú hoặc đọc truyện.
• Liệu pháp massage: Mặc dù có rất ít nghiên cứu khoa học chứng minh về tác dụng của việc massage đối với giấc ngủ của bé, nhưng có bằng chứng cho thấy mát-xa cho bé 14 ngày thì mô hình giấc ngủ của bé được cải thiện tốt hơn hẳn.
• Tắm em bé trước khi đi ngủ: Được tắm mát và lưu thông máu tốt trong làn nước ấm, bé sẽ đi vào giấc ngủ ngon hơn.
• Không cho trẻ ngủ giấc ngắn trước khi ngủ đêm: Bé có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm nếu không ngủ giấc ngắn vào vài tiếng trước giờ ngủ đêm.
Yeutre.vn (Tổng hợp)