Cách bảo vệ con bạn trước "đại dịch Zika" đang hoành hành

Vi-rút Zika phá hủy mô não đã hình thành của thai nhi, gây tác động nghiêm trọng tới sự phát triển não bộ và giác quan vận động của trẻ nhỏ.

banner ads

Vi-rút Zika đang lan rộng nhanh chóng và trở thành đại dịch vi-rút kinh hoàng trên thế giới. Vi-rút này đã lan tới hơn 40 quốc gia, trong đó Nga và Trung Quốc là 2 quốc gia vừa mới phát hiện trường hợp nhiễm vi-rút đầu tiên trên lãnh thổ nước mình.

44243-cach-bao-ve-con-ban-truoc-dai-dich-zika-dang-hoanh-hanh-1.jpg

Ảnh hưởng của vi-rút Zika đến não bộ trẻ nhỏ (phải)

Zika vẫn có xu hướng tăng tại nhiều quốc gia

banner ads

Vi-rút Zika đang lây lan nhanh chóng ở các khu vực Nam, Trung Mỹ và vùng Caribe. Hiện tại, Brazil và Colombia là 2 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh do vi-rút này gây ra.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Brazil, tính đến tháng 2/2016 nước này đã có 462 trường hợp trẻ sơ sinh mắc dị tật đầu nhỏ, khoảng 3852 trường hợp đang ở mức độ nguy hiểm và chờ kết quả kiểm tra chi tiết. Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Y tế Colombia đưa ra, hiện tại nước này đã có hơn 2100 phụ nữ mang thai nhiễm Zika, số lượng tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần.

Cảnh báo của WHO với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Trước diễn biến xấu đi của dịch vi-rút Zika, ngày 01/02/2016, Tổ chức Y Tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đồng thời đưa ra cảnh báo đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ bởi mức độ đặc biệt nguy hiểm của vi-rút này đối với 2 đối tượng kể trên. Theo đó phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ tránh đi đến các khu vực đang có dịch bệnh hoành hành.

Những phụ nữ có dự định mang thai đang sống trong vùng dịch hoặc vừa trở về từ vùng dịch nên cân nhắc việc hoãn mang thai trong 6-8 tháng tới. Phụ nữ mang thai nếu có triệu chứng nhiễm vi-rút Zika nên đến cơ sở y tế uy tín để được theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe thai nhi.

Chuyên gia Việt Nam khuyến cáo hệ thống sản khoa cần vào cuộc trong việc phát hiện sớm dị tật đầu nhỏ ở thai nhi

Vi-rút Zika là một loại vi-rút được phát hiện rất lâu trước đây và mới bùng phát thành đại dịch năm vừa qua. Tuy nhiên, bệnh lại không có triệu chứng rõ ràng, vì thế cần phải điều tra huyết thanh ở cộng đồng để sớm phát hiện loại vi-rút này.

44244-cach-bao-ve-con-ban-truoc-dai-dich-zika-dang-hoanh-hanh-2.jpg

Dị tật đầu nhỏ được cho là do vi-rút Zika gây ra

Với những thai nhi bị ảnh hưởng bởi vi-rút Zika, nếu để khi đứa trẻ sinh ra mới được phát hiện dị tật thì lúc đó những can thiệp chỉ là hồi cứu. Vì thế, Bộ Y tế nên chỉ đạo hệ thống sản khoa vào cuộc, thực hiện việc siêu âm, khám sàng lọc cho phụ nữ mang thai để phát hiện sớm dị tật não nhỏ ngay từ trong bụng mẹ, từ đó đưa ra những can thiệp kịp thời.

Tiến hành tập huấn sớm cho các cán bộ sản khoa những kiến thức đầy đủ về vi-rút Zika, cũng như mối liên quan đến dị tật đầu nhỏ mà vi-rút này có thể gây ra.

Vi-rút Zika có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ

Ngày 15/2 vừa qua, các nhà khoa học Brazil cho biết họ đã phát hiện vi-rút Zika tồn tại trong não của những trẻ sơ sinh mắc chứng teo não (dị tật đầu nhỏ). Phát hiện này càng khẳng định thêm mối liên quan giữa vi-rút Zika với dị tật đầu nhỏ ảnh hưởng tới hàng trăm trẻ sơ sinh tại Brazil hiện nay.

Vi-rút Zika phá hủy mô não đã hình thành của thai nhi, gây tác động nghiêm trọng tới sự phát triển não bộ và giác quan vận động của trẻ nhỏ. Mức độ nguy hiểm của dị tật này là khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể, nhưng nhìn chung, nhận thức, vận động, khả năng giao tiếp ngôn ngữ của trẻ bị chậm phát triển.

44245-cach-bao-ve-con-ban-truoc-dai-dich-zika-dang-hoanh-hanh-3.jpg

Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ là những đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nếu bị nhiễm vi-rút Zika

Dị tật này còn gây tác động xấu tới các bộ phận khác trên cơ thể như làm biến dạng khuôn mặt, bệnh còi cọc. Ngoài ra, co giật, tăng động và các vấn đề liên quan đến cân bằng, phối hợp cũng là một trong những tác hại mà chứng teo não gây ra cho trẻ nhỏ.

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây của Brazil cho biết vi-rút Zika có thể liên quan đến những bất thường nghiêm trọng ở mắt, tổn thương võng mạc nặng có thể dẫn tới mù lòa ở trẻ sơ sinh mắc dị tật đầu nhỏ.

Hạn chế đưa trẻ nhỏ tới vùng có dịch bệnh

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng chống vi-rút Zika cũng như thuốc đặc trị bệnh do vi-rút này gây ra nên mọi khuyến cáo chủ yếu là tích cực bảo vệ bản thân tránh bị muỗi đốt. Trẻ nhỏ những năm đầu đời vẫn có nguy cơ chịu ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu bị nhiễm vi-rút Zika.

Vì vậy để bảo vệ nên cho trẻ mặc quần áo dài, ngủ trong màn, vệ sinh sạch sẽ thông thoáng không gian sống, làm sạch phát quang khu vực xung quanh nơi sống để muỗi không có môi trường sinh sôi phát triển, không di chuyển trẻ tới những khu vực có dịch bệnh.

Theo SKĐS

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI