Các bà mẹ nhiều kinh nghiệm chia sẻ cách hạn chế tăng cân, nhưng thai kỳ vẫn khỏe suốt 9 tháng

Các nghiên cứu cho thấy sức khỏe củabé sau sinh có một quan hệ mật thiết với cân nặng của mẹ trước khi mang thai.

banner ads

Nếu mẹ bầu bịbéo phì trước khi mang thai có thể sinh em bé lớn hơn về chiều cao và cân nặngso với các bà mẹ khác. Cụ thể, với những mẹ có chỉ số cơ thể BMI lớn hơn 40 trước khi mang thai sẽ sinh ra những em bé cótốc độ phát triển cao hơn 8% so với các bà mẹ có chỉ số BMI trung bình, từ 18,5- 24,9.

1
Cân nặng của mẹ trước hay khi mang thai đều ảnh hưởng đến bé.

Việc duy trìmột cân nặng hợp lý giai đoạn trước khi mang thai là cần thiết, nhưng trongthai kỳ vấn đề cân nặng của mẹ bầu cũng cần được quan tâm. Cùng chia sẻ nhữngcách ổn định cân nặng trong thai kỳ qua các chia sẻ thực tế của các mẹ nhé:

Chỉ ăn 1 bát cơm

Chị Minh (ĐàNẵng) tâm sự: “Trước đây mỗi bữa mình ăn1 bát cơm, giờ có bầu mình vẫn ăn như vậy. Nhưng mình uống rất nhiều sữa, mỗingày tới 1 lít sữa tươi không đường. Hoa quả thì loại nào tốt cho bé là mìnhăn, hạn chế những loại quả nóng như dưa hấu, vải, nhãn là được. Ở bàn làm việccủa mình lúc nào cũng có sẵn hoa quả, vì thế mình không bị rơi vào cảm giác đóibụng. Hiện em bé nhà mình cân nặng vẫn đủ chuẩn. Mình thường xuyên tham khảo chếđộ dinh dưỡng từ mẹ nên cũng rất yên tâm khi ăn theo thực đơn này”. Với chế độdinh dưỡng như vậy nên mang thai đến tháng thứ sáu mà chị chỉ có tăng 3kg nhưngvẫn khỏe mạnh hoàn toàn.

Làm bạn với khoai lang

12
Tăng cân hợp lý với khoai lang.

Chị Lê Hoa(Hải Phòng) cũng tăng cân vùn vụt trong thai kỳ do tạng người tròn trĩnh, dễ mập.Tháng thứ sáu của thai kỳ chị đã tăng 11kg. Cũng nhận được cảnh báo từ bác sĩ,chị Hoa lên lại thực đơn hàng ngày cho mình. Không chỉ chăm chỉ vận động, chịcòn bổ sung khoai lang trước các bữa cơm để hạn chế tinh bột. Nhờ chế độ ăn nàymà chị tăng cân chậm lại đồng thời tránh được các chứng như táo bón.

Đi bộ 30 phút

Chị Trang(Hà Nôi) cho biết từ ngay bầu bí chị đã chuyển hẳn những hoạt động thể dục thểthao mạnh bạo sang đi bộ để giữ gìn vóc dáng và sức khỏe. Chị tâm sự: “Bác sĩkhuyên tôi nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra tôi còn dành một tuần 3buổi để đi bơi. Từ hồi đi bơi tôi cũng giảm hẳn chứng đau lưng, cơ thể nhẹnhõm, bớt mỏi mệt hẳn”. Chế độ luyệntập hợp lý này giúp chị Trang có vóc dáng gọn gàng dù đã ở tháng thứ 8.

Hạn chế nước ép

Chị Mai Lan(Bắc Ninh) cho biết do không bị nghén nên cố gắng ăn rất nhiều trong giai đoạnđầu thai kỳ, lại được mẹ chồng bồi dưỡng, nên mới 3 tháng chị đã tăng gần 5kg. Bên cạnh chế độ ăn uống với nhiều đạm, mỗi bữaăn của chị còn có thêm một cốc nước ép hoa quả, khi thì cam, khi thì táo, khithì dưa hấu.

Được cảnhbáo từ bác sĩ về nguy cơ quá cân chị Lan cân bằng lại thực đơn của mình. “Giờ tôi ăn ít tinh bột đi, thay sữa bà bầuthành sữa không đường tách béo. Đặc biệt, nước ép giờ tôi giảm xuống chỉ cònngày 1 cốc, tránh cho thêm đường. Còn lại tôi sử dụng thêm nước lọc. Mẹ bầu đừngchủ quan, vì nước ép tốt nhưng cũng làm tăng cân khủng khiếp nếu lạm dụng đấy”,chị nói về kinh nghiệm thực tế của bản thân khi ở tháng thứ 7.

Ăn cháo

13
Cháo ít tinh bột, giàu dinh dưỡng.

Chị Minh Hà(Vùng Tài) lại kiểm soát cân nặng của mình hiệu quả nhờ cháo. Món cháo yêuthích nhất của chị là cháo cá chép, ngoài ra chị còn chế biến phong phú nhiềumón cháo khác như: cháo gà, cháo thịt bò, cháo ngao, cháo bí đỏ… để chống ngán. Món cháocung cấp nhiều dinh dưỡng lại không đưa quá nhiều tinh bột vào cơ thể nên khimang thai tháng thứ 7 Minh Hà chỉ tăng 5kh và có thân hình rất thon gọn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)  

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI