Các bà mẹ dễ mất con trai nếu làm khó nàng dâu

"Suốt 25 năm, tôi và con trai yêu thương gắn bó nhưng từ lúc nó gặp vợ, mối quan hệ giữa hai mẹ con khác hẳn", một người mẹ cho biết.

banner ads

Một nghiên cứu mới từ Đại học Cambridge, bộ môn Nghiên cứu gia đình và Tổ chức có tên gọi Stand Alone Institute vừa phát hiện rằng vết rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

42003-me-chong-3262-1452568872.jpg

Ảnh minh họa: Ambilberbagi.

Nghiên cứu dựa trên những câu trả lời của hơn 800 nam giới và phụ nữ ở Anh. Những người này đều ít hoặc không hề liên lạc với các thành viên trong gia đình họ. Nghiên cứu cho thấy bất hòa giữa bố mẹ và con trai kéo dài hơn 1/3 so với giữa bố mẹ và con gái. Rạn nứt hay gặp nhất giữa bố mẹ và con gái thường là các vấn đề về sức khỏe tâm lý và bạo hành tinh thần.

Nhưng vấn đề hay gặp nhất khiến bố mẹ và con trai lìa nhau thì lại liên quan tới ly hôn, mối quan hệ với con dâu và tình trạng kết hôn của con.

Một người tham gia nghiên cứu viết: "Con trai và tôi có mối quan hệ yêu thương gắn bó sâu sắc 25 năm. Từ khi thằng bé gặp vợ nó, mối quan hệ của mẹ con tôi bắt đầu thay đổi. Mọi người quen biết, gồm cả bạn bè và người thân đều nhận thấy và cảm nhận được điều này. Con tôi đã từ mặt tất cả những người không thích vợ nó".

Trước đây, thường rạn nứt giữa bố mẹ và con cái hay xảy ra do phụ huynh chối bỏ máu mủ của mình, nhất là khi con cái lầm đường lạc lối, cưới nhầm người. Hiện nay, có vẻ như sự đảo chiều càng phổ biến hơn - con cái cắt liên lạc, lạnh nhạt với bố mẹ. Vậy điều gì đã thay đổi.

Khi chúng ta lấy vợ lấy chồng muộn hơn, thì bố mẹ cũng ít có khả năng bảo con lấy người này hay người khác hơn. Thường, người ta dễ bắt một người 25 tuổi vâng lời hơn là một người 35 tuổi. Nhưng cũng có các yếu tố khác tác động đến việc này. Hôn nhân ngày càng trở nên tách biệt khỏi gia đình và cộng đồng. Ngày càng ít các cuộc hôn nhân liên minh kinh tế giữa hai gia đình hay hôn nhân sắp đặt. Thay vào đó, ngày càng nhiều những cuộc kết hôn vì tình yêu và khi đó, điều duy nhất quan trọng là hai người có thực sự yêu nhau không.

Vern Bengtson, một chuyên gia về công tác xã hội tại Đại học Southern California, Mỹ, từng nghiên cứu về gia đình nhiều thế hệ, cho biết: "Những kết nối giữa các thế hệ là yếu tố bảo vệ cho nhiều nguy cơ trong cuộc đời".

Thực sự, Bengtson cho rằng, không có nhiều điều bất lợi với các mối quan hệ trong các gia đình kiểu này. "Khuôn mẫu các bà mẹ chồng tồi tệ đáng sợ thực sự chỉ là lời đồn đại. Tôi không biết nghiên cứu nào nói rằng có mối quan hệ giữa hôn nhân không hạnh phúc và xung đột với nhà chồng", ông cho biết. Mặt khác, ông nói: "Bạn sẽ nghe thấy, các đôi vợ chồng hạnh phúc thường nói về sự hài lòng, gắn bó với gia đình chồng/vợ của mình và họ kính trọng bố mẹ chồng/vợ nhiều thế nào".

Nhưng điều thú vị là, các trường hợp quan hệ bố mẹ và con cái trở nên xa cách thường xảy ra với con trai nhiều hơn, như nhiều người thổ lộ rằng con trai vẫn là con mình cho tới lúc cậu ta lấy vợ, nhưng con gái thì sẽ là con mình cả đời.

Theo VNE

Nguồn New York Post

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI