Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đã đủ 6 tháng tuổi các bé sẽ được cho ăn dặm.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đã đủ 6 tháng tuổi các bé sẽ cần bổ sung dinh dưỡng bằng việc ăn dặm. Tại thời điểm này, hệ thống tiêu hóa của trẻ có thể hấp thụ được các thức ăn dạng rắn và các cấu trúc thực phẩm phức tạp hơn so với sữa mẹ để bổ sung đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của một cơ thể khỏe mạnh.
Thời gian cho trẻ ăn dặm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cho trẻ bắt đầu làm quen với thực phẩm dinh dưỡng dạng rắn khi đủ 6 tháng tuổi và kết thúc khi đủ 24 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi cho các bé vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ có thể tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn dạng lỏng như sữa. Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm quá muộn, sau 6 tháng tuổi, trẻ sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của trẻ, dẫn đến chậm phát triển và khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Như vậy, cho bé ăn dặm đúng cách trước hết phải bắt đầu từ mốc thời gian tập cho trẻ làm quen với cấu trúc thực phẩm mới. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đã bắt đầu muốn ăn dặm
Mốc thời gian 6 tháng tuổi là lúc thích hợp để giúp trẻ làm quen với các "thực phẩm mới". Sự thay đổi này rất cần thiết cho sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên, để xác định xem trẻ đã thực sự sẵn sàng ăn dặm hay chưa cần phải dựa trên các yếu tố sau:
- Trọng lượng của trẻ đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi sinh
- Trẻ đã biết và có thể giữ đầu thẳng để có thể tiếp tục chuyển sang tư thế ngồi
- Trẻ đưa môi để nhận thức ăn
- Trẻ quay đầu đi khi không muốn ăn một cái gì đó
- Trẻ em hiện sự quan tâm đối với thực phẩm chẳng hạn nhìn miệng khi thấy người khác ăn
Cho bé ăn dặm đúng cách theo nguyên tắc chuẩn
Sau thời gian ăn bột ngọt, trẻ cần chuyển sang ăn bột mặn để đảm bảo dinh dưỡng phong phú
Tuân thủ các nguyên tắc cho ăn dặm cơ bản sẽ giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng và khoa học hơn. Theo kinh nghiệm đã được Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) tổng hợp từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, khi cho bé ăn dặm đúng cách là các bà mẹ phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Cho con dùng bột ngọt (MSG) khi bắt đầu làm quen với thức ăn dạng rắn vì hương vị của bột gần giống với sữa mẹ.
- Sau khi trẻ đã quen, dần dần thay thế bột ngọt bằng bột mặn có hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn.
- Cho trẻ ăn với lượng nhỏ và tăng dần, đặc biệt là tháng đầu tiên. Ban đầu, có thể cho trẻ ăn từ 1-2 muỗng canh bột mỗi lần pha. Sau tăng đến 1/3 chén, 1 chén nhỏ và tiếp tục tăng theo nhu cầu dinh dưỡng của bé.
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc trong giai đoạn tập làm quen với thức ăn dạng rắn. Ban đầu cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, sau đó đến lợn cợn và dần cho ăn từng miếng để tập cho trẻ nhai.
Đối với thức ăn dặm cho trẻ nhỏ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ không nên thêm bột ngọt hoặc nước mắm, muối để tăng vị ngon cho món ăn vì thận của trẻ vẫn còn rất yếu. Khi nêm nước mắm hay muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ làm việc quá sức và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ sau này
Ngoài ra, một nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách mà bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm đó chính là "không ép trẻ ăn". Khi trẻ không muốn ăn thêm hoặc không cộng tác trong các bữa ăn, bố mẹ nên hoãn lại việc ăn dặm từ 5-7 ngày. Sau khi trẻ đã quên cảm giác ghét bỏ thức ăn, hãy tiếp tục tập cho bé ăn dặm trở lại để tránh dẫn đến tình trạng biếng ăn do tâm lý sợ hãi thức ăn vì bị ép.
Mong rằng những thông tin về việc cho bé ăn dặm đúng cách trên đây sẽ giúp mẹ biết được khi nào nên bắt đầu cho con ăn dặm và cho trẻ ăn dặm như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bé ăn ngon chóng lớn!
Yeutre.vn (Tổng hợp)