Bé xì hơi nhiều lần trong ngày, có mùi khó chịu: Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Xì hơi là một trong những hoạt động sinh lý bình thường ở cơ thể giúp tống khí ra ngoài. Tuy nhiên, nếu bé xì hơi quá nhiều, có mùi hôi có thể bé đang gặp rắc rối về hệ tiêu hóa và cần mẹ can thiệp ngay.

banner ads

1. "Xì hơi" là gì?

48128-ngua-ung-thu.jpg

Xì hơi là gì?

"Xì hơi" hay còn gọi là trung tiện. Nguyên nhân do thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày, xuống đại tràng và tiếp tục được phân hủy, bài tiết ra khí. Khi khí quá nhiều trong cơ thể chúng cần phải được giải thoát ra ngoài qua hậu môn.

Đặc biệt, với những trẻ thiếu men phân hủy chất đường trong các loại ngũ cốc, khi ăn ngũ cốc vào sẽ sinh ra nhiều hơn và xì hơi liên tục. Hoặc trẻ nạp vào người quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, mì tôm, tinh bột cũng sẽ xì hơi nhiều hơn bình thường.

banner ads

Nhìn chung hiện tượng xì hơi nhiều không đáng lo vì nó giải phóng khí thừa trong cơ thể giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, giảm đầy hơi, đau bụng hoặc khó tiêu. Các bác sĩ cũng cho rằng, xì hơi nhiều, ít hôi chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh chứ không phải bệnh.

2. Khi nào xì hơi nhiều mới đáng lo?

Xì hơi nhiều tuy không là bệnh mà chỉ là cách cơ thể giải phóng khí, nhưng nếu xì hơi liên tục mà có mùi hôi thì lúc này mẹ cần chú ý tới sức khỏe của trẻ.

- Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột... Dấu hiệu của bệnh là trẻ xì hơi liên tục, có mùi hôi, xì hơi kèm theo đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần, có thể có máu, nóng sốt... Một số trẻ xì hơi nhiều, mùi hôi kèm theo triệu chứng đau bụng, táo bón cũng cho thấy trẻ đang gặp rắc rối về đường ruột.

- Ung thư đại tràng: Xì hơi nhiều còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị ung thư đại tràng nếu sau khi xì hơi để lại mùi hôi thối nồng nặc. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang được cho ăn quá nhiều chất dư thừa.

- Nếu bé xì hơi nhiều và kèm theo ợ nóng: Cảnh báo bé có thể đang gặp các vấn đề về dạ dày, trào ngược dịch vị... do không thể dung nạp lactose và gluten. Nếu bé kèm theo các dấu hiệu như đau quặn ở bụng, nôn mửa, đi tiêu ra máu thì mẹ phải cho bé đi khám ngay.

Ngoài ra, có bất kỳ dấu hiệu xì hơi bất thường nào ở trẻ mẹ cũng cần phải cho trẻ đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Đặc biệt lưu ý các trường hợp trẻ xì hơi và kêu đau bụng kèm theo nóng sốt, tiêu chảy hoặc đau nứt kẽ hậu môn.

3. Mẹ giúp bé thế nào?

48127-daa14097d00ddc02d894f374d1e2a2ec.jpg

Massage bụng cho trẻ

Ngoài những vấn đề về bệnh như dạ dày, đại tràng, nếu bé chỉ gặp rắc rối về vấn đề tiêu hóa khi xì hơi nhiều, mẹ nên giúp bé ợ hơi sau khi ăn và tránh cho ăn các thực phẩm khó tiêu. Trong đó:

- Đối với bé dưới 6 tháng tuổi: Sau khi bé bú xong, mẹ cần cho bé nằm nghiêng trên đùi hoặc bế vắt vai, vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi. Cách này sẽ giảm chứng đầy hơi khó chịu ở bé. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện các bài tập tốt cho nhuận tràng như tập thể dục bằng chân cho bé trong tư thế đạp xe.

- Với bé lớn hơn, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống giúp bé giảm tình trạng xì hơi, ợ nóng. Vì phần đa, bé xì hơi nhiều do vấn đề ăn uống mà nên. Mẹ cũng nên khuyến khích trẻ vận động để cơ thể khỏe mạnh, uống đủ nước mỗi ngày.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI