Bé xì hơi nhiều có phải hệ tiêu hóa bất thường?

Mọi chuyện có vẻ trở nên rất nghiêm trọng khi bé xì hơi nhiều lần trong ngày. Điều tưởng chừng như rất vụn vặt này lại là một vấn đề khiến không ít bố mẹ băn khoăn vì họ thực sự không biết nên lo hay chỉ để vậy.

banner ads

Dấu hiệu xì hơi ở trẻ nhỏ

Nếu bé xì hơi kéo dài có thể dẫn đến táo bón, đi tiêu ra máu, kém ăn, mất ngủ, khó chịu trong người…

Khi bé bú no, ợ hơi hay xì hơi sẽ phần nào giúp bé thoát hơi ra ngoài để có cảm giác dễ chịu hơn. Do đó, xì hơi là điều hoàn toàn bình thường. Quan trọng nhất là bạn cần để ý đến số lần xì hơi trong một ngày là bao nhiêu để biết được tình trạng sức khỏe của bé tốt hay có vấn đề.

Theo các bác sĩ, mỗi ngày bé có thể xì hơi nhiều lần nhưng con số này không nên vượt quá 10 lần. Nếu xì hơi quá nhiều và phát ra tiếng lớn kèm theo đó là mùi hôi thối rất có thể bé đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa như táo bón chẳng hạn.

banner ads

Những thức ăn dạng đặc trong giai đoạn ăn dặm hoặc sữa công thức được pha chế không đúng có thể khiến dạ dày của bé gặp trở ngại trong việc tiêu hóa thức ăn. Phần lớn trường hợp xì hơi đều vô hại và không nguy cấp nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến táo bón, đi tiêu ra máu, kém ăn, mất ngủ, khó chịu trong người… Chính vì vậy từ chuyện rất nhỏ nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.

Nguyên nhân khiến trẻ xì hơi nhiều

Bé bị xì hơi nhiều lần trong ngày một phần cũng phụ thuộc việc bé được cho bú mẹ hay bú bình.

Khi người mẹ dùng những thức ăn, thức uống có chứa thành phần caffein như cà phê, trà, nước ngọt có gas hoặc dùng nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất béo, những thức ăn có nhiều gia vị … thì khi trẻ bú mẹ khả năng tiêu hóa sẽ kém hơn và dẫn đến đầy hơi.

Cho ăn dặm sớm cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị xì hơi nhiều do không kịp tiêu hóa .

Với những bé được mẹ cho ăn dặm từ khi chưa tròn 6 tháng, những trục trặc về tiêu hóa cũng sẽ khiến cho bé xì hơi nhiều hơn.

Trong quá trình bú, khi nút sữa, trẻ cũng nuốt đồng thời cả lượng không khí tràn vào và đó chính là nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng, no giả. Phần lớn trẻ bú bình mắc phải tình trạng này thường xuyên hơn trẻ bú sữa mẹ. Chính vì vậy, khi pha sữa cho bé bú, mẹ cần phải tìm cách để loại trừ khí dư ra khỏi bình.

Giúp bé khắc phục chứng đầy hơi

Cho bú đúng tư thế

Tư thế cho bú đúng sẽ góp phần đáng kể ngăn chặn tình trạng nuốt khí. Bao giờ đầu bé cũng phải nằm cao hơn phần thân mình để lượng sữa khi vào đến cơ thể sẽ xuống ngay dạ dày và để lại phần khí dư bên trên. Những hoạt động như xì hơi hay ợ hơi tiếp theo sẽ làm nhiệm vụ tống đẩy lượng khí dư này ra ngoài.

Lựa chọn đúng loại bình sữa phù hợp cho bé

Việc lựa chọn bình bú hợp lý cho trẻ cũng sẽ giúp phần nào hạn chế lượng khí thừa tràn vào.

Việc lựa chọn bình bú hợp lý cho trẻ cũng sẽ giúp phần nào hạn chế lượng khí thừa tràn vào. Mẹ có thể chọn mua loại bình có ống thông hơi để hạn chế bớt bong bóng khí hoặc dùng loại núm vú có thiết kế chuẩn, chảy đúng 1 giây 1 giọt để bé nuốt đủ lượng sữa mình cần. Khi bé bú bình phải dốc sữa tràn lấp cổ bình để hạn chế bớt khả năng tạo bong bóng khí.

Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

- Nếu bé còn bú mẹ, bạn hãy hạn chế đến mức tối đa đối với những thực phẩm có chứa caffein để bé dễ dàng tiêu hóa hơn.

- Nếu bé đã bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ không bao giờ được phép quên những thực phẩm giàu chất xơ để giúp bé tiêu hóa lượng thức ăn dung nạp vào được dễ dàng hơn.

Hỗ trợ bé ợ hơi dễ dàng

- Dùng bàn tay khum lại và vỗ từng cái dứt khoát lên phần giữa hai tam giác xương bã vai sẽ giúp bé ợ hơi dễ dàng và tống đẩy khí dư ra ngoài. Cách này cũng sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị chứng nôn trớ do trào ngược dạ dày của trẻ nhỏ.

- Cách khác, bạn có thể dùng một cánh tay đỡ cho bé nằm sấp xuống và lấy bàn tay đỡ cằm bé. Dùng bàn tay của cánh tay còn lại xoa nhẹ lên phần lưng của bé. Chính sức ép lên phần bụng sẽ làm cho bé đẩy hơi ra ngoài.

- Hoặc bạn cũng có thể cho bé nằm ngửa và đạp chân giống như tư thế người đạp xe đạp để tống đẩy khí dư ra ngoài cơ thể.

Massage nhẹ nhàng vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ vào mỗi sáng sẽ kích thích nhu động ruột và giúp bé dễ tống đấy hơi ra ngoài bằng đường hậu môn.

- Cách massage nhẹ nhàng vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ vào mỗi sáng sẽ kích thích nhu động ruột và giúp bé dễ tống đấy hơi ra ngoài bằng đường hậu môn.

- Ngoài ra, mẹ cũng có thể để bé tự tạo sức ép lên thành bụng bằng cách cho bé nằm sấp. Tuy nhiên, đây không phải là cách để bạn áp dụng khi trẻ vừa ăn xong và cũng chỉ nên duy trì mỗi lần tập khoảng 5 phút.

Như vậy, khắc phục được tình trạng đầy hơi cũng chính là cách để bạn có thể hạn chế được những cái xì hơi liên tiếp ở trẻ nhỏ. Tất cả những điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Điều quan trọng là bạn cần ý thức được những lợi ích của việc can thiệp sớm đối với những vấn đề mà trẻ gặp phải như chuyện xì hơi thế này chẳng hạn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI