Bạn là mẹ cá heo hay mẹ hổ?

Chỉ cần đặt chung trong một phép so sánh thế này chắc bạn cũng đã hình dung được hai phong cách giáo dục trái ngược nhau ở những bà mẹ này phải không? Một bên luôn hướng về kỷ luật còn bên kia lại luôn ưu tiên sự mềm dẻo. Liệu cuộc chiến này có thể ngã ngũ không?

banner ads

Cuộc chiến cá heo – hổ

17475-phuong-phap-giao-duc-1.jpg

Các bà mẹ luôn có những cuộc chiến đấu tư tưởng khi muốn định hình cho mình một phong cách giáo dục đem lại hiệu quả cao nhất.

Thực ra điều chúng ta đang nói đến không phải về một cuộc chiến thực giữa hai loài cá heo và hổ mà đó là một cuộc chiến đấu tư tưởng của các bà mẹ khi muốn định hình cho mình một phong cách giáo dục đem lại hiệu quả cao nhất.

Từ trước đến nay, mỗi bà mẹ đều có một cách riêng để giáo dục các con của mình. Và vì mục đích sau cùng muốn con nên người và giỏi giang họ luôn tin rằng việc mình làm đều đúng ngay cả khi cần phải dùng đến kỷ luật thép hay những tiếng gào thét ầm ĩ.

Tuy nhiên, một số nhà giáo dục dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định rằng cách dạy con của những bà mẹ cá heo thực sự có thể đưa đứa trẻ tiến xa hơn. Chính điều này lại càng làm phát sinh thêm những tranh cãi về hai phương pháp giáo dục đối lập: mềm mỏng và khắc khe như chính mô phỏng từ đặc tính của hai loài cá heo và hổ.

Cho dẫu cuộc chiến phương pháp này chưa thể đi đến hồi kết thì thực tế cũng đã cho thấy những em bé của các mẹ Hổ thường đạt được số điểm trung bình thấp hơn ở các môn học. Bên cạnh đó, vì phải chịu một áp lực quá lớn từ chuyện học hành nên các em này cũng thường mắc các chứng suy nhược thần kinh và thường mang nỗi sợ bị người khác xa lánh.

Vậy, nếu thực sự muốn trở thành những bà mẹ cá heo tâm lý và luôn hướng đến thái độ tích cực, bạn cần phải làm gì?

Các yếu tố để trở thành một bà mẹ cá heo thực sự

Một tinh thần lạc quan và một cái nhìn đúng mực

17476-phuong-phap-giao-duc-2.jpg

Hãy bắt đầu với trẻ về thái độ biết ơn cuộc sống ngay từ những bữa cơm hằng ngày để trẻ biết trách nhiệm của mình là gì.

Việc nuôi dạy con cái sẽ đặt bạn trước nhiều tình huống cần có sự lựa chọn khôn ngoan và quyết định đúng đắn. Do vậy, nếu bạn không thực sự nhìn nhận đúng vấn đề trong tinh thần tích cực mà các giá trị cuộc sống đòi buộc bạn có thể hướng con đi sai đường. Hãy bắt đầu với trẻ về thái độ biết ơn cuộc sống ngay từ những bữa cơm hằng ngày để trẻ biết trách nhiệm của mình là gì.

Xây dựng thái độ sống tích cực là chìa khóa thành công của mẹ cá heo

Từ trước đến nay các bố mẹ và các thầy cô giáo trong trường học đều dạy trẻ theo một công thức như thế này: Hãy cố gắng học tập và làm việc thật cần cù để có được thành công và thành công sẽ cho biết hạnh phúc là gì. Tuy nhiên, thái độ sống tích cực các mẹ cá heo ngày nay muốn con đạt đến lại đi ngược lại với cách dạy đó. Họ thành lập một công thức hoàn toàn ngược: Hãy vui vẻ và hạnh phúc với tất cả những gì mình muốn làm, muốn học và rồi thành công sẽ tự đến. Như vậy lối nghĩ này đã chỉ cho trẻ một con đường ngắn hơn nhưng cũng rất hợp lẽ.

Nhắc trẻ về những thành tích trong quá khứ để lấy đó làm điểm tựa đối mặt với thách thức

17477-phuong-phap-giao-duc-3.jpg

Nếu thành tích được công nhận đúng lúc nó thực sự có giá trị như một điểm tựa tinh thần.

Bạn không nên ru ngủ trẻ trong những thành tích. Nhưng nếu thành tích được công nhận đúng lúc nó thực sự có giá trị như một điểm tựa tinh thần. Trẻ sẽ tự giác hình thành một thái độ phấn đấu tích cực để bảo vệ hoặc phát huy hơn nữa những gì mình có được. Và đó là một sự duy trì thành tích theo hướng tích cực mà bạn luôn muốn trẻ đạt được.

Duy trì tỉ lệ 5 tương tác tích cực trên 1 tương tác tiêu cực

Nghe có vẻ công thức và khuôn mẫu nhưng nó sẽ giúp bạn luôn có những tác động tích cực đến trẻ. Chẳng hạn nếu muốn việc học tập của con trở thành niềm vui với những điểm số cao và được khen ngợi, tại sao bạn không một lần để bé được ngồi vào một góc nhà bé thích và học thật thích thú thay vì lúc nào cũng phải ép bé ngồi vào bàn?

Hướng con đến thành công

17478-phuong-phap-giao-duc-4.jpg

Hãy hướng con chủ động đi đến thành công.

Nếu bạn muốn con đi đến con đường thành công tại sao bạn không hướng trẻ chủ động đến nó mà cứ phải ép buộc? Hãy bắt đầu từ việc tập thể dục của con. Nếu bé ngồi dán mắt vào ipad hay tivi, bạn hãy tắt, cất hoặc giấu các thiết bị khởi động những công cụ này đi và đặt đôi giày của bé ngay cửa ra vào.

Những điều này có vẻ rất lý tưởng nhưng thực tế ranh giới giữa thả lỏng và xiết chặt trong các phương pháp giáo dục rất mong manh. Khi quá nghiêng về điều này hoặc điều kia bạn có thể sẽ phạm phải sai lầm. Do đó, giáo dục hiện đại luôn hướng đến chủ thể giáo dục làm trung tâm. Lựa chọn phương pháp nào, hòa hợp ra sao còn tùy thuộc vào tính cách của bản thân đứa trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI